TOP 20+ Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những loại thuốc trị nổi mề đay có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng một cách nhanh chóng từ đó giúp người dùng thoải mái, dễ chịu hơn. Vậy hiện nay có những loại thuốc trị mề đay nào tốt nhất? Nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng nhất?

Top Thuốc trị nổi mề đay hiệu quả hiện nay

Nổi Mề đay là tình trạng nổi mẩn ngứa, có màu đỏ hoặc trắng nhạt phân định ranh giới rõ ràng với các vùng da khỏe mạnh xung quanh. Theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý da liễu này, tiêu biểu như: Dị ứng (thời tiết, thực phẩm, lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn), tác dụng phụ của một số loại thuốc, yếu tố di truyền hay côn trùng đốt.

Những triệu chứng tiêu biểu của nổi mề đay là các nốt mề đay có nhiều dạng hình thù nổi lên trên da và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Một số loại thuốc chữa mề đay mẩn ngứa được sử dụng phổ biến hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo có thể kể đến như:

Thuốc trị nổi mề đay Phenergan

Thuốc trị nổi mề đay Phenergan có chứa hoạt chất chính là Promethazin. Đây là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin tổng hợp. Theo đó, thuốc sẽ tác động và ngăn chặn các phản ứng viêm do histamin gây ra.

Thuốc Phenergan
Thuốc Phenergan

Cách sử dụng: Rửa sạch và lau khô vùng da bị tổn thương sau đó bôi một lượng thuốc vừa đủ lên bề mặt. Bôi 3-4 lần/ngày.

Tác dụng phụ: Mẩn ngứa, vùng da bôi thuốc dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.

Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, sau khi sử dụng thuốc cần bảo vệ vùng da bôi thuốc nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Giá bán: Thuốc thường được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, tuýp 10g có giá 15.000 đồng.

Hydroxyzine

Bị mề đay uống thuốc gì? Hydroxyzine là một loại thuốc phổ biến trong điều trị chứng bệnh này. Đây cũng là một biệt dược nằm trong nhóm kháng histamin cạnh tranh trên thụ thể H1.

Cách sử dụng: Sử dụng đường uống hoặc đường tiêm.

  • Người lớn: 25-100mg/lần, 4-6 giờ lặp lại nếu cần thiết không quá 600mg/ngày.
  • Trẻ em: 0,6mg/kg/lần, 6 giờ dùng một lần.

Tác dụng phụ: Gây buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng hoặc đau khớp.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc đường tiêm cần tiêm vào bắp, sâu vào phần trên cơ mông hoặc mặt bên, giữa đùi.

Giá bán: Sản phẩm có giá bán dao động khoảng 70.000-80.000 đồng/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Eumovate

Thuốc chữa mề đay Eumovate có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0,05% w/w. Hoạt chất này chính là một chất kháng viêm thuộc nhóm corticosteroid nhờ vậy thuốc có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn ngứa xuất hiện trên da.

Không chỉ dùng để điều trị chứng nổi mề đay, Eumovate còn được sử dụng trong chữa trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, hăm da, viêm da tiết bã hay phản ứng ngoài da do côn trùng đốt.

Thuốc Eumovate
Thuốc Eumovate

Cách sử dụng: Bôi thuốc tối đa 2 lần/ngày. Khi thấy các triệu chứng bệnh lý có dầu hiệu thuyên giảm thì giảm liều.

Tác dụng phụ: Các triệu chứng bất thường trên da trở nên nghiêm trọng hơn, teo da, rối loạn sắc tố da, phát ban hay bỏng rát tại vùng da bôi thuốc.

Lưu ý: Căn cứ vào vùng da bôi thuốc để lấy lượng thuốc phù hợp. Theo đó, các vùng da ở bàn tay, cánh tay hay bàn chân dùng một lượng thuốc bằng nửa đốt ngón tay, còn vùng lưng, bụng, đùi hay cẳng chân thì lấy khoảng 2 đốt ngón tay.

Giá bán: Thuốc dạng kem bôi có trọng lượng 15g có giá khoảng 20.000-25.000 đồng.

