Tay Bị Ngứa Nổi Mụn Nước
Tay bị ngứa nổi mụn nước là vấn đề phổ biến, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tình trạng này không chỉ gây ngứa ngáy, đau rát mà còn có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Người bệnh theo dõi những thông tin sau để biết cách nhận biết, điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Nguyên nhân khiến tay bị ngứa nổi mụn nước
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh da liễu: Nổi mụn nước là tình trạng da bị phồng rộp, xuất hiện các mụn nhỏ li ti bên trong có chứa dịch. Tay bị ngứa nổi mụn nước thường kéo dài 3 – 4 tuần hoặc lâu hơn. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra vấn đề này là do rối loạn trên da, cụ thể như sau:
- Cơ địa nhạy cảm: Làn da nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như chất hóa học, phấn hoa, mỹ phẩm kém chất lượng, lông động vật,… sẽ khiến da tay nổi mụn nước ngứa.
- Tiếp xúc với kim loại đặc biệt: Một số kim loại khiến da bị nổi mụn nước nếu như tiếp xúc thường xuyên như coban, niken,…
- Chức năng gan suy giảm: Các thói quen xấu như ăn đồ cay nóng, thường xuyên bỏ bữa, làm việc quá sức, thức khuya,… sẽ tác động xấu đến chức năng lọc và đào thải độc tố của gan. Khi đó, trên tay sẽ xuất hiện các mụn nước ngứa ngáy.
- Sự thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến da không kịp thích nghi, vi khuẩn trên bề mặt da tấn công mạnh mẽ gây ra mụn nước.
- Tính chất công việc và môi trường sống: Những người sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp hoặc công việc cần phải thường xuyên ngâm tay trong trước sẽ dễ khiến tay bị ngứa nổi mụn nước.
- Yếu tố tâm lý: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên stress, căng thẳng có xu hướng bị nổi mụn nước cao hơn so với người bình thường.
- Viêm da dị ứng: Các chuyên gia cho biết, người từng bị viêm da dị ứng có nguy cơ nổi mẩn ngứa và mụn nước nhiều hơn.
Dấu hiệu nhận biết tay bị ngứa nổi mụn nước
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết tay bị ngứa nổi mụn nước thông qua những triệu chứng điển hình sau:
- Trên tay xuất hiện mụn nhỏ chứa dịch, thường xuất hiện nhiều ở đầu ngón tay, lòng bàn tay và kẽ tay.
- Khi sờ vào bề mặt da thấy gồ ghề, người bệnh ngứa ngáy rất khó chịu.
- Mụn phát triển to hơn thành bóng nước sau khoảng 3 – 5 ngày.
- Tốc độ lây lan nhanh khi mụn nước bị vỡ, trên da xuất hiện các mảng đỏ, nhìn kỹ sẽ thấy nốt mụn.
- Sau một thời gian nếu không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm, bưng mủ.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Thông thường, hiện tượng tay bị nổi mụn nước và ngứa đều có thể do viêm da dị ứng và sẽ tự khỏi sau vài ngày nếu có biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh chủ quan bởi vẫn có những trường hợp điều trị tại nhà không hiệu quả. Người bệnh cần chú ý thăm khám khi xuất hiện dấu hiệu sau:
- Bị ngứa chân tay nổi mụn nước kèm triệu chứng chóng mặt, sốt, đau đầu, khó thở.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng xung quanh mụn nước.
- Bị ngứa tay nổi mụn nước tái đi tái lại nhiều lần, lan ra các vùng khác trên cơ thể.
Khi đó, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như rối loạn miễn dịch, zona, thủy đậu,… Người bệnh cần thăm khám sớm để được tư vấn cách điều trị và chăm sóc phù hợp.
Bác sĩ sẽ kiểm tra các nốt mụn nước trên tay sau đó tiến hành các xét nghiệm dị ứng hoặc sinh thiết da nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân gây ngứa da tay nổi mụn nước. Từ đó, có hướng điều trị bệnh phù hợp hiệu quả.
