7 Nhóm Thuốc Điều Trị Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ Thường Dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ có thể phân chia thành các nhóm thuốc giải quyết những dấu hiệu như rối loạn kinh nguyệt, khô hạn, mất ngủ,… Tùy theo từng tình trạng cụ thể của mỗi người sẽ có những chỉ định riêng của bác sĩ. Để có thể sử dụng thuốc một cách tốt nhất, việc tìm hiểu về thuốc cũng rất quan trọng, cần thiết. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn đọc về thuốc thường dùng trong thời gian gần đây.

Các nhóm thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Để dễ dàng hơn trong quá trình điều trị, các thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ thường sẽ phân chia thành các nhóm riêng để dùng cho từng trường hợp cụ thể. Hiện nay, có một số nhóm phổ biến như sau:

Nhóm thuốc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

Đối với nhóm thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ dùng để điều hòa kinh nguyệt, sẽ có một số thuốc cụ thể thường dùng gồm:

  • Thuốc đặc trị nội tiết tố nữ: Thuốc chứa hormone estrogen và progestin, được sử dụng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau ngực do rối loạn nội tiết gây ra. Các dạng của thuốc bao gồm viên uống, dạng gel, miếng dán hoặc tiêm.
  • Thuốc điều trị tổn thương nội mạc tử cung: Đối với những phụ nữ mắc các hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tổn thương nội mạc tử cung, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được sử dụng để giảm triệu chứng như đau nhức và chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Thuốc kích thích rụng trứng: Nếu chị em gặp vấn đề về rụng trứng không đều, thuốc kích thích rụng trứng như clomiphene citrate hoặc letrozole sẽ chỉ định để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc kháng androgen: Trong trường hợp rối loạn nội tiết tố nữ được gây ra bởi tăng androgen, thuốc spironolactone có thể được sử dụng để giảm sản xuất androgen và giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hơn.
thuoc dieu tri roi loan noi tiet to nu
Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ nhóm điều tiết kinh nguyệt được dùng nhiều

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ nhóm khô âm đạo

Khi bị rối loạn nội tiết, nữ giới khó tránh khỏi tình trạng khô âm đạo. Khi này, chị em cần dùng các loại thuốc để giảm khô hạn, đau rát khi quan hệ tình dục và khó chịu trong vùng kín. Dưới đây là một số loại thuốc thông dụng trong nhóm này:

  • Estrogen dạng bôi: Thuốc được sử dụng trực tiếp tại vùng kín để tăng cường độ ẩm và giảm tình trạng khô âm đạo. Các dạng của thuốc này bao gồm các viên đặt trong âm đạo, kem, gel hoặc dầu.
  • Estrogen tiêm hoặc uống: Trong một số trường hợp, việc sử dụng hormone estrogen thông qua đường uống hoặc tiêm có thể được chỉ định để điều trị khô âm đạo. Tuy nhiên, việc này có thể mang lại rủi ro và phản ứng phụ, do đó nên được sử dụng dưới sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Một số thuốc thường gặp như: Vagifem, Estrace, Premarin,…

Thuốc làm dịu dấu hiệu tiền mãn kinh

Khi đến giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố ngày càng có nhiều biểu hiện rối loạn, estrogen sụt giảm khiến cơ thể có nhiều triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, đổ mồ hôi về đêm, tâm trạng dễ cáu gắt,… Theo đó, các bác sĩ sẽ chỉ định một số liệu pháp như sau:

  • Thuốc tránh thai: Các loại thuốc chứa hormone estrogen và progestin có thể được sử dụng để điều hòa hormone, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh thường gặp.
  • Hormone therapy (HT): Hormone therapy hoặc hormone replacement therapy (HRT), là sử dụng hormone estrogen và progestin để thay thế hoặc bổ sung các hormone thiếu hụt trong cơ thể. Liệu pháp có thể giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như đổ mồ hôi đêm, đau khớp, rối loạn giấc ngủ.
  • Selective estrogen receptor modulators (SERMs): Là một loại thuốc có thể giúp cân bằng hoạt động của hormone estrogen trong cơ thể. Các loại SERMs như tamoxifen và raloxifene có thể được sử dụng để giảm đau ngực và giảm nguy cơ loãng xương.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc venlafaxine và duloxetine thường được chỉ định để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và tâm trạng bứt rứt khó chịu.

Thuốc kiểm soát suy tuyến giáp

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ thường sẽ có nhóm dành cho trường hợp bệnh nhân bị suy giáp. Bởi lúc này hormone tuyến giáp cũng bị mất cân bằng. Do vậy cần dùng những thuốc như:

  • Levothyroxine (Synthroid): Là một loại hormone giả tuyến giáp được sử dụng để điều trị suy giáp. Thuốc này giúp bổ sung hormone thyroxine (T4) thiếu hụt trong cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân và suy nhược.
  • Liothyronine (Cytomel): Cũng là thuốc tương tự levothyroxine, giúp cung cấp hormone triiodothyronine (T3), qua đó cải thiện triệu chứng nhanh chóng hơn đối với một số bệnh nhân.
  • Điều trị kết hợp: Khi levothyroxine không hiệu quả trong việc điều trị suy giáp, một số bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng cả hai loại hormone T3 và T4 (levothyroxine và liothyronine) cùng một lúc để tăng cường hiệu quả điều trị, giúp hormone trở về mức cân bằng.
thuoc dieu tri roi loan noi tiet to nu
Thuốc suy tuyến giáp cần có trong phác đồ điều trị của bệnh nhân

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ hỗ trợ mang thai

Thực tế, nội tiết tố mất cân bằng do buồng trứng đa nang (PCOS) sẽ gây ra cản trở lớn cho quá trình mang thai của nữ giới. Từ đó gia tăng thêm nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn. Khi này, trong phác đồ điều trị, các nhóm thuốc hỗ trợ mang thai thường được sử dụng để điều hòa hormone và tăng cường chức năng sinh sản, cụ thể gồm:

  • Clomiphene citrate (Clomid): Là một loại thuốc kích thích rụng trứng, được sử dụng để điều trị vô sinh phụ nữ gây ra do rối loạn rụng trứng. Thuốc này hoạt động bằng cách kích thích tuyến yên sản xuất hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone hoàng thể hoa (LH).
  • Metformin: Dùng để điều trị tiểu đường, nhưng cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng thụ tinh ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) bằng cách giảm insulin và hormone testosterone.
  • Gonadotropins: Có vai trò kích thích quá trình rụng trứng ở phụ nữ có vấn đề về rụng trứng không đều hoặc không rụng trứng. Các loại gonadotropins bao gồm hormone kích thích follicle (FSH) và hormone kích thích rụng trứng (LH).
  • Human chorionic gonadotropin (hCG): Là một loại hormone tương tự như LH, được sử dụng để kích thích trứng rụng và giữ cho tổ chức bào thai (corpus luteum) duy trì sản xuất progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt, tăng cơ hội mang thai.

Thuốc giảm rụng tóc, rậm lông và mụn

Nữ giới bị rậm lông, mụn, rụng nhiều tóc khi rối loạn nội tiết là bởi tăng sản xuất hormone testosterone và DHT (dihydrotestosterone). Do vậy, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng những thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ với các thuốc như:

  • Anti-androgens: Các loại thuốc như spironolactone và cyproterone acetate thường được sử dụng để giảm sản xuất hormone testosterone và DHT trong cơ thể, từ đó đẩy lùi triệu chứng rụng tóc, tăng mụn và tăng lông.
  • Thuốc tránh thai: Các loại thuốc chứa hormone estrogen và progestin có thể giúp giảm sản xuất testosterone và điều hòa lượng hormone, qua đó cải thiện các vấn đề về lông, tóc.
  • 5-alpha reductase inhibitors: Thuốc ức chế enzyme 5-alpha reductase như finasteride và dutasteride có thể kiểm soát quá trình sản xuất DHT hiệu quả.
  • Tretinoin: Dùng để điều trị mụn và tăng tuần hoàn tế bào da, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn chặn sự hình thành của mụn mới.

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nhóm cân bằng đường trong máu

Tiểu đường được các bác sĩ xác định có liên quan tới vấn đề mất cân bằng nội tiết tố. Vậy nên cần phải sử dụng các thuốc có khả năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu, ví dụ như:

  • Insulin: Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 nặng, rất cần thiết để dùng thêm insulin bổ sung nhằm duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Metformin: Là loại thuốc giảm sản xuất đường từ gan, tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể với insulin và giảm hấp thụ đường từ đường ruột.
  • Sulfonylureas: Thường là glipizide và glyburide, giúp kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp giảm đường huyết bằng cách tăng cường tiết insulin từ tuyến tụy.
  • Incretin mimetics: Kích thích tiết insulin từ tuyến tụy và kiểm soát lượng đường huyết sau bữa ăn.
thuoc dieu tri roi loan noi tiet to nu
Nhóm thuốc tiểu đường cần được dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Một số biện pháp khác giúp cân bằng nội tiết

Ngoài việc dùng các loại thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, chị em cũng nên chú ý tới những thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để có thể giúp hormone cân bằng ổn định như sau:

Có đời sống lành mạnh

Việc thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp tự chăm sóc sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nội tiết. Chị em hãy thực hiện những cách sau:

  • Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện sức khỏe nội tiết tổng thể. Hãy thực hiện ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày với các bài tập phù hợp.
  • Giảm căng thẳng: Thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc kỹ thuật thở sâu để giữ cho tinh thần và cơ thể thư giãn.
  • Có giấc ngủ chất lượng: Giấc ngủ đủ và sâu là yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng hormone. Nên ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm và có khoảng 30p nghỉ trưa hàng ngày.
  • Tránh các chất kích thích và cồn: Caffeine, nicotine, cồn có thể gây ra sự không cân bằng nội tiết tố. Do vậy cần loại bỏ những chất này để hormone có thể giảm thiệu sự rối loạn.
thuoc dieu tri roi loan noi tiet to nu
Nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện nội tiết

Chế độ dinh dưỡng cân bằng hormone

Nhiều người không biết rằng, dinh dưỡng hàng ngày có thể tác động tới các triệu chứng thường gặp của rối loạn nội tiết. Theo đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất, tránh đồ ăn gây hại để cải thiện sức khỏe tổng thể một cách tốt nhất.

  • Cung cấp đủ protein: Là thành phần quan trọng trong việc sản xuất hormone. Hãy đảm bảo rằng bạn tiêu thụ đủ protein từ các nguồn như thịt gia cầm, cá, trứng, đậu và sản phẩm từ sữa.
  • Chọn chất béo lành mạnh: Chất béo không no và chất béo không bão hòa đơn không chỉ cung cấp năng lượng mà còn làm nền tảng cho sản xuất hormone. Nên thường xuyên bổ sung dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt và các loại cá béo.
  • Tăng cường rau củ và hoa quả: Đây là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm việc sản xuất hormone có hại. Đặc biệt các loại rau củ quả màu sắc nổi bật sẽ rất giàu chất dinh dưỡng.
  • Giảm tiêu thụ đường: Ăn uống nhiều đồ có lượng đường cao càng gây mất cân bằng hormone, đặc biệt là insulin. Vì vậy cần hạn chế tiêu thụ đường từ các loại bánh kẹo,  nước ngọt, đồ uống có ga.
  • Uống đủ nước: Nước là yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội tiết tố. Hãy uống 2 lít mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh.

Thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ có rất nhiều loại trên thị trường, chị em theo đó nên tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể, kê đơn đúng liều, đúng loại. Không tự ý mua thuốc về dùng sẽ dễ xảy ra các tác dụng phụ, thậm chí bị nhờn thuốc và khiến nội tiết tố ngày càng rối loạn hơn.

Array
Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Bị Ra Máu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Bị Ra Máu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Thuốc tránh thai khẩn cấp là một loại thuốc ngừa thai hiệu quả được dùng trong những tình huống xảy...

Huyết Trắng Bị Kiến Bu Là Hiện Tượng Gì? Điều Trị Thế Nào?

Huyết Trắng Bị Kiến Bu Là Hiện Tượng Gì? Điều Trị Thế Nào?

Huyết trắng bị kiến bu là một dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc...

Diệp Phụ Khang có tốt không?

Diệp Phụ Khang Chữa Bệnh Phụ Khoa Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Gần đây, bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa bệnh phụ khoa đang thu hút sự chú ý, quan tâm của...

Diệp Phụ Khang Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Không Diệt Tuyến

Bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp...

Hướng Dẫn Cách Tẩy Nấm Candida Bằng Dầu Dừa Trong 1 Ngày

Hướng Dẫn Cách Tẩy Nấm Candida Bằng Dầu Dừa Trong 1 Ngày

Sử dụng dầu dừa là một trong những phương pháp điều trị nấm candida tại nhà được nhiều người bệnh...