Top 15 Cách Chữa Sỏi Mật Hiệu Quả Tại Nhà Hiệu Quả Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương – Khoa Tiết niệuNguyên Phó trưởng khoa Nội – Bệnh viện Châm cứu Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chữa sỏi mật thế nào là điều nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm. Từ xưa đến nay, trong dân gian, Đông và Tây y đều có các cách loại bỏ sỏi mật. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào phù hợp và hiệu quả thì nhiều người còn băn khoăn. Vietmec Group sẽ tổng hợp tất cả những cách làm được cho là hiệu quả nhất ở bài viết này.

Chữa sỏi mật thế nào thì mới thật sự hiệu quả?
Chữa sỏi mật thế nào thì mới thật sự hiệu quả?

6 cách chữa sỏi mật đơn giản hiệu quả tại nhà

Khi mới bị sỏi mật, các viên sỏi hình thành ít với kích thước nhỏ nên nhiều người áp dụng mẹo dân gian để đẩy sỏi ra ngoài. Nếu bạn chưa biết các mẹo hay trị sỏi mật trong dân gian hiệu quả nhất thì tham khảo ngay 6 dược liệu và cách làm sau.

1. Chữa sỏi mật bằng cây râu mèo tại nhà

Cây râu mèo từ lâu đã được dân gian sử dụng cho người bị bệnh sỏi mật. Trong các tài liệu Đông y cũng ghi chép rằng đây là dược liệu có công dụng tán sỏi rất tốt.

Nghiên cứu về dược liệu này, các nhà khoa học đã tìm thấy các tinh dầu và Orthosiphonin, tamin. Đây là những chất rất tốt cho đường tiết niệu, giúp đào thải các ùn ứ trong túi mật. Nhờ đó làm giảm khả năng kết tủa và tạo sỏi.

Vậy dân gian sử dụng cây râu mèo trị sỏi mật ra sao? Dưới đây là cách làm được nhiều người truyền tai.

  • Trước tiên, bạn cần chuẩn bị lá râu mèo đem phơi khô.
  • Lấy 12g khô đem rửa sạch rồi bỏ vào ấm đất, thêm nhiều nước để đun kỹ.
  • Sắc nhỏ lửa để các chất trong cây râu mèo tiết ra nước và cô đặc lại còn 3 bát con.
  • Chia số nước đó ra uống nóng sau các bữa ăn trong ngày để đánh tan sỏi mật.
  • Những ngày sau cũng làm tương tự để cải thiện triệu chứng, loại bỏ sỏi. Để đạt hiệu quả tót nhất, bạn nên theo dõi kỹ biểu hiện bệnh. Nếu thấy lá râu mèo có cho hiệu quả, bạn nên kiên trì làm tiếp những ngày sau đến khi khỏi hẳn.

2. Kim tiền thảo trị sỏi mật theo dân gian

Kim tiền thảo dân gian thường gọi là cây mắt trâu hay vảy rồng. Loại thuốc này được người dân nhiều địa phương dùng để trị sỏi mật. Nó cũng rất phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y dùng cho người bị bệnh này.

Ngày nay, đi tìm lời giải về công dụng trị sỏi mật của nam dược này, các nhà khoa học cho biết: Khi sử dụng Kim tiền thảo, người bệnh có thể ổn định nồng độ cholesterol. Đồng thời làm cân bằng axit mật cùng các lecithin. Đó chính là lý do phương thuốc dân gian trị sỏi mật từ loại cây này cho hiệu quả tốt.

Cách làm:

  • Người dân các địa phương thường lấy cây kim tiền thảo về phơi khô.
  • Sau đó, mỗi lần lấy 20g đem rửa sạch và đun với nước thật kỹ.
  • Lấy nước cô đặc uống hết trong ngày sau bữa ăn.
  • Tiến hành đun nước kim tiền thảo nhiều ngày để loại bỏ hết các ùn ứ, độc tố trong mật.
  • Lặp lại quá trình này trong nhiều ngày sau cho đến khi thấy hiệu quả rõ rệt của kim tiền thảo trong chữa sỏi mật.

3. Đu đủ xanh và cách chữa bệnh sỏi mật

Đu đủ xanh được dân gian dùng trong điều trị nhiều bệnh trong đó có cả sỏi mật. Hiện nay, cách làm này vẫn được áp dụng ở nhiều nơi và cho thấy hiệu quả.

Đu đủ giúp tăng chuyển hóa và giảm nguy cơ hình thành sỏi
Đu đủ giúp tăng chuyển hóa và giảm nguy cơ hình thành sỏi

Lý giải công dụng trị sỏi mật của loại quả này, các chuyên gia đã tiến hành nhiều phân tích. Họ phát hiện trong đu đủ xanh có chứa nhiều papain làm tăng khả năng chuyển hóa và phân hủy protein. Nhờ đó, người bị sỏi mật ăn quả này nhiều ngày sẽ giảm hiện tượng bệnh.

Vậy dân gian đã dùng đu đủ thế nào để chữa bệnh sỏi mật? Cách làm:

  • Đầu tiên, cần có 1 quả đu đủ xanh còn non to bằng nắm tay.
  • Đem quả này đi rửa sạch, không cần loại bỏ nhựa mà chỉ cắt bớt đầu để bỏ hạt.
  • Cho một chút muối vào trong quả đu đủ, sau đó đậy nắp lại và đem hấp cách thủy.
  • Kiểm tra thấy đu đủ chín mền thì bỏ ra, loại bỏ vỏ xanh rồi ăn nóng.
  • Nên ăn đu đủ xanh hấp cách thủy liên tục 1 tuần để tăng chuyển hóa chất, làm tan sỏi mật.

4. Dùng dứa trị sỏi mật

Quả dứa (hay trái thơm) được người dân ở cả trong Nam và ngoài miền Bắc sử dụng để chữa bệnh này. Đây là một trong những dược liệu tự nhiên được cho là rất “linh nghiệm” trong dân gian.

Làm rõ sự thật quả dứa trị sỏi mật có hiệu quả không, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều phân tích. Họ cho biết chính các vitamin và khoáng chất trong loại trái cây này giúp cân bằng cholesterol và bilirubin – các thành phần chính tạo ra sỏi.

Như vậy, sự thật trong dứa có chứa nhiều chất giúp loại bỏ nguy cơ bị sỏi mật. Vậy dân gian chỉ cách dùng dược liệu tự nhiên này như thế nào?

  • Đầu tiên, bạn cần có 1 quả dứa vừa chín, còn tươi, không dập.
  • Loại bỏ vỏ và các mắt dứa, sau đó bạn khoét 1 lỗ sâu trong lòng quả.
  • Lấy núm bịt đầu lỗ lại sau đó bọc giấy bạc để nướng ở bếp than hoặc cho vào lò.
  • Sau khi nướng chín thì bạn ép lấy nước dứa để uống một nửa trước khi ngủ. Phần còn lại lúc tỉnh giấc bạn sử dụng tiếp.
  • Làm như vậy 1 tuần thì các cholesterol và bilirubin dưa thừa cùng sỏi sẽ được loại bỏ.

5. Dùng quả sung chữa trị

Sung cũng là một loại quả tự nhiên có rất nhiều công dụng. Dân gian cũng dùng nó để chữa bệnh sỏi mật. Người dân Ấn Độ từ lâu đã dùng sung trộn với mật ong để trị hầu hết các bệnh ở túi mật.

Còn ở nước ta, mặc dù khoa học chưa chứng minh được hiệu quả chữa sỏi mật của quả sung nhưng nhiều người vẫn tin dùng để chữa bệnh.