Thuốc trị nổi mề đay Dexclorpheniramin

Thuốc mề đay Dexclorpheniramin là thuốc kháng histamin H1 có công dụng xoa dịu các triệu chứng dị ứng. Cụ thể, thuốc giúp đẩy lùi các biểu hiện như: Phát ban, ngứa ngáy ở vùng mắt, mũi, họng hay trên da, các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng dị ứng như ho, hắt hơi và sổ mũi.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Uống 2mg cứ 4-6 giờ một lần hoặc 4-6mg cứ 8-10 giờ một lần.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 1mg cứ 4-6 giờ một lần

Tác dụng phụ: Táo bón, tiêu chảy, khô miệng, người mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau đầu, mất ngủ, phát ban, khó thở và chóng mặt…

Lưu ý: Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi. Phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang có thai, cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Giá bán: Thuốc Dexclorpheniramin được sản xuất một hộp 2 vỉ hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ 15 viên. Giá bán mỗi viên khoảng 170 đồng.

[mrec_form id=”49460″]

Clorpheniramin

Nổi mề đay uống thuốc gì? Clorpheniramin là một loại thuốc khá phổ biến trong việc chữa trị nổi mề đay và một số bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc hay viêm kết mạc dị ứng. Đây cũng là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1.

Histamin là chất sản sinh khi cơ thể bị dị ứng và gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Clorpheniramin có khả năng đối kháng với histamin ở thụ thể H1 nên sẽ đẩy lùi hiệu quả những ảnh hưởng mà histamin gây ra cho cơ thể.

Thuốc Clorpheniramin
Thuốc Clorpheniramin

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, không dùng quá 6 viên/ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần ½ viên.

Tác dụng phụ: An thần, ngủ gà ngủ gật, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt và ngủ sâu.

Lưu ý: Thuốc có khả năng an thần, gây buồn ngủ, giảm mức độ tập trung nên người bệnh sau khi dùng thuốc thì không nên vận hành máy móc hoặc xe cộ.

Giá bán: Clorpheniramin 4mg một hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 20 viên có giá dao động khoảng 35.000 – 40.000 đồng.

Diphenhydramine

Diphenhydramine là thuốc kháng histamin loại ethanolamin. Cũng tương tự các loại thuốc kháng histamin kể trên, Diphenhydramine chống lại histamin từ đó giúp xoa dịu tình trạng nổi mề đay.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: 25-50mg, từ 4 đến 6 giờ một lần.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: 12,5-25mg, từ 4 đến 6 giờ một lần.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: 6,25-12,5mg, từ 4 đến 6 giờ một lần.

Liều dùng: Liều dùng tối đa cho người lớn không quá 300mg/ngày, cho trẻ em không quá 150mg/ngày.

Tác dụng phụ: Thuốc gây ức chế thần kinh trung ương nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngủ gật, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, co thắt phế quản…

Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; sau khi dùng thuốc không nên điều khiển xe cộ hoặc vận hành máy móc.

Giá bán: Diphenhydramine được sản xuất dạng viên nang 25mg và 50mg; thuốc tiêm 10mg/ml, 50mg/ml; kem và gel bôi ngoài da 1%, 2%; dung dịch 1% và 2%; dạng que 2%. Mỗi loại bào chế lại có giá thành khác nhau.

Cetirizin

Thuốc trị ngứa nổi mề đay Cetirizin được bào chế dưới dạng viên nén 5mg, 10mg và dung dịch 1mg/1ml.

Thuốc trị nổi mề đay Cetirizin
Thuốc trị nổi mề đay Cetirizin

Cách sử dụng: Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 1 viên 10mg hoặc 2 viên 5mg chia làm 2 lần trong ngày.

Tác dụng phụ: Ngủ gà, khiến tinh thần mệt mỏi, nhức đầu…

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân mắc suy thận thì phải giảm liều.

Giá bán: 60.000 đồng/ hộp bao gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Loratadine

Thuốc điều trị mề đay Loratadine cũng khá thông dụng. Được sử dụng phổ biến trong các trường hợp dị ứng, nổi mề đay. Loratadine là thuốc kháng histamin 3 vòng có hiệu quả nhanh và kéo dài.

Cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 viên 10mg một ngày.
  • Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi: 5-10ml siro Loratadine một ngày.

Tác dụng phụ: Khô miệng, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc, đau đầu…

Lưu ý: Loratadine có khả năng tiết vào sữa mẹ do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc với đối tượng là phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng với phụ nữ đang mang thai.

Giá bán: 12.000 đồng/hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.

Fexofenadine

Thuốc chữa dị ứng mề đay Fexofenadine có tên gọi đầy đủ là Fexofenadine Hydrochloride. Không chỉ được dùng trong điều trị nổi mề đay mà thuốc còn được chỉ định trong các trường hợp dị ứng, chảy nước mũi hay phát ban.

Thuốc trị nổi mề đay Fexofenadine
Thuốc trị nổi mề đay Fexofenadine

Cách sử dụng:

  • Người lớn: 180mg/ngày chia làm 2 lần.
  • Trẻ nhỏ trên 12 tuổi: Dùng tương tự như người lớn.
  • Trẻ nhỏ từ 6 tới 11 tuổi: 60mg/ngày chia làm 2 lần.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, nổi ban đỏ, khó thở, sưng họng…

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào cần ngừng ngay và liên hệ với bác sĩ.

Giá bán: 2.400 đồng/viên loại 60mg.

Acrivastine

Acrivastine cũng là một loại thuốc tiêu biểu trong nhóm kháng histamin có khả năng điều trị chứng nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: Một viên 8mg/lần, 1-3 lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 65 tuổi: Không nên sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ: Khó thở, sưng môi, tim đập nhanh, chóng mặt…

Lưu ý: Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, có vấn đề về thận hay đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác.

Giá bán: Khoảng 11.000 đồng/viên, hơn 500.000 đồng/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc trị nổi mề đay Prednisolon

Prednisolon là thuốc chống viêm corticosteroid. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén 2,5;5;10;20 và 50mg; dung dịch tiêm 20mg/ml; viên đặt trực tràng 5 và 20mg, dung dịch nhỏ mắt 0,5%; siro 15mg/5ml.

Thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay gây ra.

Thuốc Prednisolon
Thuốc Prednisolon

Cách sử dụng:

  • Người lớn: 60mg/ngày, 2-4 lần trong ngày.
  • Trẻ em: 0,14-2mg/kg/ngày chia làm 4 lần.

Tác dụng phụ: Thần kinh dễ bị kích động, mất ngủ, chảy máu cam, đục thủy tinh thể…

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc, nếu bắt buộc phải dùng thì cần cân nhắc sự ảnh hưởng. Mẹ cho con bú có thể dùng thuốc nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc có khả năng tiết vào sữa.

Giá bán: Giá thuốc Prednisolon 5mg có giá 10.000 đồng/vỉ có 10 viên.

⇒ XEM THÊM : Trẻ Bị Nổi Mề Đay Do Đâu? Biểu Hiện Và Các Cách Chữa Phù Hợp

Methylprednisolon

Cuối cùng trong danh sách các loại thuốc trị nổi mề đay là Methylprednisolon. Đây cũng là một biệt dược thuộc nhóm corticosteroid có tác dụng chống dị ứng, chống viêm đồng thời ức chế hệ miễn dịch.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: 60-120mg/ngày, 6h một lần.
  • Trẻ em: 10-30mg/kg/đợt, thường dùng 3 lần.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.

Lưu ý: Sử dụng thận trọng với người bị loãng xương, rối loạn tâm thần, có bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày hay bị tăng huyết áp.

Giá bán: Methylprednisolon được bào chế với nhiều dạng khác nhau do đó cần ra các nhà thuốc để tham khảo cụ thể.

Thuốc Đông Y chữa mề đay an toàn, lành tính, hiệu quả tận gốc

Một số loại thuốc tân dược thường được nhiều người sử dụng trong điều trị mề đay. Phần lớn các loại thuốc trên là thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh,… có tác dụng ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn mẩn ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng không xử lý được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, khiến bệnh dễ dàng tái phát.

Bên cạnh đó, thuốc Tây Y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: Nhờn thuốc, kháng thuốc, hại dạ dày, suy gan, thận,… nếu người bệnh lạm dụng trong một thời gian dài.

Chính vì thế, ngày càng có nhiều người tìm đến các bài thuốc Đông Y để điều trị mề đay. Bởi thuốc Đông Y được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính với người bệnh. Hơn nữa, Đông Y chú trọng chữa bệnh từ căn nguyên, nâng cao sức đề kháng, từ đó tăng cường khả năng phòng bệnh và hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.

Trong đó, TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG là bài thuốc đặc trị mề đay nổi bật nhất, đã giúp hơn 10.000 người bệnh điều trị mề đay thành công trong suốt gần một thập kỷ qua. Đây là bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng ĐỘC QUYỀN tại Nhất Nam Y Viện – Đơn vị đi đầu trong việc chăm sóc sức khỏe, vẻ đẹp làn da với thảo dược Đông y hiện nay.