Các biện pháp điều trị tay nổi mụn nước nhỏ và ngứa hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng bàn tay bị ngứa nổi mụn nước nghiêm trọng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng. Người bệnh cùng tham khảo thông tin chi tiết về những cách điều trị da tay nổi mụn nước ngứa sau đây.
Biện pháp điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước tại nhà
Khi tay bị ngứa nổi mụn nước, người bệnh có thể áp dụng ngay những mẹo dân gian để điều trị. Phương pháp này sử dụng những nguyên liệu rất dễ tìm, cách thực hiện khá đơn giản, chi phí thấp mà vẫn mang lại hiệu quả khá tốt trong trường hợp tình trạng bệnh còn nhẹ. Cụ thể như:
- Rau má: Người bệnh rửa sạch rau má tươi bằng nước muối pha loãng rồi xay nhuyễn cùng 1 lít nước lọc, loại bỏ bã và uống trực tiếp. Cách này giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đồng thời thúc đẩy tế bào da mới phát triển, đồng thời tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Nha đam: Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da tay sẽ giúp giảm ngứa, làm dịu da và cải thiện tổn thương do mụn nước gây ra..
- Tỏi: Tiến hành ép tỏi lấy dịch nguyên chất rồi hòa tan với 1 thìa cafe nước sôi để nguội và thoa đều lên tay rồi rửa sạch sau khoảng 5 – 10. Trong tỏi chứa hoạt chất allicin giúp diệt khuẩn, điều trị nổi mụn nước. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không thực hiện khi mụn nước lớn, có mủ hoặc viêm đỏ.
- Bôi kem dưỡng ẩm: Các loại kem như Vaseline, Benadryl,… giúp cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy và khô da.
- Chườm lạnh: Sau khi vệ sinh da tay, người bệnh dùng túi vải hoặc khăn sạch bọc đá lạnh lại và chườm nhẹ nhàng trong 10 – 15 phút.
Ngoài việc thực hiện các mẹo dân gian trên, người bệnh bàn tay bị ngứa và nổi mụn nước có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Bởi các thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe làn da.
Cụ thể, người bệnh bị viêm da cơ địa cần hạn chế các đồ ăn có chứa Coban và Niken – 2 nhân tố khiến tay nổi mụn nước nhỏ và ngứa. Các thực phẩm nên tránh ăn gồm sữa đậu nành, lúa mì, bột ca cao, lê, chuối, đồ đóng hộp,…
Thay vào đó, người bệnh hãy bổ sung các món ăn chứa nhiều vitamin để tăng cường đề kháng, thúc đẩy chữa lành tổn thương trên da. Điển hình là rau lá xanh, ớt chuông, cà rốt, khoai lang,…
Sử dụng thuốc Tây y
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc hoặc làm quang trị liệu:
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Sau khi đã thăm khám kỹ càng, các bác sĩ sẽ chỉ định một trong những loại thuốc điều trị viêm da cơ địa và tình trạng tay nổi mụn ngứa:
- Thuốc ức chế miễn dịch: Protopci, Elidel,… giúp giảm ngứa, chống viêm nhiễm, thúc đẩy tổn thương da nhanh lành hơn.
- Thuốc có chứa corticosteroid: Người bệnh bôi trực tiếp lên da sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu khi bị nổi mụn nước.
- Thuốc kháng sinh: Nếu da bị tấy đỏ, có mủ và nguy cơ bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.
Những loại thuốc trên cho hiệu quả tốt và rất nhanh so với thực hiện các mẹo dân gian. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua, cách sử dụng cũng vô cùng tiện lợi.
Tuy nhiên, thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như ảnh hưởng gan thận, gây đau đầu, buồn ngủ,… Khi điều trị, người bệnh chú ý dùng đúng cách và thời gian như trong đơn thuốc được bác sĩ chỉ định.
Phương pháp quang trị liệu
Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều trị vấn đề bị ngứa nổi mụn nước ở tay bằng quang trị liệu. Phương pháp này dùng tia cực tím để tiêu diệt vi khuẩn trên da và làm lành tổn thương rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi thực hiện có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như khiến da bị yếu, nhanh lão hóa,… Bên cạnh đó, chi phí điều trị khá cao, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định thực hiện.
Gợi ý địa chỉ khám khi tay bị ngứa nổi mụn nước
Nếu chưa biết khám chữa da tay bị ngứa nổi mụn nước ở đâu, người bệnh có thể tham khảo danh sách địa chỉ uy tín sau đây:
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Việt Nam là một trong các đơn vị chăm sóc, trị liệu da liễu bằng y học cổ truyền hàng đầu hiện nay. Trung tâm đã đạt nhiều giải thưởng danh giá như:
- Thương hiệu xuất sắc nhất “Excellent brand 2012”
- Thương hiệu nổi tiếng trong điều trị nám, tàn nhang 2013
- Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2014
- Thương hiệu nổi tiếng nhất của năm 2015
- Top 10 trung tâm chăm sóc sắc đẹp uy tín tại Việt Nam 2016
- Top 50 Thương hiệu Hàng Việt tốt – Dịch vụ hoàn hảo năm 2017
- Top 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam
Bệnh viện da liễu Trung Ương (15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội): Đây là bệnh viện đầu ngành về Dị ứng – Da liễu cả nước hiện nay. Các chuyên gia, bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị hiện đại bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất. Bệnh viện khám tất cả các ngày trong tuần, cụ thể thứ 2 – thứ 6 : 6h00-18h0, thứ 7 và chủ nhật : 7h30-17h30. Hotline: 1900 6951.
Bệnh viện Da liễu Hà Nội (79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội): Nơi đây hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên khoa da liễu. Bệnh viện ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, kết hợp chữa trị bằng máy móc hiện đại, giúp người bệnh bị nổi mụn nước ở tay và ngứa có thể khỏi bệnh hoàn toàn mà không bị tái phát. Người bệnh có thể khám thường vào thứ 2 – thứ 6 hoặc khám theo yêu cầu vào thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Hotline: 090 347 96 19
Phòng khám số 1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Khu nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội): Người bệnh bị ngứa da tay nổi mụn nước đều được các bác sĩ từ bệnh viện tuyến trung ương và đa phần đang giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội trực tiếp thăm khám, giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Bệnh viện có lịch khám từ 7h – 12h và 13h30-16h30 từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Hotline: 04 3574 3456.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Hà Nội): Đây là một trong những địa chỉ khám da liễu được nhiều người bệnh đi khám phản hồi tốt về chất lượng dịch vụ. Người bệnh bị ngứa nổi mụn nước ở lòng bàn tay có thể đến khám từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 17h30 thứ 2 – thứ 6 hoặc khám theo yêu cầu vào 7h00 – 12h00 thứ 7. Hotline: 096 775 16 16
Phòng tránh tay bị ngứa nổi mụn nước
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người bệnh nên chủ động ngăn ngừa nguy cơ da tay nổi mụn nước ngứa bằng một số những biện pháp sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ, tránh sử dụng dung dịch tẩy rửa có tính kiềm cao.
- Hạn chế tiếp xúc với nước quá nhiều, các hóa chất, kim loại như niken, coban,… Chú ý mang đồ bảo hộ tay nếu phải làm việc trong môi trường độc hại.
- Chăm sóc da tay bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.
- Nên dùng nước mát hoặc nước ấm để rửa tay, vệ sinh.
- Chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin có trong rau xanh, hoa quả, uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm nhiều protein, cay nóng, dễ gây dị ứng và chất kích thích.
Trên đây là thông tin chi tiết nhất về tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước. Người bệnh tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị để bảo vệ tay tốt nhất.
ĐỌC THÊM: Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh