Viêm Amidan Hốc Mủ Bã Đậu Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Bác sĩ Phan Đình Long – Khoa Răng hàm mặtPhó trưởng khoa Ngoại Trung tâm Y tế Hàng không Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là bệnh đường hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân là do tâm lý chủ quan không điều trị triệt để bệnh viêm amidan từ giai đoạn cấp tính, kết hợp với thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh. Vậy cần làm gì khi mắc viêm amidan bã đậu? Chuyên trang sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh lý này qua bài viết sau.

Viêm amidan hốc mủ là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ xuất hiện ở cả giai đoạn cấp và mãn tính. Đây là tình trạng amidan bị sưng tấy và xuất hiện mủ trắng bao quanh mô.

Amidan là bộ phận quan trọng, có vai trò và cấu trúc tương đối đặc biệt trong hệ hô hấp. Các khối amidan nằm ở ngay ngã ba hầu họng, bao gồm nhiều vách ngăn và khoang rỗng sát nhau. Thông thường, amidan hoạt động như một tấm lá chắn – nơi sản sinh ra các tế bào miễn dịch để ngăn chặn và tiêu diệt vi sinh vật gây hại ngay từ khi tiếp xúc với vòm họng.

<a class=

Tuy nhiên, nếu số lượng vi khuẩn quá nhiều và độc tính quá mạnh, amidan có thể bị nhiễm khuẩn ngược lại gây sưng tấy. Đồng thời, một phần xác tế bào bị tổn thương, kết hợp với thức ăn và vi khuẩn gây hại tích tụ lại trong các hốc amidan và phát triển thành mủ trắng.

Amidan là một bộ phận có vị trí quan trọng trong đường hô hấp và hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi bị viêm amidan hốc mủ bã đậu, người bệnh không chỉ mất đi tấm lá chắn bảo vệ cơ thể mà còn có nguy cơ lây lan nhiễm trùng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng lân cận: Amidan là bộ phận đầu tiên trong đường thở, do đó khi bị viêm nhiễm, các vi sinh vật gây hại sẽ nhanh chóng tấn công lên những cơ quan lân cận khác dẫn đến áp xe thành họng, viêm họng, viêm tai giữa, viêm hạch ở hàm dưới, viêm phế quản, thanh quản,…
  • Biến chứng xa: Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm amidan hốc mủ bã đậu có thể gây ra các biến chứng toàn thân như sốt thấp khớp, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết dưới sự xâm nhập của các liên cầu khuẩn nhóm A. Đây đều là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Đọc thêm : Các triệu chứng bệnh viêm amidan quá phát

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ bã đậu

Nguyên nhân chính gây viêm amidan hốc mủ bã đậu là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có độc tính mạnh vào trong vòm họng. Trong đó, có thể kể đến một số loại tiêu biểu sau đây:

  • Virus: Epstein-barr, Herpes simplex, Enteroviruses, Adenovirus,…
  • Vi khuẩn: Khuẩn cầu thận, yếm khí, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A,…
Thời tiết thay đổi có thể là nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ bã đậu
Thời tiết thay đổi có thể là nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ bã đậu

Các loại vi sinh vật gây bệnh này có thể phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào những yếu tố sau:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: Bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu thường phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa xuân và mùa đông, đặc biệt là những thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh. Sự thay đổi đột ngột của độ ẩm và nhiệt độ môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công amidan. Đây cũng là lúc hệ miễn dịch hoạt động yếu nhất, do cần thời gian để thích nghi với điều kiện môi trường mới.
  • Ô nhiễm môi trường: Theo các chuyên gia, những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất độc hại cũng có nguy cơ bị viêm amidan hốc mủ bã đậu cao hơn.
  • Do điều trị viêm amidan không dứt điểm: Nhiều người có tâm lý chủ quan trong việc điều trị viêm amidan từ giai đoạn cấp tính do đây không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không loại bỏ triệt để các mầm bệnh, chúng sẽ tấn công trở lại, phát triển mạnh mẽ hơn và có khả năng kháng thuốc trong những lần tiếp theo. Dần dần sẽ dẫn đến viêm amidan hốc mủ bã đậu.
  • Vệ sinh răng miệng thiếu khoa học: Thói quen “lười” đánh răng hay vệ sinh khoang miệng không đúng cách sẽ khiến các loại thức ăn, đồ uống kẹt lại trong cổ họng. Sau đó kết hợp với các loại vi khuẩn, virus gây viêm amidan hốc mủ bã đậu.
  • Suy giảm sức đề kháng: Nhiều người có thói quen bỏ bữa, ngủ không đủ giấc, lạm dụng đồ uống có cồn khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Số lượng tế bào miễn dịch không đủ là nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan.

THAM KHẢO THÊM

Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan hốc bã đậu

Đối với viêm amidan hốc mủ bã đậu, triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng sốt. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đang bị nhiễm trùng, người bệnh thường sẽ sốt cao với nhiệt độ từ 38,5 đến 39 độ C.

Ho khan liên tục có thể là triệu chứng của viêm amidan hốc mủ bã đậu
Ho khan liên tục có thể là triệu chứng của viêm amidan hốc mủ bã đậu

Tiếp đó, các dấu hiệu khác sẽ lần lượt xuất hiện:

  • Hơi thở có mùi hôi bất thường, rất khó chịu.
  • Có cảm giác đau và sưng tấy ở một bên hoặc cả hai bên amidan.
  • Lớp niêm mạc bị sưng viêm và tấy đỏ khiến cổ họng đau rát.
  • Người bệnh liên tục ho khan, ho có đờm trong nhiều ngày.
  • Trên các khối amidan sẽ xuất hiện mủ trắng, khi ấn vào khiến chất dịch mủ chảy ra.
  • Có triệu chứng hắt hơi kèm theo những hạt nhỏ màu trắng bật ra ngoài.

Cách điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu hiệu quả

Muốn điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu thì phải loại bỏ nhanh các tác nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, cần có biện pháp chữa trị ngay khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính và mới khởi phát.

Phương pháp Tây Y trị viêm amidan bã đậu

Trong Tây Y, hầu hết người bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu sẽ được chỉ định dùng thuốc trước khi áp dụng thủ thuật ngoại khoa.

Đối với việc dùng thuốc Tây, trước hết các bác sĩ cần thăm khám và kiểm tra lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu amidan bị viêm nhiễm do tác động của vi khuẩn, virus, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm một số loại kháng sinh cùng với thuốc giảm sưng, phù nề, giảm đau, hạ sốt để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được chỉ định dùng thêm một số dung dịch kiềm loãng hoặc nước muối sinh lý để súc họng mỗi ngày nhằm hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.

Các loại thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng
Các loại thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng

Mỗi bệnh nhân bị bã đậu amidan sẽ được kê đơn thuốc khác nhau tùy theo thể trạng và mức độ viêm nhiễm. Do đó, bạn không nên sử dụng thuốc theo đơn kê của người khác hoặc tự ý gia giảm lại liều dùng. Bởi lẽ, điều này có thể khiến cơ thể bị nhờ thuốc, gặp nhiều tác dụng phụ và thậm chí là khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.

Sau một thời gian sử dụng, nếu thuốc không phát huy tác dụng, các bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như mất máu quá nhiều, nhiễm trùng sau phẫu thuật và sốc phản vệ khi gây mê. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Phương pháp Đông Y trị viêm amidan hốc mủ bã đậu

Sử dụng các bài thuốc Đông Y trị viêm amidan hốc mủ bã đậu là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng, nhờ mang lại hiệu quả tốt và tương đối lành tính. Các vị thuốc Đông Y đều được bào chế từ dược liệu tự nhiên, do đó vừa có tác dụng điều trị bệnh từ căn nguyên, vừa bồi bổ sức khỏe một cách toàn diện. Người bệnh cũng không phải lo lắng về tác dụng phụ nếu cần điều trị trong thời gian dài.

Theo Y học cổ truyền, viêm amidan hốc mủ bã đậu thuộc chứng “nhũ nga”, tức chính khí hư do tà độc phong nhiệt xâm nhập vào phế hệ gây viêm nhiễm. Tà độc xâm nhập khiến mạch lạc không thông, màng cơ bị thiêu đốt. Do đó, người bệnh có dấu hiệu nhức mỏi toàn thân, đau rát hầu họng và xuất hiện mủ trắng kết hợp với sốt cao.

Để trị bệnh tận gốc, các thầy thuốc sẽ lựa chọn những dược liệu có tác dụng bồi bổ chính khí, phục hồi phế, can, thận, tỳ và đẩy lùi tà ngoại. Từ đó, các triệu chứng viêm nhiễm của viêm amidan hốc mủ bã đậu sẽ biến mất nhanh chóng.

Các mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

Trong dân gian có rất nhiều phương pháp trị viêm amidan hốc mủ tại nhà mà bạn không nên bỏ qua. Các dược liệu được sử dụng nhiều nhất bao gồm đinh lăng, cát cánh, trầu không và các loại gia vị quen thuộc như gừng, tỏi, mật ong rừng,… Đây đều là những “vị thuốc” có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt đồng thời giảm sưng, ho và chống nhiễm trùng.

Dùng sữa nghệ là mẹo trị amidan hốc mủ hiệu quả
Dùng sữa nghệ là mẹo trị amidan hốc mủ hiệu quả
  • Mẹo trị viêm amidan hốc mủ với chanh muối và mật ong: Vắt ½ quả chanh vào cốc nước ấm, sau đó bỏ thêm chút muối và mật ong vào khuấy đều. Uống nước chanh mật ong mỗi ngày 2 lần, kiên trì thực hiện sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Trị viêm amidan bằng sữa nghệ: Pha một ly sữa nóng, có thể dùng sữa bột hoặc sữa ông thọ tùy thích. Sau đó cho thêm 1 thìa tinh bột nghệ vào khuấy đều, mỗi ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng bệnh.

Các mẹo dân gian có chi phí rẻ hơn so với những phương pháp trị viêm amidan hốc mủ bã đậu khác, Vì vậy, đây là một lựa chọn tốt đối với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát và xuất hiện triệu chứng.
Đồng thời, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những bài thuốc này trong quá trình điều trị bằng Đông và Tây Y để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh dẫn đến những phản ứng không mong muốn làm cản trở tác dụng của thuốc.

Ăn gì, kiêng gì khi bị viêm amidan bã đậu?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và đẩy lùi các triệu chứng của viêm amidan bã đậu. Vì vậy, theo các chuyên gia, nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học và phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Người bị viêm amidan hốc mủ bã đậu nên ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, Vitamin và khoáng chất: Tăng cường bổ sung rau xanh, các loại hoa quả, trái cây tươi. Đặc biệt là những thực phẩm giàu Vitamin A, C, E nhằm tăng cường sức đề kháng và tái tạo niêm mạc họng.
  • Món ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh: Người bị viêm amidan hốc mủ bã đậu sẽ gặp tình trạng khó nuốt, nuốt vướng gây ra cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng các món ăn lỏng vào bữa chính, sau đó bổ sung thêm sữa và nước ép trái cây vào bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu chất kẽm: Kẽm là nguyên tố trực tiếp tham gia quá trình sản sinh tế bào miễn dịch cho cơ thể. Theo đó, cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng các tế bào bạch cầu trung tính, đại thực, bào, tế bào sát thủ tự nhiên,… khiến cơ thể mất khả năng chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, lợn, gà, rau chân vịt, súp lơ xanh,…
  • Thực phẩm chứa Selen: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, việc bổ sung Selen sẽ làm tăng hiệu quả của vaccin và một số loại thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm như trứng gà, táo, hành tây, tỏi tím,…
Người bị viêm amidan hốc mủ nên tránh ăn đồ chua cay và nhiều dầu mỡ
Người bị viêm amidan hốc mủ nên tránh ăn đồ chua cay và nhiều dầu mỡ

Bên cạnh đó, người bị viêm amidan hốc mủ cũng cần kiêng ăn những thực phẩm sau:

  • Tránh dùng những món ăn có tính tích nhiệt như: Đồ chua cay, nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ chiên xào,… đồng thời hạn chế các thực phẩm lạnh để không làm amidan bị sưng viêm.
  • Đồ khô cứng: Các thức ăn khô cứng như bánh mì sấy, hoa quả sấy, bim bim, hạt sấy khô,… có thể cọ sát và làm chảy dịch mủ khi đi qua cổ họng, do đó bạn cần tránh xa những thực phẩm này trong thời gian điều trị bệnh.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường hóa học: Việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu trong máu. Từ đó, ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và khiến bệnh chuyển biến trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tránh xa các loại bánh kẹo chứa nhiều đường hóa học, nước ngọt, nước có gas,…
  • Thực phẩm chứa nhiều Arginine như: Bánh mì, nước nho, quả hạnh, bơ lạc,… cũng có thể gây kích ứng và làm vết sưng mủ ở amidan nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan hốc bã đậu

Viêm amidan hốc mủ bã đậu hình thành chủ yếu là do điều trị không dứt điểm và thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh. Do đó, muốn phòng ngừa bệnh từ sớm, bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng thường xuyên và đúng cách kết hợp súc họng bằng nước muối sinh lý để diệt sạch vi khuẩn.
  • Từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn và hạn chế ăn những thực phẩm tái sống.
  • Khi ra ngoài, đặc biệt là đến những nơi có môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp.
  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 15 phút để rèn luyện cơ thể và tăng cường sức khỏe.
  • Nếu có dấu hiệu viêm amidan cấp tính, bạn cần thăm khám và điều trị triệt để ngay từ sớm.

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là một trong những dạng nguy hiểm nhất của viêm amidan. Các triệu chứng sẽ xuất hiện liên tục và rõ rệt hơn những bệnh đường hô hấp thông thường khác. Do đó, hay đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp khắc phục ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của viêm amidan hốc bã đậu.

Tìm hiểu thêm: Cách Dùng Cây Vòi Voi Chữa Viêm Xoang Ít Người Biết Đến

Top 11 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Amidan Hốc Mủ Hiệu Quả

Chữa viêm amidan hốc mủ bằng thuốc nam được rất nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu...

Trẻ Bị Viêm Amidan Uống Thuốc Gì An Toàn Và Nhanh Khỏi

Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì nhanh khỏi, an toàn và ít tác dụng phụ luôn là nỗi băn...

13 Cách Chữa Viêm Amidan Hốc Mủ Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Chữa viêm amidan hốc mủ bằng thuốc Nam với nguồn nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp, và cách chuẩn...

Bã Đậu Amidan Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị

Bệnh viêm amidan bã đậu là một loại bệnh phổ biến mà nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, một số...

14+ Mẹo Chữa Viêm Amidan Hốc Mủ Bằng Dân Gian An Toàn

Hiện nay, nhiều người bệnh đang quan tâm đến các mẹo chữa trị viêm amidan hốc mủ. Trong bài viết...