Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi Nhất?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị các bệnh lý nói chung và chàm nói riêng. Vì vậy, “bệnh chàm kiêng ăn gì” trở thành thắc mắc của đông đảo người bệnh. Để lý vấn đề này cũng như có hướng xây dựng một khẩu phần ăn hoàn hảo khi mắc bệnh, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vietmec.

Giải đáp chính xác: “Bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì” tốt nhất
Giải đáp chính xác: “Bệnh chàm kiêng ăn gì và nên ăn gì” tốt nhất

Bệnh chàm kiêng ăn gì?

Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh Eczema, là tình trạng viêm nhiễm ngoài da, gây cảm giác ngứa rát, khó chịu. Bệnh lý này có xu hướng kéo dài dai dẳng, dễ khởi phát khi gặp điều kiện thuận lợi đồng thời có tỷ lệ trở thành mãn tính cao. Trong những trường hợp nặng, tình trạng tổn thương da có thể lan rộng, nhiễm trùng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện biến chứng và để lại sẹo vĩnh viễn trên da.

Để ngăn chặn tình trạng trên, ngoài việc tiến hành điều trị tích cực, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kiêng khem hợp lý. Điều này giúp giảm thiểu việc phát sinh các vấn đề tiêu cực từ đó thúc đẩy hoạt động điều trị. Vậy đâu là đáp án cho thắc mắc: “Bệnh chàm kiêng ăn gì?”.

1. Thực phẩm tanh sống

Thực phẩm tanh sống có chứa hàm lượng Arachidon cao là nguyên nhân gây phản ứng viêm, sưng tấy. Vì vậy, việc sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, cảm giác khó chịu, ngứa rát người bệnh phải chịu đựng sẽ tăng lên đáng kể. Theo đó, các loại thực phẩm tanh sống người bệnh nên tránh như trứng, gỏi, các loại hải sản…

2. Nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng

Nhóm thực phẩm gây kích ứng cũng là một trong những đáp án hàng đầu cho thắc mắc: “Bệnh Eczema không nên ăn gì?”. Cụ thể, nhóm thực phẩm gây kích ứng thường gặp là lúa mì, các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản…

Tránh xa các thực phẩm dễ gây kích ứng như thực phẩm chứa chất bảo quản, đậu, sữa...
Tránh xa các thực phẩm dễ gây kích ứng như thực phẩm chứa chất bảo quản, đậu, sữa…

Theo đó, những thực phẩm được nêu ở trên đa phẩm đều là đồ ăn có hàm lượng chất đạm, chất béo no, chất bảo quản… cao làm tăng tỷ lệ kích ứng da. Điều này là nguyên nhân gây trầm trọng thêm triệu chứng bệnh chàm, dễ bị viêm nhiễm làm hoạt động điều trị diễn ra phức tạp hơn.

3. Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng là nguyên nhân khiến vùng da nhiễm bệnh vị kích ứng, mưng mủ hoặc thậm chí nhiễm trùng, viêm loét. Ngoài ra, việc dung nạp vào cơ thể các loại thực phẩm này còn làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, dễ bị đau dạ dày đồng thời tăng nguy cơ bị nóng trong người, nổi mụn… Do đó, dù là mắc bệnh hay không thì mỗi người cũng cần hạn chế việc sử dụng loại đồ ăn này.

4. Bệnh chàm kiêng ăn gì? –  Đồ ngọt

Việc hấp thụ đồ ngọt khiến hàm lượng Insulin trong máu tăng gây kích thích tình trạng viêm, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, đây cũng là nhóm thực phẩm giải đáp cho thắc mắc: “Bệnh chàm nên kiêng ăn gì?”. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này mỗi ngày, tốt nhất nên tuân thủ đúng hướng dẫn liều lượng dùng được bác sĩ chỉ định.

5. Nội tạng động vật

Cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách: “Bệnh chàm kiêng ăn gì?” là nội tạng động vật. Ở thể nhẹ, sau khi sử dụng loại thực phẩm này, người bệnh phát sinh cảm giác ngứa ngáy hơn bình thường. Tuy nhiên, ở thể nặng, chúng có khả năng làm xảy ra tình trạng kích ứng da gây viêm, chảy mủ, nhiễm trùng.

Nội tạng động vật là thực phẩm thuộc danh sách: "Bệnh chàm kiêng ăn gì"
Nội tạng động vật là thực phẩm thuộc danh sách: “Bệnh chàm kiêng ăn gì”

6. Bệnh chàm nên kiêng ăn gì? – Mật ong nguyên chất

Ngoài là đồ ngọt khiến hàm lượng Insulin trong cơ thể tăng cao thì mật ong nguyên chất còn chứa Odium Lauryl Sulphate – một hoạt chất kích thích dị ứng. Do đó, với người mắc bệnh chàm ngứa, chàm đỏ,… thì mật ong chính là điều cấm kị không được sử dụng.

7. Các chất kích thích có hại

Rượu, bia hay các chất kích thích có hại khác khiến chức năng gan, thận suy giảm từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đi kèm với đó, việc sử dụng nhóm chất này cũng làm tăng nguy cơ kích ứng da nhất là với người có cơ địa nhạy cảm hoặc đang mắc các bệnh về da liễu như chàm.

Ngoài ra, chuyên gia y tế cho biết, các chất kích thích sau khi được dung nạp vào cơ thể sẽ làm mất hoặc thay đổi tác dụng của thuốc điều trị song song với làm giảm khả năng phục hồi da. Do vậy, khi mắc bệnh chàm, người bệnh cần tránh xa các chất kích thích này.

THAM KHẢO THÊMP: Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Có Lây Không, Cách Trị Dứt Điểm

Người bị chàm nên ăn gì?

Ngoài việc tìm hiểu: “Bệnh chàm kiêng ăn gì” thì người bệnh cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về nhóm thực phẩm nên bổ sung. Bởi, sử dụng đúng thực phẩm giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo nền tảng sức khỏe tốt giúp chống lại bệnh tật. Theo đó, dưới đây là một số loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi: “Bị chàm nên ăn gì”?

1. Các loại dầu cá

Dầu cá hồi, cá thu… chứa hàm lượng Omega – 3 cao, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích tích cực cho cơ thể và sức khỏe. Chúng không chỉ giúp làm giảm lượng mỡ trong gan, bảo vệ tim mạch, cải thiện giấc ngủ mà còn có khả năng giảm viêm và làm mềm mịn da. Vì vậy, các loại dầu cá cũng là một trong các loại thực phẩm được khuyên dùng với bệnh nhân bị chàm.

Các loại dầu cá giúp giảm lượng mỡ trong gan, cải thiện hệ thống tim mạch, giảm viêm và làm mềm da
Các loại dầu cá giúp giảm lượng mỡ trong gan, cải thiện hệ thống tim mạch, giảm viêm và làm mềm da

2. Các loại ngũ cốc, hạt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm ngũ cốc như yến mạch, hạt điều, óc chó, hạnh nhân… chứa hàm lượng axit béo vừa đủ đem lại nhiều tác dụng tích cực với người bệnh chàm. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn có khả năng sản sinh Prostaglandin có vai trò giảm đau, giảm viêm trên da hiệu quả.

3. Bệnh chàm nên ăn gì? – Dầu anh thảo

Dầu anh thảo chứa axit béo không bão hòa, có tác dụng chống viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương. Vì vậy, tương tự như các loại thực phẩm trên, dầu anh thảo cũng là loại thực phẩm được khuyên dùng, vừa giúp tăng hiệu quả trị bệnh vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người dùng.

4. Thực phẩm nhiều chất khoáng vi lượng

Bệnh nhân chàm cần chú ý cung cấp cho cơ thể đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất vi lượng, đặc biệt là kẽm. Bởi lẽ, theo các nghiên cứu chuyên sâu, cơ thể chứa khoảng 2 – 3g kẽm hiện diện ở hầu hết mọi tế bào. Việc thiếu hụt khoáng chất vi lượng này là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da.

Thực phẩm chứa nhiều khoáng vi lượng giúp cải thiện hệ miễn dịch da, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương
Thực phẩm chứa nhiều khoáng vi lượng giúp cải thiện hệ miễn dịch da, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương

Như vậy, bổ sung khoáng chất vi lượng đóng vai trò tăng hệ miễn dịch của da từ đó thúc đẩy hoạt động hồi phục các tổn thương trên da. Một số thực phẩm chứa nhiều khoáng chất vi lượng nên bổ sung trong khẩu phần ăn là thịt bò, tôm, gà, cacao, hạnh nhân, thịt lợn nạc…

5. Các loại rau xanh

Rau xanh sở hữu hàm lượng vitamin, chất xơ cao, có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể từ đó đem lại nhiều lợi ích tích cực trong hoạt động trị bệnh. Cụ thể, một số loại rau xanh là đáp án cho thắc mắc: “Người bị chàm nên ăn gì” gồm:

  • Bắp cải: Có tác dụng lợi tiểu, làm sạch được ruột từ đó hỗ trợ giải độc gan, làm đẹp da.
  • Súp lơ xanh: Chuyển đổi các chất độc trong cơ thể và tăng hiệu quả đào thải chúng ra ngoài.
  • Măng tây: Giúp chống viêm, tăng hiệu quả thải độc đồng thời ngăn cản quá trình lão hóa.
  • Rau xà lách: Giúp lợi tiểu, tăng hiệu quả lọc máu đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.

6. Các loại hoa quả tươi

Hoa quả tươi sở hữu hàm lượng vitamin tự nhiên dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh tình trạng viêm da. Một số loại vitamin người bệnh nên bổ sung như:

  • Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa và giảm viêm da, có nhiều trong cam, đu đủ, xoài…
  • Vitamin B giúp duy trì sức khỏe, sự săn chắc cho da, có nhiều trong dưa vàng, trái cây có múi…
  • Vitamin C hoạt động như một chất kháng histamin tự nhiên giúp giảm tình trạng dị ứng trên da đồng thời giúp bảo vệ và nuôi dưỡng da, ngăn chặn triệu chứng chàm bội nhiễm. Vitamin C có nhiều trong các loại quả như dứa, cam, bưởi, chanh…

Các vấn để cần lưu ý khi mắc bệnh chàm

Ngoài việc hiểu rõ: “Bệnh chàm kiêng ăn gì” thì người bệnh cũng cần chú ý các vấn đề khác trong chế độ chăm sóc cũng như thói quen sinh hoạt. Việc đảm bảo những yếu tố này vừa làm tăng hiệu quả điều trị vừa đem lại tác dụng ngăn cản bệnh quay trở lại.

Tuân thủ chính xác các lưu ý trong chữa bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị và hồi phục tổn thương
Tuân thủ chính xác các lưu ý trong chữa bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị và hồi phục tổn thương

Cụ thể, một số điều bệnh nhân chàm cần lưu ý như sau:

  • Các loại thực phẩm sử dụng trong khẩu phần ăn cần đảm bảo là nguyên liệu sạch, không có dư lượng thuốc thực vật, chất bảo quản hoặc bất cứ chất hóa học gây hại nào khác.
  • Đồ ăn cần nấu chín, ưu tiên các món luộc, hấp giúp cơ thể hấp thụ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng. Hạn chế cách chế biến dầu mỡ, chiên rán… chúng vừa không tốt cho sức khỏe vừa có thể khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
  • Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể có thời gian phục hồi thể trạng, duy trì trạng thái tinh thần cân bằng.
  • Vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng mỗi ngày, chú ý thực hiện nhẹ nhàng để không làm gia tăng tổn thương trên da.
  • Tránh tình trạng thức khuya, ngủ không đủ giấc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phục hồi da.

Trên đây là các thông tin chi tiết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Bệnh chàm kiêng ăn gì”.  Hy vọng với những nội dung này sẽ giúp bạn đọc xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý từ đó đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng. Để được thăm khám, phân tích tình trạng da cũng như nhận những lời khuyên phù hợp, đúng đắn, bạn hãy liên hệ:

7 Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả Nhất

Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam là giải pháp ngày càng được nhiều người lựa chọn. Cách chữa này vừa...

Chàm Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện

Chàm đỏ là bệnh lý ngoài da thường gặp chính ở đối tượng là trẻ sơ sinh. Những vết chàm...

Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Có Lây Không, Cách Trị Dứt Điểm

Chàm bội nhiễm là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh chàm do có sự tấn công của virus vào...

Bệnh Chàm Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Thuốc Trị

Chàm ngứa là bệnh da liễu khá phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc và trạng thái...