Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất
Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không? Cùng tìm hiểu thông tin hữu ích về bệnh thông qua bài viết dưới đây.
Viêm da cơ địa là chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hơn 20% dân số hiện nay. Bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ, người lớn cho đến phụ nữ mang thai hay đang cho con bú… Các chuyên gia da liễu cho biết, bệnh lý này có tính chất mạn tính, thường tái đi tái lại và khó điều trị dứt điểm.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không? – Giải đáp từ chuyên gia
Tình trạng viêm da cơ địa gây ra những tổn thương dạng viêm ngoài da. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti từng đám đi chung với tình trạng ngứa ngáy thậm chí đau rát. Các vết viêm nhiễm ngoài da khiến nhiều người lo ngại bệnh viêm da cơ địa có bị lây trực tiếp qua đường tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc hay không?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây nên bệnh không do bất kỳ virus hay vi khuẩn truyền nhiễm nào. Bệnh có thể do các tác nhân dưới đây gây nên:
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường sống ô nhiễm
- Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể dễ bị tác động bởi nguyên nhân gây bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt chưa phù hợp.
- Đặc biệt viêm da cơ địa có yếu tố di truyền. Bởi vậy nếu trong gia đình có người mắc viêm da cơ địa thì tỷ lệ trẻ sinh ra cũng mắc bệnh lên đến 80%.
Theo đó viêm da cơ địa hay viêm da cơ địa dị ứng KHÔNG LÂY từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. Người bệnh cũng như người thân xung quanh không nên quá lo lắng về vấn đề này. Việc chăm sóc, người bệnh có thể thực hiện hoàn toàn bình thường.
Tuy không lây sang người khác nhưng viêm da cơ địa có thể lây lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể nếu không được điều trị đúng cách. Việc điều trị dứt điểm viêm da cơ địa cũng gặp nhiều khó khăn do bệnh dễ tái phát ảnh hưởng thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti trong tâm lý.
Cẩn trọng: Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Ngoài thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có bị lây không thì mức độ nguy hiểm của bệnh cũng là yếu tố cần được quan tâm. Song song các triệu chứng ngoài da, viêm da cơ địa còn đi kèm nhiều bệnh mãn tính khác gồm hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Khi mắc bệnh, da bệnh nhân nổi nhiều nốt hồng ban cùng cảm giác ngứa và đau rát khó chịu. Cơn ngứa đặc biệt nặng hơn vào tối và ban đêm. Thói quen gãi mạnh ngoài da của người bệnh còn dẫn đến mụn nước bị vỡ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn vô cùng nguy hiểm.
Mức độ nặng hơn, vi khuẩn xâm nhập sâu ở da có thể dẫn đến HOẠI TỬ, NHIỄM TRÙNG MÁU, đau dây thần kinh. Bệnh viêm da cơ địa khi này còn có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm ở mặt và mắt.
Các tổn thương da liễu dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ nếu chăm sóc da không đúng cách dễ khiến da trẻ có sẹo vĩnh viễn. Việc bệnh dễ tái đi tái lại làm ảnh hưởng tâm lý khiến người bệnh trầm cảm, tự ti trong giao tiếp. Ở phụ nữ mang thai tâm lý lo âu vì bệnh sẽ dẫn đến các tác động không tốt cho sức khỏe cả mẹ và em bé. Có thể kết luận rằng, viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu nguy hiểm, cần tìm hiểu để phòng tránh và điều trị kịp thời.
Những việc cần làm để phòng ngừa viêm da cơ địa hiệu quả
Khi gặp các dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa, người bệnh cần bình tĩnh để có phương pháp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Tránh những tác nhân khiến tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số điều nên làm để bảo vệ sức khỏe làn da:
Có cách chữa viêm da cơ địa kịp thời và phù hợp
Nhiều người bệnh thường áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Tuy nhiên cách này hiệu quả chưa thực sự được kiểm chứng. Tốt hơn hết nên đến gặp bác sĩ để xác định đúng tình trạng bệnh cũng như có được hướng điều trị phù hợp. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau.
Vậy viêm da cơ địa bôi thuốc gì? Dùng thuốc gì? Đối với Tây y, một trong những phương pháp điều trị thường được kê đơn gồm:
- Thuốc chống ngứa, ức chế sản sinh histamin
- Thuốc kháng sinh, chống viêm
- Kem bôi ngoài da dưỡng ẩm và làm mềm da
Ngoài ra một số nơi áp dụng quang tuyến trị liệu. Đây là một liệu pháp chữa bệnh mới sử dụng sóng ánh sáng đi sâu vào da. Tuy vậy, cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lão hóa da, ung thư, hay bỏng ngoài da…
Ngoài ra hiện nay, phần lớn người bệnh có xu hướng thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả bền vững, an toàn và lành tính. Viêm da cơ địa khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu chọn đúng cách bệnh sẽ được giảm thiểu tối đa khả năng tái phát. Đồng thời các triệu chứng bệnh khi này được đẩy lùi nhanh chóng…
Bảo vệ da khỏi tác nhân gây bệnh tối đa
Điều quan trọng nhất để ngăn chặn nguy cơ mắc viêm da cơ địa cần tránh cho da tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Một số biện pháp sau mang lại hiệu quả trong phòng tránh bệnh ở da:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, tránh cho da không bị khô ráp
- Sử dụng kem chống nắng, che chắn cho da. Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay khói bụi ngoài đường.
- Mặc quần áo với chất liệu mềm mại, khô thoáng.
- Giữ vệ sinh môi trường sống, thường xuyên giặt chăn gối.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, xà phòng có tính tẩy rửa cao, phấn hoa, khói thuốc gây kích ứng…
- Hạn chế việc dùng tay gãi mạnh ngoài da khiến da trầy xước.
- Không tắm bằng nước quá lạnh hay quá nóng gây mất cân bằng độ ẩm trên da.
Những thói quen trên không chỉ giúp hạn chế khả năng mắc viêm da cơ địa mà còn ngăn chặn tình trạng lây lan rộng của bệnh. Nhờ đó người bệnh không còn lo lắng vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây lan rộng ở các vùng da khác nhau không.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Song hành cùng việc dùng thuốc hay điều chỉnh sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Một số thực phẩm dưới đây tốt cho làn da đặc biệt với người mắc bệnh viêm da cơ địa:
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin E
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
- Uống nhiều nước, bổ sung ẩm cho da từ bên trong
- Bổ sung các loại cá biển chứa nhiều omega 3 tăng cường sức đề kháng cho da
Ngược lại, các thực phẩm nên hạn chế gồm:
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, cà phê
- Cẩn trọng với hải sản như tôm, cua, ngao, ốc…
- Không nên ăn nhiều thịt gà và các loại thịt đỏ như bò, cừu…
- Giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, chất phụ gia, đồ ăn nhanh, đồ muối chua…
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp về câu hỏi bệnh viêm da cơ địa có lây không cũng như cách phòng ngừa và đẩy lùi bệnh. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình phương pháp phòng và chữa bệnh phù hợp.