Viêm Xoang Sàng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Bác sĩ Phan Đình Long – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó trưởng khoa Ngoại Trung tâm Y tế Hàng không Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Nhiều người có những cơn đau âm ỉ ở hai bên sống mũi hoặc ngay dưới mắt, đồng thời kèm theo hiện tượng chảy dịch mũi xanh, vàng. Đừng bỏ qua các dấu hiệu này bởi có thể bạn đang mắc bệnh viêm xoang sàng. Đây là căn bệnh dễ gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc các thông tin quan trọng về bệnh lý này.

Viêm xoang sàng là gì? Bệnh có gây nguy hiểm không?

Viêm xoang sàng là một trong các dạng viêm xoang thường gặp nhất trong đời sống. Đồng thời, đây cũng là bệnh lý về xoang phức tạp gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus. Trên thực tế, xoang sàng gồm tận 4 hốc rỗng thông với nhau. Do vậy khi một hốc xoang bị vi khuẩn xâm nhập thì các hốc còn lại cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm, lúc này rất khó để điều trị.

Khác với các loại viêm xoang khác, viêm xoang sàng thường có 3 loại chính như sau:

  • Viêm xoang sàng trước: Xoang sàng trước là xoang nằm giữa xoang hàm và xoang trán, hốc mắt và hốc mũi. Vì vậy, khi bị viêm xoang này, người bệnh thường đau ở quanh sống mũi cũng như quanh mắt.
  • Viêm xoang sàng sau: Xoang sàng sau nằm ở phía sau của xoang sàng trước. Người bệnh sẽ cảm thấy đau kéo dài ở vùng gáy, thậm chí lan xuống cả bả vai.
  • Viêm xoang sàng 2 bên: Là tình trạng người bệnh bị viêm nhiễm và tắc nghẽn cả hai xoang trên. Đây là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải nhất.

Viêm xoang sàng là gì

Vậy viêm xoang sàng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia về tai – mũi – họng, viêm xoang sàng là một bệnh lý nguy hiểm. Căn bệnh này dễ dàng gây nên các biến chứng phức tạp. Chính chúng là nguyên nhân khiến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh bị hủy hoại. Các biến chứng nguy hiểm có thể gây nên như sau:

  • Biến chứng ở vùng mắt: Khi vi khuẩn lan đến hai bên hốc mắt sẽ gây ra các bệnh như viêm ổ mắt, viêm tuyến lệ,… Thậm chí nếu ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác, có thể làm người bệnh giảm thị lực. Nặng nhất có thể gây ra mù vĩnh viễn.
  • Biến chứng ở tai: Tai – mũi – họng có liên quan đến nhau. Do đó các vi khuẩn ở xoang sàng dễ dàng lan sang tai. Tại đây, chúng gây ra các căn bệnh nguy hiểm như viêm tai giữa, mưng mủ ở tai, thủng màng nhĩ thậm chí là ung thư mũi.
  • Biến chứng về hô hấp: Các dịch mủ chảy từ xoang sàng làm tắc nghẽn lỗ thông xoang. Do đó người bệnh khó thở bằng mũi. Thay vào đó, họ phải chuyển sang thở bằng đường miệng và gây ra các bệnh lý như viêm amidan, viêm họng hạt,…
  • Viêm tắc tĩnh mạch hang: Biến chứng này xảy ra khi các xoang bị viêm nhiễm nặng nề. Hiện tượng tắc tĩnh mạch hang cực kỳ nguy hiểm vì rất dễ khiến người bệnh tử vong.
  • Gây viêm màng não mủ: Đây là bệnh lý rất nguy hiểm đối với trẻ em. Nếu không kịp thời điều trị thì tử vong sẽ xảy ra rất nhanh.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra viêm xoang sàng? Khi mắc bệnh thì người bệnh sẽ có những triệu chứng như thế nào? Sau đây bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm xoang sàng, bao gồm tác nhân bên ngoài và các tác nhân từ bên trong cơ thể. Các tác nhân đó cụ thể như sau:

