Top 8 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc Hiệu Quả Nhanh Nhất
Sử dụng thuốc giảm đau răng là phương pháp được nhiều người bệnh chọn lựa và áp dụng. Tuy nhiên việc uống thuốc giảm đau cần được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau nhức răng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc 8 loại thuốc chữa đau nhức răng phổ biến.
Gợi ý 8 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc
Thuốc giảm đau răng cấp tốc vô cùng tiện lợi với người bệnh, có thể sử dụng ở nhà, cơ quan hay bất cứ nơi đâu. Bạn chỉ cần dùng thuốc với một cốc nước ấm là đã có thể giúp giảm cơn đau hiệu quả. Dưới đây là 8 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc an toàn được các bác sĩ khuyên dùng.
Đau răng uống thuốc gì? Paracetamol trị đau răng cấp tốc
Paracetamol là loại thuốc được khá nhiều bác sĩ, nha sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp đau răng, sâu răng, viêm nướu răng. Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng thuốc trị đau răng Paracetamol mà không lo ảnh hưởng tới thai nhi.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 đến 2 viên, ngày uống 2 – 3 lần và khoảng cách mỗi lần uống từ 4 – 6 tiếng.
- Trẻ em (từ 6 đến 12 tuổi): Mỗi lần sử dụng một viên cùng một cốc nước lớn, dùng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Không sử dụng thuốc với trẻ em dưới 6 tuổi.
Giá thành: Thuốc chữa đau răng Paracetamol được bán với giá giao động từ 35.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/ hộp 20 vỉ.
Thuốc giảm đau răng cấp tốc Alaxan
Đau răng uống kháng sinh gì? Đáp án là uống thuốc giảm đau răng cấp tốc Alaxan. Sản phẩm này được bào chế dưới dạng viên nén, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc Alaxan đặc biệt chống chỉ định khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 viên cùng với 1 cốc nước ấm, ngày sử dụng từ 3 – 4 lần.
- Trẻ em: Chống chỉ định dùng sản phẩm.
Giá thành: Hiện nay trên thị trường thuốc giảm đau răng có giá 100.000 VNĐ/ hộp.
Dorogyne – Thuốc giảm đau răng nhanh
Thuốc giảm đau răng nhanh Dorogyne có tác dụng điều trị được các bệnh về răng miệng cấp, mãn tính, viêm mô tế bào quai hàm, viêm tấy. Ngoài ra sản phẩm này còn có tác dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn răng sau phẫu thuật.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần sử dụng 2 viên, ngày từ 2 – 3 lần tùy thuộc vào sự xuất hiện các cơn đau.
- Trẻ em (từ 10 đến 15 tuổi): Mỗi lần sử dụng 1 viên, dùng thuốc mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng, trưa và tối.
- Trẻ em (từ 5 đến 10 tuổi): Mỗi lần sử dụng 1 viên nén vào 2 buổi sáng và tối.
- Trẻ em (dưới 5 tuổi): Tuyệt đối không dùng thuốc cho những bé dưới 5 tuổi.
Giá thành: Thuốc Dorogyne được khá nhiều hiệu thuốc bán hiện nay với giá 22.000 VNĐ/hộp.
Thuốc Tây chữa đau răng – Rodogyl
Đau răng uống kháng sinh gì? Câu trả lời là Rodogyl, một loại thuốc kháng sinh dạng viên nén có tác dụng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng về răng miệng như viêm lợi, viêm tấy răng, viêm tuyến nước bọt dưới hàm.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần sử dụng 2 viên, từ 2 – 3 lần/ ngày. Người bệnh cũng có thể tăng liều nếu thật sự cần thiết.
- Trẻ em (từ 10 đến 15 tuổi): Mỗi ngày sử dụng 3 lần và mỗi lần chỉ uống 1 viên.
- Trẻ em (từ 6 đến 10 tuổi): Sử dụng 2 lần mỗi ngày và mỗi lần uống 1 viên.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Tuyệt đối không sử dụng thuốc với trẻ em dưới 6 tuổi.
Giá thành: Với mức giá 22.000 VNĐ/ hộp 20 viên nén bao phim.
Thuốc Franrogyl chữa đau răng cấp tốc
Thuốc giảm đau răng Franrogyl được biết đến là một sản phẩm điều trị các trường hợp viêm răng, đau răng khôn, viêm tấy và nhiều vấn đề liên quan khác đến răng miệng. Cách sử dụng:
- Người lớn: Sử dụng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống từ 4 đến 6 viên.
- Trẻ em (từ 10 đến 15 tuổi): Mỗi lần sử dụng 1 viên, uống ngày 3 lần (sáng, trưa, tối).
- Trẻ em (từ 6 đến 10 tuổi): Mỗi lần chỉ sử dụng 1 viên, ngày 2 lần uống.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Không dùng thuốc Franrogyl với trẻ em dưới 6 tuổi.
Giá thành: Thuốc đau răng Franrogyl có giá 55.000 VNĐ/ hộp.
Cách trị đau răng cấp tốc bằng thuốc NSAIDs
NSAIDs là thuốc giúp giảm đau, kháng viêm, hạ sốt nhanh chóng mà lại không chứa thành phần steroid. Nhưng bạn cần hết sức lưu ý trước khi uống thuốc NSAIDs vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, theo đó bạn cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nên xem:
- Đau răng khi uống nước lạnh có nguyên nhân từ đâu? Cách xử lý hiệu quả nhất hiện nay
Cách sử dụng: Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
Giá thành: 50.000 VNĐ/hộp.
Naphacogyl chữa đau răng nhanh chóng, hiệu quả
Thuốc Naphacogyl có tác dụng điều trị các bệnh về răng miệng cấp tính, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm nướu, viêm dưới hàm. Thuốc phòng ngừa nhiễm răng miệng hậu phẫu thuật.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Dùng 4 – 6 viên/ ngày, chia làm 2 lần uống.
- Trẻ em (từ 5 – 10 tuổi): Cho trẻ em uống 2 viên trong 1 ngày.
- Trẻ em (từ 10 – 15 tuổi): Cho trẻ uống 3 viên trong ngày.
Giá thành: Thuốc Naphacogyl có giá 20.000 VNĐ/ hộp.
Gel giảm đau răng dành cho trẻ em Dentinox Đức
Gel giảm đau răng dạng bôi không đường, an toàn và đặc biệt không gây hại cho bé yêu. Sản phẩm điều trị nhiệt miệng, giảm đau do viêm loét miệng, đồng thời có thể dùng bôi lợi cho những trẻ đang mọc răng.
Cách sử dụng: Trẻ em 4 tháng tuổi ngày bôi 2 – 3 lần sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Thuốc giúp trẻ giảm bớt cơn đau và dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn.
Giá thành: 190.000 VNĐ/ tuýp 10g.
Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng
Thuốc giảm đau răng mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra nhiều biến cố không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng, người bệnh cần đặc biệt chú ý để đảm bảo an toàn sức khỏe:
- Đối với người cao tuổi: Người cao tuổi thường sử dụng nhiều các loại thuốc khác nhau. Vì vậy khi dùng các loại thuốc giảm đau răng dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người cao tuổi cần thông báo với bác sĩ loại thuốc mình đang dùng để được kê đơn phù hợp, không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và tim mạch.
- Đối với người có tiền sử bệnh về tiêu hóa: Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa cần nói rõ với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc kháng sinh đau răng phù hợp. Bởi khi sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ khiến người bệnh bị khó tiêu và đau bụng. Nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài có thể gây loét đường tiêu hóa, chảy máu dạ dày.
- Đối với người chức năng gan suy giảm: Một số thành phần của thuốc kháng sinh giảm đau răng sẽ gây ra tình trạng tăng men gan, tổn thương nghiêm trọng đến gan. Vì vậy bạn nên cân nhắc việc sử dụng thuốc tân dược giảm đau răng để hạn chế rủi ro đáng tiếc.
- Người bệnh hen suyễn: Nếu bạn có tiền sử bệnh hen suyễn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng thuốc giảm đau nhức răng. Nếu cảm thấy tình trạng nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc cần đến bác sĩ khám và chữa ngay.
- Người bị vấn đề về tim mạch: Những người có bệnh về tim mạch không nên sử dụng thuốc giảm đau răng sưng má, nếu sử dụng cũng chỉ nên dùng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất.