Viêm Xoang Ở Trẻ Em

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Bác sĩ Phan Đình Long – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó trưởng khoa Ngoại Trung tâm Y tế Hàng không Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Viêm xoang ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe liên quan đường hô hấp có thể xảy ra ở con nhỏ khiến nhiều phụ huynh quan tâm. Viêm xoang không chỉ gây ra sự khó chịu cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả cho căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em thường không có triệu chứng rõ ràng và có thể khó nhận biết. Tuy nhiên, một số dấu hiệu thông thường cảnh báo tình trạng trẻ nhỏ bị viêm xoang mà bố mẹ có thể tham khảo bao gồm:

  • Sổ mũi và chảy nước mũi: Trẻ có triệu chứng sổ mũi liên tục hoặc chảy nước mũi màu xanh hoặc vàng đặc. Trẻ cũng có thể cảm thấy khó chịu và không thoải mái.
  • Ho: Trẻ ho liên tục hoặc có cảm giác khàn tiếng do chất nhầy chảy từ sau họng, đặc biệt là vào buổi tối hoặc khi ngủ.
  • Sốt nhẹ: Một số trẻ sốt nhẹ, đặc biệt sau khi đã trải qua một đợt bệnh viêm đường hô hấp. Sốt do viêm xoang ở trẻ nhỏ thường không cao và không kéo dài.
  • Khó thở và ngạt mũi: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thở qua mũi và có cảm giác nghẹt mũi, đặc biệt khi nằm nghiêng hoặc khi đứng dậy từ tư thế nằm.
  • Mệt mỏi và quấy khóc: Viêm xoang làm cho trẻ mệt mỏi và không thoải mái, gây ra quấy khóc và khó chịu. Trẻ trở nên khó chịu và không muốn tham gia vào các hoạt động vui chơi.
Viêm xoang ở trẻ em là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp
Viêm xoang ở trẻ em là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp

Tùy theo diễn biến và tình trạng của bệnh mà viêm xoang ở trẻ nhỏ thường được chia thành:

  • Viêm xoang cấp tính: Tình trạng viêm kéo dài dưới 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp: Thông thường kéo dài khoảng 4 – 8 tuần.
  • Viêm viêm xoang mãn tính: Kéo dài khoảng 8 – 12 tuần hoặc lâu hơn.

Nhận biết viêm xoang ở trẻ em đòi hỏi sự quan sát kỹ lưỡng từ bổ mẹ và được chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu đang nghi ngờ rằng con nhỏ có thể mắc bệnh viêm xoang, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị đúng cách.

Những nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em

Có nhiều tác nhân góp phần vào việc gây viêm xoang ở trẻ nhỏ như:

  • Bệnh lý hô hấp trên: Viêm xoang thường phát sinh sau một đợt bệnh lý hô hấp trên kéo dài, như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… Các vi khuẩn và virus trong đường hô hấp có thể lan sang màng niêm mạc của xoang và gây viêm.
  • Viêm mũi dị ứng: Trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường xuyên chảy dịch mũi và nghẹt mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển, dẫn đến viêm xoang.
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ em có hệ miễn dịch yếu như trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ có cha mẹ mắc các bệnh liên quan đến miễn dịch,… thường có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang cao hơn trẻ bình thường.
  • Hen phế quản: Hen phế quản cũng là một trong những yếu tố gây viêm xoang ở trẻ em. Sự co thắt của phế quản khiến cho việc thông khí kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm xoang ở trẻ nhỏ.
  • Cấu trúc hốc mũi bất thường: Một số trẻ có các bất thường về cấu trúc hốc mũi, như vẹo vách ngăn mũi, VA vòi,… có thể dẫn đến viêm xoang bẩm sinh.
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Trẻ em sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, khí hóa học,… có nguy cơ cao mắc viêm xoang.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân có thể gây bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm xoang ở trẻ em nguy hiểm không? Có biến chứng gì?

Bệnh viêm xoang ở trẻ em nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng mà bệnh viêm xoang có thể gây ra mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Viêm họng mạn tính và viêm tai giữa ứ dịch: Viêm xoang lan rộng đến các vùng xung quanh như họng và tai, gây ra các biến chứng như viêm họng mạn tính và viêm tai giữa ứ dịch,… Các tình trạng này có thể gây ra khó chịu, khó thở và đau đớn cho trẻ.
  • Polyp mũi: Sự viêm nhiễm kéo dài dẫn đến sự phát triển của polyp mũi, gây ra nghẹt mũi, khó thở và các vấn đề hô hấp khác.
  • Viêm phế quản mạn tính và hen suyễn: Viêm xoang không điều trị sẽ gây ra viêm phế quản mạn tính và hen suyễn, làm ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của trẻ. Biến chứng này dẫn đến các vấn đề hô hấp nghiêm trọng và gây ra khó khăn trong việc hít thở.
  • Biến chứng thần kinh: Viêm xoang có thể lan sang các khu vực thần kinh khác trong cơ thể, gây ra các biến chứng như viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt và viêm túi lệ,…. Từ đó gây ra các vấn đề về thị lực và cảm giác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
  • Viêm cốt – tủy xương và viêm tắc tĩnh mạch hang: Viêm xoang lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể có thể gây ra các biến chứng như viêm cốt – tủy xương và viêm tắc tĩnh mạch hang. Tình trạng này gây ra đau đớn, suy giảm chức năng cơ bắp và các vấn đề huyết khối cực kỳ nguy hiểm.
  • Viêm màng não, áp xe não và viêm não: Các biến chứng nghiêm trọng khác của bệnh viêm xoang ở trẻ em có thể kể đến là viêm màng não, áp xe não và viêm não có thể xảy ra nếu bệnh tình không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Biến chứng này gây ra các vấn đề nguy hiểm cho hệ thống thần kinh và đe dọa tính mạng của trẻ.

Do đó, viêm xoang ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Viêm xoang là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời
Viêm xoang là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Chẩn đoán chính xác bệnh viêm xoang ở trẻ

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm xoang ở trẻ em, các bác sĩ thường sử dụng một số phương pháp cận lâm sàng và tiêu chí phân biệt với các bệnh lý khác. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán viêm xoang trẻ em thường được áp dụng:

Các biện pháp cận lâm sàng

Dưới đây là một số biện pháp khám cận lâm sàng giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán chính xác về việc trẻ có bị viêm xoang hay không và mức độ tổn thương như thế nào:

  • Nội soi mũi: Bác sĩ sử dụng nội soi mũi để quan sát trực tiếp niêm mạc mũi và xoang. Trong trường hợp viêm xoang, niêm mạc mũi thường sưng nề và sản sinh ra nhiều dịch nhầy.
  • Chụp X-quang tư thế Blondeau – Hirtz: X-Quang giúp tạo ra hình ảnh về niêm mạc xoang, cho phép bác sĩ nhận biết các biểu hiện của viêm xoang như sự dày và mờ của niêm mạc cùng với dịch trong các xoang.
  • Chụp CT Scan: Phương pháp này tạo ra hình ảnh chi tiết về niêm mạc xoang và cấu trúc giải phẫu của chúng, giúp xác định liệu có cần can thiệp ngoại khoa hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm xoang: MRI và siêu âm giúp chẩn đoán các vấn đề về xoang một cách chi tiết và chính xác.
  • Lấy mẫu bệnh phẩm: Quá trình này đòi hỏi lấy mẫu từ dịch mũi xoang hoặc niêm mạc vòm mũi họng để tiến hành kiểm tra vi khuẩn và kháng sinh.
Nội soi mũi là một phương pháp chẩn đoán viêm xoang hiệu quả
Nội soi mũi là một phương pháp chẩn đoán viêm xoang hiệu quả

Chẩn đoán phân biệt

Để phân biệt viêm xoang với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự, bác sĩ sử dụng các tiêu chí sau:

  • Bệnh viêm đường hô hấp trên: Triệu chứng của viêm xoang thường kéo dài lâu hơn so với viêm đường hô hấp trên và có thể phát triển thành viêm xoang mạn tính.
  • Bệnh viêm mũi dị ứng: Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và triệu chứng thường xảy ra theo cơn.

Sau khi loại trừ được các bệnh lý khác, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về bệnh viêm xoang ở trẻ em. Từ đó có cơ sở xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả cao cho từng trường hợp.

Các phương pháp điều trị viêm xoang trẻ em

Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ cần được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách nhằm ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và giảm bớt cảm giác khó chịu cho trẻ. Hiện nay có nhiều phương pháp cải thiện, kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh viêm xoang cho trẻ nhỏ như:

Cải thiện triệu chứng viêm xoang ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm xoang mà các bố mẹ có tham khảo khi con nhỏ có triệu chứng nhẹ của bệnh này:

  • Dùng mật ong: Mật ong chứa các chất chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ tái phát viêm xoang. Bố mẹ có thể pha mật ong nguyên chất cùng chanh và nước ấm, cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần từ 2 – 3 thìa.
  • Dùng hạt gấc: Hạt gấc được biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc và chống viêm. Hạt gấc cũng giàu beta-caroten, giúp kháng viêm và phục hồi vết thương. Bố mẹ hãy nướng khoảng 20 – 25 hạt gấc chín, sau đó đập nát và cho vào ngâm trong 300ml rượu trắng trong khoảng 2 tuần. Sử dụng bông y tế thấm dung dịch để đắp lên bên ngoài mũi của trẻ 2 lần/ngày, áp dụng trước khi trẻ đi ngủ.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu có khả năng kháng viêm và làm thông thoáng mũi. Bố mẹ hãy đun 1 nắm lá trầu không tươi với 300ml nước và xông mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ngày.
Lá trầu không có thể dùng làm nước xông mũi để cải thiện tình trạng viêm xoang
Lá trầu không có thể dùng làm nước xông mũi để cải thiện tình trạng viêm xoang

Lưu ý các mẹo dân gian trên chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Mặc dù những mẹo dân gian trên sử dụng nguyên liệu lành tính, có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm xoang, nhưng chúng không thay thế cho tư vấn y tế chuyên sâu. Nếu triệu chứng không cải thiện sau một thời gian sử dụng các phương pháp này, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị viêm xoang không dùng thuốc ở trẻ em, bố mẹ có thể bổ sung những nhóm thực phẩm chứa nhiều Lysine, các vi khoáng chất như Kẽm, Crom, Selen và các vitamin nhóm B,… Những chất dinh dưỡng này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ, tùy theo độ tuổi của trẻ nhỏ, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Điều trị viêm xoang ở trẻ em bằng Tây y

Quá trình điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ bằng phương pháp Tây y tập trung vào việc giảm các triệu chứng lâm sàng, kiểm soát nguyên nhân gây bệnh và phòng tránh các yếu tố gây dị ứng. Dưới đây là các phương pháp và nguyên tắc cụ thể cần tuân thủ:

  • Sử dụng thuốc điều trị cấp: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống sung huyết mũi và corticoid tại chỗ,… có tác dụng giảm nhanh tình trạng phù nề niêm mạc mũi – xoang. Ngoài ra còn chỉ định sử dụng các dung dịch chuyên dụng làm ẩm mũi và làm lỏng dịch tiết, kết hợp với rửa mũi và hút mũi cho trẻ hàng ngày.
  • Điều trị căn nguyên: Bác sĩ cũng sẽ có các biện pháp điều trị các bệnh nền như suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản và các bất thường giải phẫu mũi xoang nếu có. Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ huynh phòng tránh các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, khói thuốc lá,… và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho trẻ.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp viêm xoang mạn tính hoặc tái phát nhiều lần trong một năm, các trường hợp có dấu hiệu viêm xoang mạn tính trên hình ảnh CT Scan hoặc phát hiện các biến dạng về cấu trúc mũi xoang, ngoại khoa có thể được xem xét.

Quá trình điều trị và sử dụng thuốc Tây cho trẻ nhỏ cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thường xuyên tái khám để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc và cho trẻ nhỏ dùng khi không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý cách phòng ngừa bệnh viêm xoang cho trẻ nhỏ

Để phòng ngừa bệnh viêm xoang cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý một số biện pháp quan trọng sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ nhỏ về việc rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi nắm tay, sau khi ăn và trước khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ: Đảm bảo rằng không gian sống và học tập của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Bố mẹ hay luôn tìm cách hạn chế tối đa bụi bẩn và vi khuẩn trong nhà có thể giúp giảm nguy cơ viêm xoang.
  • Khuyến khích sinh hoạt ngoài trời: Thúc đẩy trẻ nhỏ tham gia vào các hoạt động ngoài trời và vận động, tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, tránh nguy cơ vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bố mẹ khi xây dựng thực đơn cho trẻ hãy chú ý bổ sung khẩu phần ăn uống của trẻ nhỏ bằng các loại thực phẩm giàu vitamin B, C, D, kẽm và omega-3,… giúp tăng cường hoạt động hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm xoang ở trẻ nhỏ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất kích ứng: Hạn chế trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất có hại hoặc các chất kích ứng khác có thể gây ra viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là khói bụi, phấn hoa, lông từ động vật, hóa chất,…
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đến bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như sổ mũi, ho hoặc đau họng.

Việc nhận biết và điều trị kịp thời bệnh viêm xoang ở trẻ em là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh đường hô hấp này và có những biện pháp phòng tránh, điều trị phù hợp cho trẻ khi mắc phải.