Tác nhân từ bên ngoài

  • Do các vi khuẩn tấn công từ bên ngoài: Đây là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Khi các vi khuẩn tấn công xoang sàng, chúng sẽ gây ra các ổ viêm nhiễm tại khu vực này.
  • Do hít phải không khí ô nhiễm: Các chất độc hại, khói bụi trong không khí sẽ làm bít tắc đường thông khí. Do đó, chúng càng tạo ra các điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào.
  • Do thời tiết: Vào các thời điểm giao mùa, không khí trở lạnh đột ngột khiến người bệnh rất dễ bị viêm xoang.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xoang sàng
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xoang sàng

Tác nhân từ bên trong

  • Cấu trúc các hốc xoang bất thường: Nhiều người khi sinh ra có các vách ngăn hẹp, bị lệch. Do đó, có nguy cơ cao bị tắc nghẽn đường thở hơn người bình thường.
  • Người bệnh bị suy giảm miễn dịch: Thường gặp ở những người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ,… Đây là các đối tượng nhạy và rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra có thể gặp ở những người mắc các bệnh lý về miễn dịch như lupus ban đỏ,…
  • Người bệnh từng có tiền sử mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm amidan mạn tính, viêm họng,.. Tuy nhiên, điều trị các bệnh đó không dứt điểm khiến bệnh lan sang vùng xoang sàng và gây viêm bộ phận này.

Đối với các tán nhân từ bên ngoài, có thể phòng tránh bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy vậy, nếu bệnh gây ra bởi các tác nhân từ bên trong thì việc điều trị thường phức tạp hơn.

Đọc thêm : 13 Cách Điều Trị Viêm Xoang Trán Tại Nhà Cho Hiệu Quả Tức Thì

Triệu chứng

Khi mắc bệnh viêm xoang sàng, người bệnh gặp rất nhiều dấu hiệu bất thường. Trong đó bao gồm các triệu chứng như sau:

  • Đau đầu dữ dội: Tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ đau ở các vị trí khác nhau. Tuy nhiên, thường gặp nhất là đau âm ỉ ở vùng đỉnh đầu, gần mắt và vùng gáy. Các cơn đau thường vào buổi sáng và đến trưa là dữ dội nhất.
  • Viêm họng: Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, muốn ho mọi lúc. Đồng thời luôn có dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng khiến người bệnh muốn nhổ ra ngoài.
  • Chảy dịch mũi: Khi bị viêm nhiễm, dịch mũi sẽ chuyển sang màu vàng hoặc thậm chí là màu xanh, đục. Nếu bệnh nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nghẹt mũi thường xuyên, hoặc không ngửi được mùi.
  • Có các bệnh lý về hô hấp: Ở trẻ em, viêm xoang sàng có thể có các dấu hiệu như viêm họng, viêm phế quản, khó thở,…
  • Đau quanh mắt, giảm thị lực: Trường hợp nhẹ, người bệnh bị đau mỏi quanh khu vực ổ mắt. Khi bệnh nặng hơn thì tầm nhìn của họ suy giảm, thậm chí là mù.
  • Một số dấu hiệu khác: Đôi khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt cao hơn 38 độ C, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Người bệnh viêm xoang sàng thường chảy dịch mũi vàng hoặc xanh

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm xoang sàng

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế tổ chức khám bệnh, chẩn đoán và điều trị viêm xoang sàng. Tuy vậy, để người bệnh cần lựa chọn các cơ sở có uy tín để việc chẩn đoán chính xác nhất và giúp nhanh chóng khỏi bệnh.

Phương pháp chẩn đoán

Có nhiều cách để các bác sĩ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân. Tại Việt Nam, các phương pháp phổ biến được tiến hành trong các cơ sở y tế chuyên về tai – mũi – họng là:

  • Nội soi mũi: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị các bệnh về hô hấp. Các bác sĩ sẽ dùng ống nội soi để quan sát bên trong xoang mũi của người bệnh. Từ đó có được hình ảnh về tình trạng bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Hình ảnh chụp MRI và CT sẽ cho thấy rõ hơn tình trạng ở sâu trong các hốc xoang. Ngoài ra có thể chụp X-quang, nhưng thường chỉ tiến hành khi nghi ngờ có các biến chứng xảy ra.
  • Nuôi cấy vi khuẩn từ dịch mũi: Đây là chẩn đoán giúp xác định chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, thường chỉ tiến hành khi 2 biện pháp trên không có kết quả.
  • Tiến hành xét nghiệm dị ứng: Hữu ích khi tác nhân gây bệnh là nhân tố gây dị ứng.

Các phương pháp Tây y điều trị viêm xoang sàng

Để điều trị tận gốc bệnh viêm xoang sàng, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh mà quyết định phương pháp điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Thông thường, nếu bệnh nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc là đủ. Nhưng trong các trường hợp bệnh nặng hơn thì người bệnh thường được yêu cầu tiến hành phẫu thuật ngoại khoa.

Sử dụng thuốc điều trị

Điều trị bằng các thuốc Tây y thường cho kết quả nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất chỉ sau vài ngày điều trị. Tuy vậy, việc sử dụng các thuốc này đôi khi gây ra các tác dụng không mong muốn. Để giảm tối đa các tác hại này thì người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Các loại thường được kê là Amoxicillin, Amoxicillin/ Clavulanate… Các thuốc được kê trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Tuy vậy, nhiều trường hợp khi uống người bệnh bị mệt mỏi, đau nhức đầu,…
  • Dùng các thuốc corticosteroid: Thường chia ra hai loại. Thuốc dạng nhỏ mũi được dùng khi bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh trở nặng, phải chuyển sang dùng dạng viên uống hoặc tiêm. Tuy vậy, dùng các thuốc corticoid trong thời gian dài có thể gây tình trạng giảm đề kháng, loét dạ dày,…
  • Sử dụng thuốc giảm đau để điều trị: Các loại thuốc được kê gồm có Paracetamol, Chlorpheniramine, Naproxen,… Các thuốc này giúp giảm nhanh tình trạng đau mỏi và khó chịu ở người bệnh. Nhưng các tác dụng phụ có thể gặp phải là chảy máu dạ dày, giảm tập trung,..

Điều trị viêm xoang sàng bằng phương pháp chọc hút và phẫu thuật

Các phương pháp này chỉ thực hiện khi điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả. Lúc này, tình trạng của người bệnh khá nặng. Xoang sàng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, dịch mủ trong mũi thường nhiều. Do đó, các bác sĩ thường đề xuất biện pháp chọc hút lấy dịch mủ để giảm biến triệu chứng viêm nhiễm.

Trong trường hợp bệnh nặng hơn, phẫu thuật là một giải pháp điều trị tốt. Thông thường các ca phẫu thuật được tiến hành gồm có:

  • Mở lỗ thông xoang trong các trường hợp dẫn lưu, chọc dịch nhưng không hết.
  • Phẫu thuật nội soi để lấy dịch mủ và điều trị các ổ viêm.
  • Mổ các vách ngăn xoang trong trường hợp dị tật bẩm sinh.
Người bệnh có thể được chỉ định mổ trong một số trường hợp nhất định

Cách trị viêm xoang sàng tại nhà

Bên cạnh đó, nếu tình trạng đau nhức là nhẹ, người bệnh có thể tìm hiểu thử một số mẹo dân gian. Đây là những mẹo có thể dùng để điều trị tại nhà. Các nguyên liệu khá rẻ tiền và sẵn có, vì vậy ai cũng có thể dễ dàng mua được.

Tuy vậy, các mẹo này thường chỉ có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của viêm xoang sàng. Không nên sử dụng độc lập phương pháp này thay cho các biện pháp dùng thuốc hoặc phẫu thuật mà nên kết hợp.

Dưới đây là những mẹo điều trị có hiệu quả nhất mà nhiều người đã sử dụng và thành công:

Mẹo chữa viêm xoang sàng bằng gừng

Gừng là loại gia vị thường dùng trong đời sống hằng ngày. Gừng có tính ấm và có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Có nhiều cách khác nhau để dùng gừng để điều trị. Các cách đều có hiệu quả điều trị tốt.

Cách 1: Làm nước trà gừng

  • Rửa sạch gừng với nước. Gọt bỏ toàn bộ vỏ gừng.
  • Dùng chày để giã nát gừng.
  • Thêm gừng vào cốc nước đã đun sôi để nguội. Khuấy đều lên và uống mỗi ngày một cốc trà gừng.

Cách 2: Nhai gừng

  • Gừng được rửa thật sạch để đảm bảo vệ sinh. Có thể rửa bằng nước muối.
  • Bỏ sạch bỏ gừng rồi thái thành từng miếng mỏng.
  • Nhai sống gừng để có hiệu quả tốt nhất.

Mẹo dùng nghệ để chữa viêm xoang sàng

Nghệ cũng là một loại gia vị có tính ấm và rất có hiệu quả trong việc điều trị viêm xoang sàng. Thành phần của nó có chứa hàm lượng lớn hoạt chất quý tên là curcumin. Đây là chất có khả năng diệt khuẩn, kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Để chữa viêm xoang sàng, bạn đọc có thể tham khảo công thức sau đây:

  • Chuẩn bị nghệ đã rửa sạch, bỏ vỏ và thái mỏng.
  • Chuẩn bị mật ong với khối lượng tương tự. Dùng thìa để đánh đều khiến hai thành phần này trộn đều với nhau.
  • Ngậm nghệ trộn mật ong trong cổ họng trong khoảng 15 phút.
  • Tốt nhất nên thực hiện mỗi ngày từ 4 – 5 lần để các triệu chứng nhanh suy giảm.

Các mẹo dân gian này cần phải thực hiện một cách liên tục trong thời gian dài. Thông thường dùng hơn 2 tuần để thấy hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu vẫn không thấy có tiến triển, người bệnh nên đi khám để được tư vấn và được chữa bằng các phương pháp khác tốt hơn.

Tham khảo : Cách Chữa Viêm Xoang Bướm Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả

Các biện pháp phòng bệnh viêm xoang sàng hiệu quả

Viêm xoang sàng là một căn bệnh khá nguy hiểm. Vì vậy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu là việc làm cần thiết. Để ngăn ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả thì ngay từ đầu người bệnh nên chú ý những điều sau:

Các thực phẩm nên hạn chế ăn

  • Đồ ăn làm tăng các triệu chứng viêm của cơ thể: Tôm, cua, cá, ghẹ, mù tạt, ớt…
  • Các thức ăn lạnh: Chè, kem lạnh, nước đá,… Các thực phẩm này làm gia tăng nguy cơ bị viêm họng, viêm xoang và các bệnh lý đường hô hấp khác.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Làm nóng người và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm trong cơ thể.

Các thức ăn nên ăn

  • Tăng cường các thực phẩm làm tăng sản sinh kháng thể và sức đề kháng cho cơ thể: Rau xanh, hoa quả, các đồ ăn giàu kẽm như cá, thịt, ốc,…
  • Các thực phẩm giàu các kháng sinh tự nhiên như: tỏi, mật ong, gừng,… Tuy nhiên các thức ăn này có tính nóng, nên khi ăn nên dùng thêm các thực phẩm có tính hàn để tránh nhiệt quá mức.
  • Một số loại thực phẩm có tác dụng bổ phế âm: Củ từ, gạo nếp, táo tàu,…
Các biện pháp phòng bệnh viêm xoang sàng hiệu quả
Củ từ với tác dụng bổ phế âm là loại thực phẩm rất tốt cho người viêm xoang sàng

Về vấn đề sinh hoạt hằng ngày

  • Các bộ phận quan trọng như tai, mũi, họng cần được làm sạch hằng ngày. Ngoài ra, bạn cần phải rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và cả sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế sinh hoạt trong môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Đi ra đường cần đeo khẩu trang che kín mũi và cổ họng.
  • Tránh ra đường khi độ ẩm không khí quá thấp. Hạn chế để gió thổi trực tiếp vào đầu. Khi ở nhà nên sử dụng máy tạo ẩm để tránh làm khô mũi quá mức.
  • Nên tập thể dục hằng ngày để rèn luyện sức khỏe.

Viêm xoang sàng gây ra nhiều phiền toái và bất tiện trong đời sống hằng ngày của người bệnh. Thậm chí, nếu không được điều trị cẩn thận thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần phải cảnh giác và có những biện pháp để phòng ngừa căn bệnh này ngay từ ban đầu.