Trầm cảm và những hệ lụy nguy hiểm ít ai ngờ tới

Hiện nay còn có quá nhiều người chủ quan và không hay biết chứng trầm cảm nguy hiểm tới mức độ như thế nào. Có lẽ cũng vì điều này mà hiện nay có quá nhiều sự việc tử vong thương tâm có liên quan đến chứng bệnh này. Nếu bạn cũng chưa thật sự hiểu rõ về trầm cảm thì tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin sau đây.

Trầm cảm nguy hiểm không? – câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang thắc trong thời gian gần đây (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Trầm cảm là gì? Ai dễ mắc phải bệnh lý này?

Trầm cảm là bệnh lý rất phổ biến tại xã hội hiện đại ngày nay và có mức ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của con người.

Có những loại trầm cảm nào?

Cho đến nay, chứng trầm cảm xuất hiện ở rất nhiều dạng khác nhau như:

  • Trầm cảm sau sinh
  • Trầm cảm theo mùa
  • Trầm cảm do stress, sang chấn tâm lý và áp lực cuộc sống, công việc
  • Trầm cảm khi mang thai
  • Trầm cảm sau chia ly

Trong số đó, chứng trầm cảm do stress hay các yếu tố sang chấn tâm lý chiếm phần rất lớn. Ngoài ra, ở mỗi một dạng bệnh lý cũng sẽ được chia thành 3 cấp độ khác nhau: trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng.

Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, người bệnh có thể tự trị khỏi tại nhà nếu được gia đình và người thân yêu hỗ trợ. Ngoài ra, để đảm bảo nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng. 

Thế nhưng nếu chủ quan hoặc không được phát hiện kịp thời, bệnh lý sẽ nhanh biến chứng nặng hơn và biến chứng ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Ai là đối tượng của chứng trầm cảm?

Hiện nay, chứng trầm cảm đang trở thành căn bệnh phổ biến và đa phần người bệnh thường sẽ rơi vào một trong số những trường hợp sau:

  • Phụ nữ sau sinh: Trong tổng số những thai phụ sau khi sinh thì có tới 10% trong số đó gặp phải tình trạng trầm cảm nhẹ và có thể tự biến mất sau khoảng từ 1 – 3 tháng. 
  • Trầm cảm tiền mãn kinh
  • Người vừa trải qua sang chấn tâm lý
  • Người từng có tiền sử bị rối loạn cảm xúc
  • Có người thân từng mắc phải chứng trầm cảm
  • Người nghiện rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích hay gây nghiện
  • Người bị thất nghiệp hoặc gặp khó khăn trong công việc
  • Phụ nữ bị thiếu sữa cho con
  • Có tiền sử bị bệnh mãn tính như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư,…
  • Người có tính cách thiếu tự tin, hay bi quan và dễ xúc động
Phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ thường rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc các chứng bệnh rối loạn tâm thần khác (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Trong những giai đoạn đầu của bệnh lý, người thân xung quanh và thậm chí là người bệnh cũng rất khó để nhận ra những thay đổi bất thường trong tâm lý và hành vi là do chứng trầm cảm gây nên. Vì thế, nếu không thật sự quan tâm và đã tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên quan đến chứng trầm cảm thì đa phần người ta sẽ chỉ có thể phát hiện khi tình trạng bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn nặng và thậm chí là đã để lại hậu quả nghiêm trọng.

Một số dấu hiệu nhận biết người mắc phải hội chứng trầm cảm như:

  • Mất ngủ – khó ngủ thường xuyên
  • Luôn rơi vào trạng thái trống rỗng, buồn tủi, lo lắng và sợ hãi
  • Sức khỏe ngày càng giảm sút, hoạt động chậm chạp và người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Không muốn làm bất cứ việc gì và dần mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh
  • Thay đổi thói quen ăn uống và mất kiểm soát về cân nặng
  • Đau đầu, chóng mặt, chuột rút và một số biểu hiện bất thường khác trong cơ thể
  • Suy giảm trí nhớ, mất tập trung và không thể đưa ra được quyết định đúng đắn
  • Thường xuyên nghĩ đến cái chết, ám ảnh tội lỗi và thậm chí là muốn tự tử
  • Có thể gây nguy hiểm cho những người thân xung quanh và thậm chí là con ruột

Trong đó, dấu hiệu ám ảnh tội lỗi và suy nghĩ tự tử là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của người mắc chứng trầm cảm. Lúc này, nếu như người bệnh không được áp dụng đúng phương pháp điều trị và tìm được ra nguyên nhân gốc rễ gây bệnh sẽ rất khó để điều trị được dứt điểm.

Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

Mối nguy hiểm của bệnh trầm cảm có thể xuất hiện không chỉ ở mặt tâm trí mà còn có nhiều tác động mạnh đến thể chất, sức khỏe, tâm sinh lý và thậm chí là gây nguy hiểm cho xã hội. Cụ thể như:

Có xu hướng tự sát rất cao

Theo WHO thống kê, hiện nay có khoảng 850.000 người đã tự sát có liên quan đến chứng trầm cảm. Trong số đó, chỉ có 25% người được phát hiện và kịp thời cứu chữa. Đây là con số đáng để mọi người phải chú ý. 

Mặc dù nam giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nữ giới nhưng lại có xu hướng tự sát cao hơn hẳn khi mắc phải chứng trầm cảm. Ước tính hiện nay, những người tự sát có liên quan đến bệnh trầm cảm thường thuộc một trong 2 nhóm chính sau:

  • Nam giới trên 50 tuổi và sống ở các vùng nông thôn
  • Nữ giới còn trẻ tuổi và sống ở thành thị

Thật vậy, hội chứng trầm cảm trong thời gian đầu sẽ xuất hiện các diễn ra một cách âm ỉ và dần dần đưa tâm lý người bệnh đi theo chiều hướng tiêu cực. Nếu để những suy nghĩ tiêu cực gia tăng mạnh mẽ, chúng sẽ thôi thúc tâm lý con người hướng tự gây thương tích hoặc đau đớn cho bản thân.

Phụ nữ và đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ thường rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc các chứng bệnh rối loạn tâm thần khác (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Đôi khi, người bệnh cảm thấy việc rạch da thịt; cắt cổ tay hay cố tình va chạm tai nạn để thỏa mãn tâm lý chính mình. Nếu không nhận được tình yêu thương, chăm sóc của người thân và sự can thiệp từ y bác sĩ, người bệnh sẽ tìm đến việc tự sát với mong muốn được giải thoát.

Có thể gây nguy hiểm cho người thân xung quanh

Bên cạnh tâm lý làm hại bản thân, một số người bệnh sẽ còn chịu nhiều nỗi ám ảnh cưỡng chế; sợ hãi vô cớ và dẫn tới hành vi đập phá đánh người và thậm chí là sát hại người khác.

Theo chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến (Master Coach tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam) cho biết, ở nước ta hiện nay có khoảng 30% người dân mắc phải chứng rối loạn tâm thần. Trong số đó, có tới 25% người bệnh rơi vào chứng trầm cảm và nhiều bệnh nhân biến thành kẻ giết người, thậm chí là giết chính con ruột của mình.

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều ít nhất một lần nghe kể hay đọc được các tin tức về những cái kết đau thương có liên quan đến chứng trầm cảm trong xã hội. Vì vậy, nếu không được điều trị sớm, trầm cảm có thể để lại vô vàn hậu quả nặng nề cho người bệnh, người thân và toàn xã hội.

Biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm

Bên cạnh những tác động khủng khiếp đến hệ thần kinh não bộ, chứng trầm cảm ở tình trạng nặng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng về mặt sức khỏe, thể chất của người bệnh. Một số biến chứng bệnh lý nguy hiểm có nguyên nhân xuất phát từ trầm cảm như:

  • Bệnh ung thư: Chứng trầm cảm sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch và gia tăng khả năng mắc phải chứng ung thư vú. Khi trầm cảm càng trở nặng thì khối u trong cơ thể người bệnh cũng càng phát triển nhanh và gia tăng tỷ lệ tử vong.
  • Bệnh tiểu đường: Chứng trầm cảm có thể khiến khẩu vị ăn uống thường ngày của con người thay đổi và có xu hướng ăn rất nhiều đồ ngọt. Nếu hành vi này ngày càng mất kiểm soát, người bệnh sẽ bị béo phì, cao huyết áp và mắc phải bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tim mạch: Khi tâm lý trở nên chán nản sẽ khiến cơ tim dễ bị viêm và thiếu oxy, dẫn tới nhiều cơn co thắt đau đớn. Chứng trầm cảm càng kéo dài, càng trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch.
  • Các bệnh về đường tiêu hóa: Hệ tiêu hóa chính là bộ não thứ hai của con người và chúng cũng chịu nhiều tác động nếu như hệ thần kinh não bộ bị suy yếu. Bên cạnh đó, chứng trầm cảm lại chủ yếu là gây ra ảnh hưởng đến tâm trí con người.
  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Người mắc chứng trầm cảm sẽ có tâm lý yếu, không chịu được những tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh. cộng thêm với bệnh lý nền thì người mắc chứng trầm cảm có nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ là rất cao.

Suy giảm trí nhớ, trí tuệ

Hội chứng trầm cảm sẽ tác động mạnh mẽ đến hệ thần kinh của con người và khiến khả năng vận động của não bộ bị suy giảm. Từ đó, người bệnh sẽ dần mất đi khả năng tư duy, phán đoán, tập trung,… 

Cũng vì lý do này mà người bệnh gặp thêm nhiều trở ngại trong cuộc sống và công việc. Nếu kéo dài lâu, chứng trầm cảm sẽ phát triển thành bệnh Alzheimer ở giai đoạn sớm; con người mất đi trí tuệ và thậm chí là trí nhớ.

Chứng trầm cảm sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm cho tâm trí con người và dần dần giết chết khả năng tư duy của não bộ (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Đau đầu và mất ngủ dai dẳng

Đau đầu mất ngủ là những dấu hiệu nhận biết dễ nhất mà người bệnh hay người nhà bệnh nhân có thể nhận ra sớm. Ngay trong thời gian đầu mắc bệnh, người mắc chứng trầm cảm thường khó ngủ, dễ mơ thấy ác mộng hoặc giật mình tỉnh giấc giữa đêm và không thể nào quay lại giấc ngủ.

Lâu dần, chứng mất ngủ trở nên dai dẳng và cứ như đã hình thành một thói quen mất ngủ trong tâm lý con người. Khi tình trạng mất ngủ ngày một dày đặc, xuất hiện với tần suất cao thì đồng thời hệ thần kinh và não bộ sẽ phải làm việc quá tải. Điều này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho người bệnh.

Thu hẹp các mối quan hệ xã hội

Như vẫn biết, người mắc chứng trầm cảm thường chỉ thích sống một mình, không muốn giao tiếp với bất kỳ điều gì hay bất kỳ ai. Chính vì vậy họ thường muốn thu hẹp các mối quan hệ xã hội, hạn chế giao tiếp, gặp gỡ người lạ và không dường như chẳng khi nào họ cảm thấy bản thân vui vẻ đón nhận một điều gì đó.

Người mắc chứng trầm cảm thường chỉ thích một mình và rất ngại phải tiếp xúc với người xung quanh, đặc biệt là người lạ (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân

Sau một thời gian tự cô lập chính mình, người bệnh sẽ mất hẳn cảm giác muốn chăm sóc cho bản thân. Cùng với đó, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể nên các hoạt động thường ngày sẽ càng trở nên khó khăn và chậm chạp.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh mất dần khả năng tự chăm sóc bản thân. Từ đó, khiến cơ thể trở nên xấu xí với phần da dẻ nhiều mụn nhọt, rụng tóc, quầng thâm,…

Có xu hướng lạm dụng chất gây nghiện

Khi đã quá mệt mỏi và chán nản với cuộc sống thực tại, không chỉ với người mắc chứng trầm cảm mà bất kỳ ai cũng sẽ có xu hướng tìm đến các chất kích thích và thậm chí là những sản phẩm thuộc chất cấm quốc gia.

Bởi lẽ, bia rượu hay thuốc lá mà kể cả là ma túy sẽ điều khiển tâm lý con người trở nên phấn khích, thoải mái và thư giãn hơn trong một thời gian rất ngắn. Nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến nghiện và sống phụ thuộc. Bên cạnh đó, người lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích sẽ càng khiến cho chứng trầm cảm trở nên tệ hơn và đây cũng là một sự lựa chọn vô cùng nguy hiểm của mọi người và đặc biệt là với ai đang có bệnh lý nền.

Suy giảm ham muốn tình dục

Sau khi cơ thể trải qua nhiều dằn vặt về tâm lý, cảm xúc, hành vi và sức khỏe,… người bệnh sẽ chẳng còn mấy bận tâm đến những thứ xung quanh và kể cả là những nhu cầu tối thiểu của bản thân. Nếu kéo dài quá lâu chứng trầm cảm sẽ gây ra nhiều rắc rối trong đời sống tình dục của cả người nam và nữ. 

Cũng chính vì nguyên nhân này mà rất nhiều gia đình đa xphair đổ vỡ; người bệnh cũng càng rơi vào mối nguy hiểm của bệnh tật. Đối với nam giới, có thể sẽ mắc phải chứng không xuất tinh, rối loạn cương dương. Còn với phụ nữ, vùng âm đạo sẽ trở nên khô ráp, đau nhức trong mỗi lần quan hệ và thậm chí là rối loạn kinh nguyệt.

Suy giảm khả năng tình dục cũng là một trong số những mối nguy hiểm của bệnh trầm cảm (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Điều trị trầm cảm bằng cách nào để chữa được dứt điểm?

Dù không muốn nhưng chúng ta phải công nhận rằng, trầm cảm là chứng bệnh phổ biến và đang đe dọa đến đời sống xã hội của chúng ta. Chính vì vậy, từ lâu các nước phát triển trên thế giới đã miệt mài tìm kiếm phương pháp giúp con người vượt qua mọi rào cản về mặt tâm lý. Bởi chỉ có vậy mới giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Tâm lý trị liệu là phương pháp can thiệp trị liệu bệnh an toàn và hiệu quả

Từ đó, phương pháp tâm lý trị liệu được đón nhận và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đây là một cách thức điều trị bằng hình thức trò chuyện, giao tiếp bằng ngôn ngữ, hành động, âm nhạc,… giúp tác động đến các vùng sâu tâm trí người bệnh. Để từ đó, đưa con người tìm thấy giá trị bản thân, hiểu được mọi mong muốn cá nhân và phát hiện được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh – yếu tố cốt lõi để trị các bệnh về tâm lý trong đó có chứng trầm cảm.

Tại Việt Nam, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu hoạt động với quy mô lớn, chuyên nghiệp. Trong quá trình trị liệu, khách hàng sẽ được áp dụng các phương pháp can thiệp tâm lý được nghiên cứu chuyên sâu và phát triển bài bản dựa trên nhiều bằng chứng khoa học chuẩn quốc tế. 

Để góp phần làm nên sự lớn mạnh, uy tín của Trung tâm như hiện nay, phải kể đến sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia trị liệu tâm lý (Master Coach) giỏi, giàu kinh nghiệm thuộc Ủy ban NLP Hoa Kỳ. Chính vì vậy, đây là địa chỉ có thể giúp bạn thoát khỏi chứng trầm cảm dứt điểm bằng những can thiệp tâm lý tự nhiên mà không phải dùng thuốc.

Sâm Alipas: Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Lưu Ý Quan Trọng

Sâm Alipas: Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Lưu Ý Quan Trọng

Sâm Alipas là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Mỹ sản xuất. Sản phẩm được biết đến với công...

11 Cách chữa Đau Lưng Tại Nhà Nhanh Nhất, Không Dùng Thuốc

Chứng đau lưng có thể được trị khỏi dứt điểm nếu lựa chọn được phương pháp khắc phục phù hợp....

thuoc cuong duong

Top 13+ Thuốc Cường Dương – Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Tốt Nhất

Để có thể duy trì tốt chuyện chăn gối, giúp dương vật cương cứng dễ dàng và duy trì cương...

9 Vị Thuốc Nam Chữa Xuất Tinh Sớm Cho Nam Giới Hiệu Quả Nhất

Bên cạnh các cách điều trị Tây y và bài thuốc Đông y, nhiều vị thuốc Nam chữa xuất tinh...

6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Kinh Giới Hiệu Quả Tại Nhà

Chữa mề đay bằng lá kinh giới là phương pháp dân gian chữa bệnh an toàn giúp cải thiện các...