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang được hoàn thiện qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học bài bản, kiểm nghiệm chuyên sâu “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa”. Theo đó bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của 27 vị nam dược lành tính, có độ tương thích cao với cơ địa người Việt. Các thảo dược này được chọn lọc sau khi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Nhất Nam Y Viện nghiên cứu kỹ lưỡng các phương thuốc chữa mẩn ngứa cho vua Gia Long của danh y, Ngự y triều Nguyễn.

Tiêu ban hoàn bì thang được nghiên cứu từ phương thuốc bí truyền của Ngự y triều Nguyễn
Tiêu ban hoàn bì thang được nghiên cứu từ phương thuốc bí truyền của Ngự y triều Nguyễn

Theo bác sĩ Lê Phương – chủ nhiệm công trình nghiên cứu bài thuốc cho biết: “Tiêu Ban Hoàn Bì Thang không chỉ kế thừa những nguyên tắc giá trị của Ngự y triều Nguyễn mà còn được đổi mới và cải tiến để đáp ứng mục tiêu trị bệnh với sự biến đổi của bệnh lý ngày nay.

Để mang lại hiệu quả đặc trị toàn diện, chúng tôi đã hoàn thiện Tiêu Ban Hoàn Bì Thang tuân thủ theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, kết hợp “công bổ kiêm thi” (tức là công – bổ cùng lúc). Cơ chế này coi trọng quá trình phục hồi các tạng phủ bị hư tổn ở người bệnh mề đay. Khi tạng phủ khỏe mạnh thì tà độc gây bệnh được đẩy lùi, từ đó không chỉ tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy trên da được xử lý, mà căn nguyên gây bệnh cũng được loại bỏ tận gốc.

Bên cạnh đó, bài thuốc còn chú trọng nâng cao hệ miễn dịch cho người bệnh. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể thải độc và chống dị ứng hình thành. Đồng thời hệ miễn dịch và sức đề kháng được tăng cường sẽ trở thành “lá chắn” hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của dị nguyên khiến mề đay tái phát.”

Bác sĩ Phương nói về cơ chế hoạt động của Tiêu ban hoàn bì thang
Bác sĩ Phương nói về cơ chế hoạt động của Tiêu ban hoàn bì thang

Với cơ chế toàn diện này, bài thuốc có sự kết hợp hoàn hảo của các nhóm thảo dược theo TỶ LỆ VÀNG. Trong đó phải kể đến những thảo dược thuộc nhóm thanh nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa, dị ứng da và nhóm thảo dược bổ can dưỡng thận, dưỡng huyết, nhuận phế và nâng cao hệ miễn dịch giúp mang đến tác động 3 trong 1:

  • Chống dị ứng điều trị triệu chứng bệnh
  • Bổ tạng phủ điều trị từ căn nguyên
  • Nâng cao sức đề kháng điều trị dự phòng

Hiệu quả này sẽ được thể hiện rõ hơn qua phác đồ điều trị mề đay “1 tấn công – 2 bồi bổ” với 3 TÁC ĐỘNG toàn diện tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam:

Phác đồ điều trị mề đay 2 giai đoạn tại Nhất Nam Y Viện
Phác đồ điều trị mề đay 2 giai đoạn tại Nhất Nam Y Viện

Phác đồ trị mề đay bằng Tiêu ban hoàn bì thang sẽ được xây dựng chính xác dựa trên tình trạng sức khoẻ của mỗi người bệnh, đảm bảo điều trị một cách chính xác, an toàn và khoa học. Phác đồ này cũng giúp tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh, khắc phục hạn chế của các bài thuốc Đông Y truyền thống.

Bên cạnh đó, Tiêu ban hoàn bì thang còn sở hữu độ AN TOÀN – LÀNH TÍNH cao, không gây tác dụng phụ, ngay cả khi người bệnh sử dụng lâu dài. Bởi các thảo dược sử dụng trong bài thuốc đều được trồng, thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO. Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam cũng ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng, sơ chế, bảo quản dược liệu bằng công nghệ cao như sấy hồng ngoại, sấy đối lưu,… nhằm lưu giữ tối đa dược chất.

Bài thuốc sử dụng 100% dược liệu sạch tự nhiên

Đồng thời, trước khi đưa vào ứng dụng, bài thuốc còn trải qua quy trình kiểm nghiệm dược tính, độc tính cấp diễn, bán trường diễn nghiêm ngặt tại Học viện Quân Y. Quá trình này cho thấy bài thuốc không chứa độc tính, an toàn với MỌI ĐỐI TƯỢNG, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,…

Với những ƯU ĐIỂM như điều trị chính xác, tận gốc, hạn chế tái phát, an toàn với mọi đối tượng, bài thuốc Nam Tiêu ban hoàn bì thang đang ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn thay cho những loại thuốc tân dược trên thị trường. Rất nhiều đánh giá, phản hồi tích cực về bài thuốc đã được đăng tải trên các trang diễn đàn, mạng xã hội:

Phản hồi của người bệnh về hiệu quả điều trị mề đay tại Nhất Nam Y Viện
Phản hồi của người bệnh về hiệu quả điều trị mề đay tại Nhất Nam Y Viện

Chị Phạm Hoài Thương (30 tuổi, Quảng Ninh) bị mề đay mãn tính nhiều năm, từng điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau mà không hiệu quả. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng sử dụng Tiêu Ban Hoàn Bì Thang bệnh mề đay của chị đã dứt hẳn, không bị tái phát trở lại.

Đây cũng là bài thuốc đã giúp nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền điều trị được căn bệnh mề đay từng đeo bám suốt 3 năm trời. Theo nghệ sĩ cho biết: “Sau 4 tuần dùng Tiêu ban hoàn bì thang thì triệu chứng mề đay đã hết hẳn, da trở nên mềm mịn, nhẵn nhụi và hồng hào hơn. Hết 3 tháng dùng thuốc, tôi thấy cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, da dẻ đẹp hơn, ăn ngon miệng và ngủ không còn mất giấc… Kể từ đó đến nay đã 3 năm rồi, tôi chưa từng bị tái phát mề đay một lần nào. Nhiều người gặp tôi còn khen trông tôi như trẻ ra và đẹp hơn…

NSUT Thanh Hiền từng chữa mề đay thành công tại Nhất Nam Y Viện

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa

Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa, nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

  • Lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
  • Tiến hành thăm khám và tuân thủ thực hiện theo đơn thuốc, hướng dẫn liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không tự ý tìm hiểu thông tin rồi mua thuốc về nhà điều trị.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần phải duy trì một lối sống sinh hoạt lành mạnh. Tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin, hạn chế thu nạp những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mề đay như hải sản, đậu phộng, tuyệt đối kiêng khem uống rượu, bia.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình dùng thuốc thì cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sát sao những biến chuyển của tình trạng nổi mề đay.

Trên đây là tổng hợp những loại thuốc, bài thuốc chữa nổi mề đay phổ biến nhất và những lưu ý trong quá trình điều trị. Thông qua việc thăm khám cụ thể, xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh mà bác sĩ, thầy thuốc sẽ đưa ra loại thuốc, bài thuốc phù hợp nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị nổi mề đay đồng thời nắm rõ các thông tin về thuốc trị nổi mề đay mình đang sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu. 

TÌM HIỂU THÊM

Top 8 Loại Lá Tắm Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt & Nhanh Nhất

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Để Giảm Ngứa Ngáy, Bệnh Nhanh Khỏi?

Top 12 Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc trị viêm da cơ địa nào nên lựa chọn là câu hỏi luôn được người bệnh tìm kiếm. Tuy nhiên hiện nay có quá nhiều loại thuốc xuất hiện...

Bệnh Hắc Lào: Nguyên Nhân, Phân Loại, Cách Chữa

Bệnh hắc lào (hay còn gọi là nấm da, lác đồng tiền) rất dễ tái phát và lây lan, do...

Top Các Loại Thuốc Chữa Viêm Da Dầu Hiệu Quả Hiện Nay

Viêm da dầu hay viêm da tiết bã nhờn, chàm da mỡ là bệnh ngoài da lành tính, tuy nhiên,...

Nổi Mề Đay Ở Cổ Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nổi mề đay ở cổ là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mỗi khi thời...

Vảy Nến Thể Giọt Là Gì? Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Vảy nến thể giọt là bệnh gì? Đối tượng nào dễ mắc căn bệnh trên? Nguyên nhân gây bệnh? Cách...

Nổi Mẩn Đỏ Ở Tay – Hiện Tượng Nguy Hiểm Không Thể Chủ Quan

Nổi mẩn đỏ ở tay là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe. Tuy nhiên,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *