9+ Cách Chữa Thận Yếu Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả
Bên cạnh những loại thực phẩm chức năng hay thuốc Tây tiền ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thì việc chữa thận yếu bằng thuốc Nam đang là giải pháp được không ít người ưa chuộng. Nhờ vào độ hiệu quả, tính an toàn, hạn chế tối đa gây biến chứng, tiết kiệm và dễ thực hiện ngay tại nhà. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, vnmedipharm xin gửi tới quý bạn đọc những phương pháp trị thận yếu với cây thuốc Nam mang đến tác dụng tốt, được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất.
Chữa thận yếu bằng cây thuốc nam có hiệu quả không?
Thuốc nam được là những cây thuốc, vị thuốc được trồng và phát triển trên chính khí hậu và thổ nhưỡng nước ta. Vì thế thuốc nam thường lành tính, thích hợp dùng trong trị bệnh cho người Việt.
Nguyên lý “thiên nhân hợp nhất” của con người đã chỉ ra rằng: Cây cỏ và con người luôn có mối quan hệ mật thiết. Nếu lấy những vị thuốc trồng chính tại nơi đó để chữa bệnh cho người sinh sống ngay tại vùng đó thì sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
Điều này cũng đã giải thích cho sự thật về việc chữa thận yếu bằng cây thuốc nam có hiệu quả hay không. Trên thực tế, nếu lựa chọn chữa thận yếu bằng cây thuốc nam, người bệnh có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
- Các cây thuốc, bài thuốc nam giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, bổ máu. Nhờ vậy thuốc nam hỗ trợ cải thiện chức năng thận tốt hơn.
- Dược tính trong các loại thảo dược đặc biệt này còn có thể điều trị và giúp loại bỏ căn nguyên gây ra các bệnh về thận một cách triệt để nhất.
- Tác dụng đem lại mang tính lâu dài, không gây kích ứng, ít tác dụng phụ, đảm bảo an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Bên cạnh đó, những loại cây thuốc nam này đa số rất quen thuộc, dễ tìm kiếm, giá thành lại phải chăng, cách thực hiện không quá phức tạp nên người bệnh có thể dễ dàng áp dụng.
Xem thêm : bài thuốc nam chữa thận yếu được tin dùng nhất
Top 9 cây thuốc nam chữa thận yếu tốt nhất
Có rất nhiều cây thuốc nam tốt cho thận người bị yếu thận. Dưới đây là tổng hợp những loại cây thông dụng, dược tính phù hợp nhất với cơ địa người Việt. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để nâng cao chức năng thận.
Kim tiền thảo – Lựa chọn sáng suốt cho người thận yếu
Kim tiền thảo là loại cây đầu tiên nằm trong danh sách được các thầy thuốc khuyên dùng. Trong Y học cổ truyền, đây là loại cây nổi tiếng có tính mát, giúp giải độc, tiêu viêm, tăng khả năng bài tiết nước tiểu rất tốt.
Thành phần dược tính trong cây kim tiền thảo giúp lưu thông máu, hoạt huyết, thông kinh lạc. Từ đó hỗ trợ quá trình lọc máu và đào thải độc tố.
Bài thuốc thực hiện: Kết hợp kim tiền thảo với bồ công anh, thổ phục linh, đơn đỏ. Tất cả đều được phơi khô, rửa sạch. Sau đó thêm 500ml nước đun sôi nhỏ lửa, giữ khoảng 300ml thuốc, chia đều uống trong ngày.
Hoặc đơn giản hơn, người bệnh có thể đơn phương dùng khoảng 40g kim tiền thảo và một ít muối biển, đun cùng 800mml nước lấy còn 1 nửa, chia uống 3 lần/ngày.
Kiên trì sử dụng loại cây này để chữa thận yếu, không những chức năng thận được phục hồi mà các bệnh lý như sỏi thận, sỏi niệu đạo, thận hư, viêm đường tiết niệu,… cũng được ngăn chặn và phòng ngừa rất tốt.
Tuy nhiên, vì cây có dược tính rất mạnh nên việc áp dụng bài thuốc này cần phân bổ thời gian hợp lý để tránh những phản ứng quá đà. Nhất là tình trạng lợi tiểu dẫn đến tiểu không kiểm soát hoặc hạ huyết áp.
Lưu ý: Không dùng loại cây này cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
Cây cỏ mực và đỗ đen – Hỗ trợ tăng cường chức năng thận
Cả hai loại thảo dược này đều có những thành phần và công dụng đặc biệt phù hợp với việc tăng cường chức năng thận.
- Cỏ mực có vị hơi chua, giúp thanh nhiệt, cầm máu, kháng viêm, diệt khuẩn. Trong một số trường hợp, loại cây này còn giúp bổ thận, phục hồi chính khí, trị các chứng tiểu tiện ra máu.
- Đỗ đen có tác dụng loại bỏ độc tố, thanh lọc cặn bã, đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, đỗ đen còn có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như các loại acid amin, gluxit, canxi, vitamin B, C,…
Giữa 2 nguyên liệu này có sự tương đồng về dược tính nên có thể kết hợp với nhau để đem đến hiệu quả điều trị thận yếu tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Cỏ mực và đỗ đen đem rửa sạch, phơi khô và rang vàng. Có thể rang khô 1 lần với lượng nhiều để chia ra và dùng cho nhiều lần sau.
- Cho cả 2 nguyên liệu vào ấm sắc thuốc cùng khoảng 2 lít nước. Sắc nhỏ lửa đến khi còn lại lượng nước bằng 1 nửa ban đầu.
- Chia ra uống 3 lần/ ngày, mỗi ngày sắc lại 1 lần đến khi nước thuốc nhạt.
Nếu không tìm được cây cỏ mực, người bệnh có thể rang đỗ đen và đun uống tương tự.
Xem thêm : cây cỏ mực chữa suy thận an toàn, hiệu quả nhất
Chữa thận yếu bằng cây thuốc nam – Đừng bỏ qua lá cây cỏ xước
Theo các tài liệu Đông y ghi lại, cây cỏ xước có vị đắng, tính bình. Công dụng chính là cân bằng nhiệt độ trong cơ thể, điều hòa và kích thích lưu thông khí huyết.
Kiến thức y khoa hiện đại cũng công nhận cỏ xước có tính kháng sinh tự nhiên cao, giúp sát khuẩn, kháng viêm tốt. Loại cây này lợi tiểu, bổ thận, thích hợp dùng điều trị thận yếu do viêm thận gây nên.
Bài thuốc nam chữa thận yếu từ cỏ xước có tác dụng tốt nhất khi được kết hợp cùng một số vị thảo dược khác như: Rễ cỏ tranh, Huyền sâm, Mộc thông, Huyết dụ, Lá móng tay mỗi loại cần khoảng 15g.
Cách làm: Tất cả nguyên liệu đem sắc cùng 600ml nước. Sắc còn 1 nửa thì chia đều, uống 2 lần/ ngày, sáng và tối.
Lưu ý: Dùng liên tục trong 10 ngày và dừng 15 ngày để thuốc phát huy hết công dụng rồi sau đó dùng tiếp tùy theo tiến triển bệnh.
Râu ngô chữa thận yếu – Đơn giản nhưng hiệu quả
Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc cơ thể rất hiệu quả. Chính vì đặc tính đó mà nhiều người đã dùng râu ngô để đun nước uống nhằm hỗ trợ chức năng thận của mình.
Cách thực hiện: 1 lượng râu ngô vừa phải (khoảng 10g), đem đun cùng 500ml nước (đun khoảng 7 – 10 phút). Sau đó chắt nước này và uống hàng ngày, sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng bài thuốc kết hợp râu ngô cùng kim tiền thảo, rễ chanh, đun thành nước uống để nâng cao tác dụng điều trị.
Việc uống nước râu ngô thường xuyên ngoài tác dụng chữa thận yếu còn giúp làm tan các loại sỏi thận, điều trị tình trạng đi tiểu dắt ở bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt.
Lưu ý:
- Không dùng râu ngô cho những bệnh nhân đang điều trị bất kỳ bệnh gì bằng Tây y vì dễ làm mất tác dụng của thuốc.
- Không nên dùng quá nhiều, chỉ nên dùng với thời gian giãn cách 10 ngày ngưng 1 tuần. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình điện giải tự nhiên của cơ thể.
- Không áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh máu đông, phụ nữ giai đoạn hành kinh; không dùng thay nước lọc
Cà gai leo – Cây thuốc nam giúp bổ thận
Vai trò của cà gai leo trong điều trị thận yếu cũng giống như đa số các loại cây khác. Vị thuốc này giúp tăng tính thanh lọc cho thận, tốt cho đào thải axit uric đối với bệnh nhân bị gout.
Đồng thời hỗ trợ đào thải rất tốt cho những trường hợp ăn nhiều đồ đạm, đồ mặn, hay uống rượu bia.
Cà gai leo có thể đem sấy hoặc phơi khô và dùng dần làm trà uống hằng ngày.
Xạ đen – Giúp thận hoạt động tốt hơn
Xạ đen là loại cây giúp lợi tiểu, giải độc rất tốt. Trong chữa chứng thận yếu, xạ đen có dược tính rất mạnh, giúp kháng viêm, tiêu độc, diệt khuẩn trong gan và thận. Từ đó hỗ trợ bảo vệ và làm lành thận khỏi những tổn thương.
Cách chữa cây thận yếu bằng cây xạ đen:
- Chuẩn bị 15g xạ đen và 12g kim ngân hoa
- Nấu nước uống hằng ngày giống như nước chè
Lưu ý: Dùng cách quãng 1 tuần, chỉ áp dụng 2 – 3 ngày/đợt, không nên dùng quá nhiều vì dễ dẫn đến phản tác dụng. Đồng thời không dùng cách chữa này cho những người bị thiếu máu, tiền đình gây hoa mắt, chóng mặt..
Chữa thận yếu bằng cây thuốc nam – Diệp hạ châu là loại cây thích hợp
Cây thuốc nam này có vị đắng, tính hàn, tốt cho can thận nên giúp bổ thận, mát gan. Rất nhiều người bị thận yếu khiến chức năng thận suy giảm, không đào thải được độc tố dẫn đến tích tụ, nóng trong.
Khi đó, diệp hạ châu là lựa chọn rất tốt giúp lợi tiểu, làm mát gan, hỗ trợ thanh nhiệt, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất có trong dược liệu này có khả năng ngăn ngừa và ức chế vi khuẩn, virus gây ra các bệnh về gan, về thận. Từ đó giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường đề kháng tốt hơn.
Dùng 15g diệp hạ châu hãm cùng 150ml để uống như nước trà
Lưu ý: Không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều vì có thể gây ra xơ gan, lạnh gan, vô sinh. Bởi vậy người bệnh nên dùng theo hướng dẫn từ thầy thuốc.
Mã đề – Loại cây giúp thận khỏe mạnh hơn
Mã đề là vị thuốc phổ biến được dùng trong các bài thuốc nam chữa các bệnh về sỏi thận, giúp giải độc, thanh nhiệt tốt hơn.
Đây là loại cây có tính hàn, vị ngọt nên rất dễ uống và có nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ thận, tăng cường sức khỏe thận.
Cách làm: Sắc nước cây mã đề uống liên tục hàng ngày, trong 2 tuần liên tục sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.
Cây rau ngổ, lá rau răm – Xua tan nỗi lo thận yếu
Đây là 2 cây thuốc thích hợp để trả lời cho câu hỏi nên chữa thận yếu bằng cây thuốc nam nào?
- Rau ngổ giúp tiêu độc, kháng viêm, chống sưng đau, giảm phù thũng tại thận
- Rau răm cũng có tác dụng tương tự, đồng thời giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm và bảo tồn chức năng thận tốt hơn.
Cách thực hiện bài thuốc chữa thận yếu với hai loại cây này giống nhau:
- Chuẩn bị rau răm hoặc muối biển (1 nắm) và muối biển
- Rửa sạch và ngâm rau với nước muối loãng khoảng 30 phút
- Xay nhuyễn rau cùng với 1 chút nước, lọc lấy nước uống hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng liên tục trong 7 ngày.
Xem thêm : Thận Yếu Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Nhanh Nhất
Lưu ý khi chữa thận yếu bằng cây thuốc nam
Cách chữa thận yếu bằng cây thuốc nam sẽ có hiệu quả tốt nhất khi người bệnh áp dụng đúng theo hướng dẫn và những nguyên tắc nhất định.
Hãy lưu ý những điều sau đây khi chữa thận yếu bằng cây thuốc nam:
- Người bệnh cần kiên trì dùng đúng – đủ – đều để có tác dụng tối đa vì những cây thuốc này cần có thời gian phát huy tác dụng.
- Không tùy ý sử dụng hoặc kết hợp các vị thuốc nam này với nhau hoặc với thuốc tây để tránh gây ra phản ứng tương tác thuốc không mong muốn. Trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.
- Kết hợp song song việc dùng thuốc với luyện tập và chế độ ăn uống điều độ, khoa học để có hiệu quả lâu dài.
- Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để hỗ trợ thanh lọc, giải độc, giảm bớt gánh nặng cho thận.
- Nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu, tuyệt đối không nín nhịn vì sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về sỏi thận, ảnh hưởng đến bàng quang, hệ tiết niệu,…
- Hạn chế sử dụng đồ cay nóng, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn. Không dùng các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia nhiều. Thay vào đó nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh để tăng cường vitamin và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên đây là hướng dẫn các cách chữa thận yếu bằng thuốc nam được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm giải pháp để tăng cường chức năng thận. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt và thận khỏe mạnh.
BÀI LIÊN QUAN: Thận Yếu Nên Ăn Gì Kiêng Ăn Gì [Giải đáp chuyên gia]