Tinh Trùng Yếu
Tinh trùng yếu khiến khả năng thụ thai suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Nguyên nhân nào gây tình trạng này? Nam giới cần làm gì để phòng ngừa và điều trị hiệu quả? Dưới đây là thông tin chi tiết giải đáp những vấn đề này.
Tinh trùng yếu là gì?
Tinh trùng yếu là tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng, khiến tỷ lệ tinh trùng di động giảm sút và tỷ lệ tinh trùng không di động tăng cao như sau:
- Tinh trùng di động: Tỷ lệ dưới 75%.
- Tinh trùng di động thấy được: Tỷ lệ dưới 50%.
- Tinh trùng di động nhanh: Tỷ lệ dưới 25%.
- Tinh trùng chết và không di động: Tăng cao hơn 25%.
Ngoài ra, mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch sẽ ít hơn 2ml và số lượng tinh trùng dưới 40 triệu con. Do sự giảm sút về chất lượng và số lượng nên quá trình thụ tinh gặp nhiều khó khăn. Trường hợp thụ thai được thì thai nhi cũng khó giữ, phát triển chậm hoặc mắc dị tật bẩm sinh. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới.
Dấu hiệu tinh trùng yếu
Nam giới có thể phát hiện chứng bệnh tinh trùng yếu thông qua các dấu hiệu bất thường dưới đây:
Tinh dịch loãng và ít
Dấu hiệu dễ thấy nhất của tinh trùng yếu là tinh dịch loãng và ít (ít hơn 2ml), màu trắng gần như trong suốt, không có độ nhớt dính đặc trưng.
Tinh dịch đông đặc
Thông thường sau khi xuất tinh, tinh dịch sẽ đặc sệt và quánh lại, sau khoảng 30 phút sẽ tự động hóa lỏng. Nhưng với trường hợp nam giới bị tinh trùng yếu hoặc các vấn đề về sinh lý khác, tinh dục sẽ đặc sệt trong thời gian dài, thậm chí không hóa lỏng.
Tinh dịch vón cục
Khi nam giới phóng tinh, nếu thấy tinh dịch vón cục cục với kích thước nhỏ, trắng như hạt cơm, khi bóp ra mịn như bột là dấu hiệu tinh trùng yếu. Ở trạng thái này, tinh trùng rất yếu, dễ chết và khó di chuyển đến trứng để thụ thai.
Màu tinh dịch bất thường
Màu sắc tinh dịch phản ảnh trực tiếp đến chất lượng tinh trùng và cũng là dấu hiệu nam giới đang mắc một số bệnh nam khoa. Cụ thể như sau:
- Tinh dịch màu xanh hoặc vàng xanh: Đây là dấu hiệu tinh trùng yếu do các bệnh lý viêm nhiễm như viêm niệu đạo, viêm mào tinh, viêm tiền liệt tuyến.
- Tinh dịch màu nâu: Nếu tinh dịch màu nâu (do lẫn máu), kèm triệu chứng đau tức dương vật, đau bụng chính là dấu hiệu bệnh liên quan đến đường tiết niệu hoặc cảnh báo tổn thương cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân gây tinh trùng yếu
Theo phân tích từ chuyên gia, tinh trùng yếu đến từ nhiều nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân bệnh lý
Những nguyên nhân bên trong gây tình trạng này chủ yếu xuất phát do nam giới mắc các bệnh lý như sau:
- Rối loạn nội tiết: Nội tiết tố là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất tinh trùng cho nam giới. Nếu nội tiết rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng tinh trùng bị yếu, dị tật, giảm số lượng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Chuyên gia cho biết đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây yếu tinh trùng và khiến nam giới vô sinh.
- Nhiễm trùng: Bao gồm nhiễm trùng máu, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm nhiễm do các bệnh đường tình dục như HIV, lậu, sùi mào gà,… khiến quá trình sản xuất tinh trùng bị ảnh hưởng, tạo sẹo cản trở tinh trùng di chuyển.
- Bệnh tự miễn: Tình trạng này kích thích kháng thể tấn công tiêu diệt tinh trùng của nam giới.
- Xuất hiện khối u: Khi cơ thể xuất hiện khối u, đặc biệt tại cơ quan sinh sản nam giới sẽ khiến chất lượng, số lượng tinh trùng sụt giảm, thậm chí gây vô sinh hiếm muộn.
Nguyên nhân khác
Ngoài bệnh lý, một số nguyên nhân phổ biến dưới đây dẫn đến tình trạng tinh trùng yếu ở nam giới:
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, khiến nam giới gặp các vấn đề về sinh lý như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, dị tật tinh trùng, suy giảm ham muốn.
- Môi trường sống: Nam giới sống và làm việc tại các môi trường ô nhiễm, bị phơi nhiễm chì và kim loại nặng kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng và có thể gây vô sinh hoàn toàn.
- Lạm dụng bia rượu – thuốc lá: Trong bia rượu, thuốc lá đều có chứa các chất tác động tiêu cực đến sức khỏe và rối loạn nội tiết, khiến nồng độ testosterone trong nam giới bị giảm sút, ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.
- Mất kiểm soát cân nặng: Tình trạng cân nặng tăng quá nhanh, thừa cân béo phì sẽ gây mất cân bằng nội tiết, tiềm ẩn nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh nam khoa như tinh trùng dị dạng, suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương, di mộng tinh.
- Tâm lý căng thẳng: Nam giới bị căng thẳng, stress lâu ngày cũng dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh lý.
Tinh trùng yếu gây hệ lụy thế nào?
Nếu không điều trị yếu tinh trùng sớm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng tâm lý: Tình trạng này khiến nam giới mất dần tự tin về bản thân, dễ gây cáu gắt, căng thẳng, né tránh bạn đời, trầm cảm,… và khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, nhiều mâu thuẫn, ngoại tình do không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của đôi bên.
- Ảnh hưởng chức năng sinh sản: Yếu tinh trùng sẽ khiến quá trình thụ thai với trứng gặp khó khăn, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn của nam giới.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh nam khoa: Nam giới gặp tình trạng này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nam khoa như suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, di mộng tinh.
Do đó, khi xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nghi bị tinh trùng kém chất lượng, bác sĩ khuyến nghị nam giới cần đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện kiểm tra kỹ càng.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán tinh trùng yếu, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp như sau:
- Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ trao đổi trực tiếp với nam giới về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng đang gặp, thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ dinh dưỡng,…
- Xét nghiệm tinh dịch: Để xác định chuẩn xác hơn, bác sĩ chỉ định xét nghiệm tinh dịch để đánh giá các chỉ số như thời gian hóa lỏng tinh dịch, thể tích tinh dịch, số lượng, chất lượng tinh trùng, màu sắc tinh dịch, khả năng di chuyển của tinh trùng,…
- Một số xét nghiệm khác: Trong quá trình thăm khám, dựa vào tình trạng hiện tại của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh, sinh thiết tinh hoàn, siêu âm tinh hoàn, định lượng hormone, siêu âm tiền liệt tuyến, phân tích gen,…
Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, trước ngày thăm khám, nam giới cần tạm ngừng quan hệ trong khoảng 3 ngày, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và nhịn ăn nếu cần xét nghiệm máu.
Cách điều trị tinh trùng yếu được khuyến nghị
Sau khi có kết quả chẩn đoán tình trạng tinh trùng yếu hiện tại, tùy theo mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.
Điều trị bằng mẹo tự nhiên
Trong tự nhiên có nhiều nguyên liệu hỗ trợ điều trị tinh trùng yếu, tuy nhiên các phương pháp này sẽ có tác dụng cho trường hợp nhẹ.
- Sâm maca: Trong sâm maca có chứa lượng lớn DHEA mang tác dụng kích thích sản sinh Testosterone, giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng cường sức khỏe sinh lý cho nam giới. Nam giới rửa sạch và sao vàng sâm, sau đó tán thành bột mịn, hòa nước uống hằng ngày.
- Vừng đen: Vừa đen sở hữu hàm lượng kẽm và vitamin D rất cao, sử dụng đúng cách sẽ kích thích sản sinh testosterone tự nhiên và cân bằng nội tiết cho nam giới. Vừng đen có thể rang với muối để ăn hằng ngày hoặc xay cùng sữa tươi để uống.
- Đông trùng hạ thảo: 2 thành phần Cordycepin và Adenosin có trong đông trùng hạ thảo giúp bổ thận, tráng dương, cải thiện chất lượng của tinh trùng nam giới. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất khác có tác dụng tăng cường sức khỏe sinh lý. Nam giới có thể dùng đông trùng hạ thảo hãm trà, nấu canh hoặc ăn trực tiếp.
- Canh ngọc kê lá hẹ: Là tinh hoàn gà trống nấu với lá hẹ, có tác dụng kích thích sản xuất testosterone tăng cường sinh lý nam giới, điều trị tinh trùng yếu và các chứng bệnh nam khoa khác. Chuẩn bị khoảng 10 quả ngọc kê, hầm nhừ rồi cho cho thêm lá hẹ và gia vị vừa ăn, ninh đến khi chín mềm các nguyên liệu là được.
Các mẹo dân gian cần được thực hiện trong thời gian dài, kiên trì hằng ngày để hiệu quả đạt được tốt nhất. Đặc biệt, cần phân bổ thời gian dùng hợp lý theo hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
Điều trị Tây y
Phần lớn các trường hợp yếu tinh trùng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị Tây y. Phụ thuộc vào mức độ hiện tại và khả năng tiếp nhận của bệnh nhân, phác đồ chữa trị sẽ có những thay đổi phù hợp nhằm đem lại kết quả tốt và an toàn.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả tác động đến nguyên nhân gây tình trạng tinh trùng yếu. Hiện nay có nhiều loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Thuốc tăng cường hormone: Các trường hợp nam giới bị yếu tinh trùng do suy giảm nội tiết tố Testosterone, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tăng cường hormone để cải thiện tình trạng này.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị yếu tinh trùng nguyên nhân do các bệnh lý viêm nhiễm.
- Thuốc thuộc nhóm PDE5: Trường hợp nam giới bị tinh trùng yếu xác định nguyên nhân do các bệnh lý nam khoa như: Xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn, liệt dương,… có thể sử dụng nhóm thuốc ức chế tạm thời PDE5.
Phẫu thuật ngoại khoa
Đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng thuốc, bác sĩ sẽ thay đổi phác đồ điều trị sang phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Dù hiệu quả tốt nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu mất kiểm soát, rối loạn nhịp tim sốc, phản ứng thuốc gây mê,…
Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tìm hiệu và lựa chọn đơn vị y tế uy tín, thực hiện phẫu thuật bởi bác sĩ có kinh nghiệm và trình độ, được hỗ trợ với thiết bị máy móc tân tiến hiện đại.
Hướng dẫn phòng ngừa tinh trùng yếu
Để phòng ngừa tinh trùng yếu, bác sĩ đưa ra những khuyến nghị dưới đây:
- Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát chỉ số BMI của cơ thể bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể thao hằng ngày.
- Trong thực đơn ăn uống của nam giới nên bổ sung các thực phẩm tốt cho tinh trùng như trái cây, rau củ tươi, cá tôm, hạt dinh dưỡng,…
- Loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa tiêu thụ đồ uống có cồn, thuốc lá, các đồ ăn không tốt cho sinh lý như đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…
- Quan hệ tình dục lành mạnh, áp dụng biện pháp để bảo vệ an toàn nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia,…
- Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài để tránh gây nhờn thuốc hoặc dẫn đến tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe và sinh lý.
- Kiểm soát tâm trạng, tránh kéo dài căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và quá trình sản xuất tinh trùng.
- Nếu phải làm việc trong môi trường độc hại, nam giới cần thực hiện biện pháp an toàn như mặc đồ bảo hộ, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, tránh để bộ phận sinh dục tiếp xúc với những thiết bị dễ gây tăng nhiệt như laptop, điện thoại.
- Nam giới cần thăm khám định kỳ sức khỏe sinh lý để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán tình trạng hiện tại, nếu có bất thường sẽ chủ động điều trị sớm, mang đến hiệu quả tốt.
Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng tinh trùng yếu. Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, mối quan hệ với bạn đời mà chứng bệnh này còn làm tăng khả năng hiếm muộn. Do đó, với những điều được chia sẻ trong bài viết này hy vọng giúp nam giới trang bị thêm những kiến thức hữu ích để phòng ngừa và có biện pháp điều trị nếu mắc phải.