Cách làm:

  • Mỗi ngày bạn cần khoảng 250g quả sung nếp non tươi.
  • Đem số sung đó đi rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ hoặc đập dập.
  • Sao lên hoặc đem phơi khô dưới nắng, sau đó cho vào ấm đun với 4 bát nước.
  • Khi nước cạn đi 3 phần thì tắt bếp, lọc bõ bã sung và lấy nước uống trong ngày.
  • Dân gian cho rằng dùng sung chữa bệnh sỏi thật đạt hiệu quả tốt nhất sau khoảng 2 tháng.
Quả sung được nhiều người tin dùng vì cho rằng nó có thể loại bỏ sỏi trong túi mật
Quả sung được nhiều người tin dùng vì cho rằng nó có thể loại bỏ sỏi trong túi mật

6. Chữa sỏi mật bằng rau ngổ theo dân gian

Rau ngổ là loại gia vị rất sẵn trong vườn nhà, từ lâu đã được dân gian dùng làm thuốc chữa sỏi mật. Nhiều người cho rằng dùng rau ngổ giúp việc tiểu tiện thuận lợi hơn. Đồng thời, với những người bị sỏi mật, nó sẽ giúp đẩy sỏi ra ngoài.

Đến nay các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm công dụng thật sự của rau ngổ trong việc trị sỏi mật. Tuy nhiên, bài thuốc này vẫn được lưu truyền phổ biến trong dân gian.

Cách làm:

  • Để chữa sỏi mật bằng rau ngổ, bạn cần có khoảng 1 nắm tươi mỗi ngày.
  • Đem rau ngổ đi rửa sạch và ngâm muối để đảm bảo sạch sẽ.
  • Khi lá ngổ đã róc bớt nước thì bạn cho vào cối để xay nhuyễn cùng 50ml nước ấm.
  • Lọc qua rây để bỏ bã, thêm mật ong vào, khuấy đều lên để uống.
  • Nên uống nước rau ngổ mật ong vào sáng sớm hoặc khi đói bụng để giảm tiết dịch mật. Với người cần trị sỏi mật thì tiến hành tương tự trong 10 ngày liên tục.

Các mẹo dân gian chữa sỏi mật kể trên hầu hết đều dùng thảo dược vườn nhà. Cho nên nó có tính an toàn cao, không tốn nhiều chi phí. Người bệnh nên lựa chọn nguyên liệu phù hợp nhất để thực hiện mà không phải đi xa.

Điều trị sỏi mật theo Y học hiện đại

Y học hiện đại chữa sỏi mật thường dùng thuốc uống hoặc làm tan sỏi mật bằng tác động ngoại khoa. Một số trường hợp đặc biệt thì cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi. Là phương pháp chữa bệnh tân tiến nhưng loại bỏ sỏi mật theo cách này có tính rủi ro. Người bệnh nên cẩn trọng, khám và chữa sỏi theo đúng chỉ định của bác sĩ.

1. Thuốc uống nội khoa

Uống thuốc gì làm tan sỏi nhanh chóng là điều mà nhiều người quan tâm. Với những người bị sỏi mật kích thước nhỏ thì việc dùng thuốc trị nội khoa rất hiệu quả. Có thể kể đến:

  • Thuốc làm tan sỏi: Là nhóm thuốc chứa thành phần của dịch mật ursodiol. Nó sẽ giúp các loại sỏi bị hòa tan, đồng thời tiết chế sự hình thành cholesterol. Đây cũng là loại dùng để đề phòng hình thành sỏi cho người bị béo phì bị sụt cân nhanh hoặc người mắc bệnh gan ứ mật.
  • Thuốc giảm đau: Các viên sỏi ở thể rắn và nhiều góc cạnh di chuyển trong túi mật, đường ống… gây tổn thương. Điều này gây nên hiện tượng co thắt và khiến người bệnh đau ở sườn, vai, lưng. Một số người còn có cảm giác buồn nôn kèm theo. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc loại trừ biến chứng sỏi mật: Sỏi mật là bệnh hay tái phát và dễ biến chứng. Nó làm đường ruột bị nhiễm khuẩn, hoặc gây viêm túi mật cấp tính… Các thuốc kháng sinh, tán sỏi hoặc hỗ trợ chức năng mật được khuyên dùng trong trường hợp này.
Chữa sỏi mật bằng thuốc điều trị nội khoa chỉ dùng khi kích thước viên sỏi nhỏ
Chữa sỏi mật bằng thuốc điều trị nội khoa chỉ dùng khi kích thước viên sỏi nhỏ

Lưu ý: Tuy có rất nhiều loại thuốc dùng trong điều trị sỏi mật nội khoa nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Cần chú ý:

  • Người mới cắt bỏ túi mật, bị mất calci lóa hoặc chị em nuôi con bú, có thai không nên dùng.
  • Tránh dùng thuốc trị sỏi mật cùng lúc với thuốc tránh thai, viên bổ sung nội tiết tố nữ…
  • Thuốc trị sỏi mật có khả năng khiến người sử dụng bị tiêu chảy, nổi mẩn ngứa. Để dùng thuốc hiệu quả nhất, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng trong khoảng 6 tháng.

2. Tán sỏi qua da

Đây là phương pháp hiện đại ứng dụng tia laser vào việc loại bỏ sỏi không cần phẫu thuật. Theo đó, các tia laser sẽ tiếp cận qua da, xuyên qua gan để tác động vào đường mật.

Các tia Holmium sẽ tán nhỏ sỏi và đẩy mảnh vụn của nó xuống đường ruột. Từ đây nó được đào thải theo phân và đi ra ngoài.

Cách chữa bệnh này cần sử dụng công nghệ cao như là máy can thiệp mạch. Nhiều thử nghiệm tại một số bệnh viện cho thấy hiệu quả tán sỏi nhờ công nghệ laser có thể lên đến 100%.

3. Phẫu thuật lấy sỏi

Phẫu thuật để lấy sỏi trong mật là giải pháp cuối cùng nên áp dụng cho trường hợp đặc biệt. Các bác sĩ có thể mổ hở hoặc nội soi để cắt bỏ một phần của túi mật hoặc gan.

Mổ hở

Mổ hở hay các cách mổ truyền thống để lấy sỏi mật ra ngoài thường lâu lành. Do người bệnh bị mổ trên diện rộng, các tổn thương lớn gây đau đớn và mất máu nên dễ nhiễm trùng. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh nhân:

  • Có viêm nhiễm nặng trong phúc mạc, túi mật hoặc phần ồng dẫn.
  • Bị tăng áp suất trong mạch máu do mắc bệnh xơ gan.
  • Sỏi mật nặng trong khi đang mang bầu từ tháng thứ 6 trở đi.
  • Dùng thuốc chống đông gây rối loạn chảy máu.
  • Đã từng phẫu thuật và để lại mô sẹo.

Cách thực hiện:

Bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy sỏi trong túi mật như sau:

  • Bước 1: Gây mê toàn thân để tránh gây đau đớn cho người bệnh trong khi mổ.
  • Bước 2: Dùng dụng cụ y tế rạch một đường dài khoảng 15cm. Vị trí rạch là vùng giữa rốn, gần cuối xương ức, trên mạng sườn.
  • Bước 3: Tiếp cận với gan và túi mật để cắt loại bỏ sỏi.
  • Bước 4: Sau khi cắt xong thì bác sĩ sẽ đưa các tạng phủ về vị trí ban đầu và khâu lại.
Bác sĩ đánh dấu một số vị trí cần rạch mổ nội soi
Bác sĩ đánh dấu một số vị trí cần rạch mổ nội soi

Mổ hở lấy sỏi được tiến hành khá lâu. Mỗi ca như vậy có thể được tiến hành trong 1 – 2 tiếng, tùy vào mức độ phức tạp. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc phục hồi trong thời gian dài.

Nếu không cẩn trọng, vết mổ có thể bị nhiễm trùng hoặc mắc biến chứng nguy hiểm. Đó là lý do mà ngày nay các bệnh viện khuyến khích mổ nội soi lấy sỏi mật.

Mổ nội soi

Khác với mổ hở, cách làm này ít gây tổn thương, người bệnh cũng không đau đớn nhiều. Những người bị viêm nhiễm hoặc từng phẫu thuật nên áp dụng.

Cách thực hiện:

Để mổ nội soi lấy sỏi ra ngoài, bác sĩ sử dụng các máy móc hiện đại và tiến hành như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ rạch một số vết nhỏ ở vùng bụng (khoảng 4 vết to khoảng 2cm). Trong đó có 1 vết ở vị trí rốn.
  • Bước 2: Tại vết rạch rốn, bác sĩ luồn kim để bơm CO2 vào trong. Khi các hình ảnh tạng phủ hiện rõ lên màn hình máy tính thì thực hiện bước tiếp theo.
  • Bước 3: Gắn máy quay nhỏ cho vào trong ổ bụng tại một vết cắt khác để ghi lại hình ảnh.
  • Bước 4: Dựa vào những hình ảnh thu được trên màn hình, bác sĩ điều chỉnh thao tác để lấy sỏi ra ngoài.
  • Bước 5: Đưa các phần cắt bỏ ra theo vết rạch còn lại rồi đẩy CO2 ra, gỡ dụng cụ. Sau đó khâu các vết rạch nhỏ lại bằng chỉ tự tiêu và giúp người bệnh hồi sức.

Tất cả các bước thực hiện đều được thực hiện bằng máy móc và dụng cụ chuyên biệt. Nhờ tính chính xác cao nên các phần sỏi được loại bỏ chỉ sau khoảng 30 phút – 1 tiếng. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể sinh hoạt trở lại dễ dàng nhanh chóng.

Tuy nhiên, có tới 10% người bệnh trong khi mổ nội soi lại được chỉ định mổ hở. Lý do vì:

  • Có tổn thương lớn ở mạch máu.
  • Hình ảnh thu được từ máy quay không rõ ràng.
  • Người bệnh có thành túi mật quá dày, không thể nội soi lấy sỏi.
  • Viên sỏi quá lớn nên không đưa ra qua đường nội soi được.

Như vậy phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi nhanh hơn các cách khác nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó cách mổ hở còn làm tổn thương túi mật, dễ gây nhiễm trùng, đau đớn. Cho nên nó chỉ được tiến hành với một số trường hợp không thể xử lý khác.

Bác sĩ lưu ý phẫu thuật chỉ là giải pháp sau cùng, tiến hành khi các các khác không tiến hành được
Bác sĩ lưu ý phẫu thuật chỉ là giải pháp sau cùng, tiến hành khi các các khác không tiến hành được

Những lưu ý quan trọng khi chữa sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể điều trị khỏi hẳn bằng nhiều cách. Y học cổ truyền, dân gian hay phương pháp hiện đại đều có tác dụng đối với tình trạng này. Tuy nhiên, để áp dụng đúng thời điểm, đúng cách sao cho hiệu quả nhất, cần lưu ý:

  • Trước khi sử dụng bất cứ cách chữa nào, bạn nên đi khám, kiểm tra tình trạng sỏi trong túi mật một cách rõ ràng. Cần biết loại sỏi đang được hình thành và giai đoạn của bệnh để chọn phương án điều trị.
  • Cần hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn chữa trị sỏi mật bằng mẹo dân gian hay thuốc gia truyền.
  • Nếu uống thuốc Tây trị sỏi mật thì cần chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc.
  • Có thể cân nhắc biện pháp tán sỏi mật qua da bằng tia laser nhưng nên cẩn trọng khi tiến hành. Bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng đến các tế bào da gây ung thư.
  • Nếu buộc phải phẫu thuật, bạn nên cân đối chi phí, tốt nhất là tiến hành mổ nội soi để bệnh nhanh lành.
  • Sau khi phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc bạn nên ăn các loại rau củ ít độc. Tốt nhất là dùng thức ăn giúp cải thiện khả năng chuyển hóa, ít béo, lợi tiểu…
  • Không dùng chất kích thích hay những thực phẩm khó tiêu, chiên rán làm gan, mật hoạt động liên tục.
  • Nếu thấy các triệu chứng dị ứng thuốc hoặc nhiễm trùng vết mổ sỏi, cần đến viện để được kiểm tra ngay.

Trên đây là tổng hợp các cách chữa sỏi mật mà bệnh viện thuốc dân tộc đã thông tin tới bạn đọc. Nên tham khảo và chọn lọc để áp dụng đúng cách, đảm bảo khám và kiểm soát tình trạng khi điều trị cho tốt.

Array