Chàm Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chàm đỏ là bệnh lý ngoài da thường gặp chính ở đối tượng là trẻ sơ sinh. Những vết chàm này cần được bố mẹ sớm điều trị cho các bé để tránh những tổn thương về sau. Mặc dù vốn là căn bệnh không có ảnh hưởng quá nhiều sức khỏe nhưng trong một vài trường hợp đây có thể là biểu hiện của bệnh giãn mạch máu hoặc u máu. Do đó, các bố mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về bệnh qua những thông tin dưới đây chia sẻ.

Chàm đỏ là bệnh gì?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thuộc nhóm bệnh chàm Ezecma, còn gọi là bớt đỏ. Đây thực chất là một dị dạng mao mạch lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe, xảy ra do tình trạng tăng sinh quá mức các sắc tố dưới da ở trẻ. Vết chàm này sẽ có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt vốn đã được hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ và phát ra khi chào đời.

Hình ảnh bé sơ sinh bị bệnh chàm đỏ
Hình ảnh bé sơ sinh bị bệnh chàm đỏ

Khi bị bệnh, phạm vi vết chàm sẽ thường tập trung thành từng mảng ở trên gương mặt, gò má của bé hoặc một vài vị trí khác trên cơ thể như tay, chân, cổ,…Những vùng da bị chàm không bị sần, cũng không có mụn nước mà chỉ chuyển màu phân ranh giới rõ ràng với những vị trí khác. Trong quá trình phát triển của bé thì vùng da bị bệnh không được điều trị sẽ lớn hơn và chuyển sang đậm màu hơn.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân và dấu hiệu khác nhau khi bé bị chàm mà các bố mẹ có thể quan sát con cái và sớm phát hiện ra bệnh đưa bé đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Các nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm đỏ ở nhỏ phải kể đến như sau:

  • Do di truyền: Chàm đỏ ở trẻ có tính di truyền khá cao. Đó là khi một thành viên trong gia đình bố hoặc mẹ đã từng bị bệnh chàm thì rất có thể con cái sinh ra cũng sẽ bị chàm sữa, chàm đỏ theo.
  • Do gen đột biến: Trong quá trình mang thai bé, vấn đề ăn uống, sử dụng thuốc Tây hay những tác động khác như bị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng gen đột biến. Và bé khi sinh ra cũng sẽ bị bệnh chàm.
  • Do nhiễm virus, nhiễm trùng: Việc bé bị nhiễm khuẩn, virus, nhiễm trùng khiến tế bào da bị chân chia và tăng sinh quá mức cũng hình thành những vết chàm đỏ trên da.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cho bé
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cho bé

Triệu chứng của bệnh chàm đỏ khá dễ dàng để nhận biết. Bởi thực tế đây là tình trạng rối loạn sắc tố dưới da nên để nhận biết các mẹ chỉ cần dùng tay xoa miết ở vị trí bị chàm, khu vực này sẽ chuyển sang màu hồng nhạt hoặc đỏ đậm. Do lúc này, các mao mạch dưới da bị chèn ép và khiến máu đọng lại.

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ngay khi bé chào đời từ những tuần đầu tiên. Trên da bé hình thành những mảng da màu đỏ, khác biệt hoàn toàn với những vùng khác, được phân ranh giới, một vài trường hợp thấy những vảy nhỏ li ti. Các bé sẽ cảm thấy ngứa rát và hay đưa tay lên mặt để chạm vào.

Vết chàm này có thể tăng kích thước theo thời gian nhưng khá chậm. Thông thường đến khi vào giai đoạn dậy thì là vết bớt đỏ hoàn toàn ngừng gia tăng kích thước và cũng sẽ không phát sinh biến chứng.

TÌM HIỂU THÊM

Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Có Lây Không, Cách Trị Dứt Điểm

7 Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả Nhất

Bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bé. Tuy nhiên khi bị bệnh các bé lại thường hay ngứa, cũng như những vùng da chuyển màu sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình do tình trạng bội nhiễm da. Cho nên các bậc phụ huynh khi thấy con mình có thể biểu hiện bệnh nên sớm được chẩn đoán và điều trị để tránh những biến chứng về sau.

Một điều thực tế là bố mẹ thường hay chủ quan khi bé bị chàm đỏ cũng như dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự.

Vết bớt đỏ màu rượu vang

Chàm đỏ cũng nằm trong nhóm bớt đỏ, nếu chỉ xuất hiện ở những vùng da bình thường khỏe mạnh, tụ máu phẳng thì không quá lo lắng. Nhưng trong trường hợp, vết bớt đỏ lan đến những có vết thương hở, chuyển sẫm màu rượu vang thì người bệnh lại cần được điều trị.

Vết bớt đỏ màu rượu vàng ở trẻ có hình dáng những chấm màu đỏ, đường kính có thể từ vài mm đến vài cm. Chúng có thể xuất hiện ở trên gò má hoặc nhiều vị trí khác do tình trạng rò rỉ của mạch máu.

Tình trạng bớt đỏ màu rượu vang này khá đặc biệt có thể tự khỏi khi ta lớn lên, nhưng có trường hợp mọc ở mí mắt lại báo hiệu những vấn đề bất thường trong não. Các bé cần được sớm thăm khám và điều trị kịp thời.

Hình ảnh vết bớt đỏ màu rượu vang
Hình ảnh vết bớt đỏ màu rượu vang

Bớt dạng u máu

U máu hay còn gọi là bớt dâu tây, chúng có màu đỏ của dâu tây và phồng lên trên da. Vết bớt này thường xuất hiện trên da bé ngay khi chào đời và lớn dần lên theo thời gian, đến khi bé 1 – 2 tuổi mới ngừng tăng sinh kích thước.

Cũng giống như vết màu bớt màu đỏ rượu vang, phần lớn những cục u máu này sẽ biến mất khi bé lớn lên. Tuy nhiên những trường hợp u máu nguy hiểm, sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng và nhiều biểu hiện khác ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.

Bớt ne-vi giãn mao mạch

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh rất dễ nhầm lẫn với tình trạng bớt ne-vi giãn mao mạch hay người ta thường quen với cái tên là mảng màu cá hồi. Nguyên nhân nhân gây nên chính là do sự giãn rộng quá mức của các mao mạch máu trong cơ thể bé.

Bớt ne-vi khác với chàm đỏ ở màu sắc thường nhạt hơn hoặc thấy rõ nhất khi bé khóc. Khác với hai chứng bệnh ở trên bớt ne-vi có thể theo bé đến suốt đời chứ không tự khỏi được. Thậm chí ở những vùng da bị bệnh trở nên yếu, dễ bị tổn thương hơn bởi những tác nhân bên ngoài.

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh có chữa được không và cách chữa

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lành tính, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến ngoại hình nên bố mẹ nên điều trị sớm cho bé. Và việc chữa khỏi là hoàn toàn có thể bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể như sau:

Chữa chàm đỏ bẩm sinh bằng Tây y

Trong trường hợp bé sơ sinh bị chàm đỏ và xuất hiện những triệu chứng bất thường, các mẹ nên đưa bé đi thăm khám tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra hướng điều trị tốt nhất bằng Tây y cho bé.

  • Với trường hợp bệnh nhẹ: Thường các bác sĩ đếu ẽ kê những loại thuốc dị ứng dạng nhẹ cùng nhiều hướng dẫn về chăm sóc da bé tại nhà. Cụ thể như sử dụng những loại kem làm mềm da, trị bệnh chàm nói chung, sữa tắm không hóa chất tốt cho da bé khi bị chàm đỏ.
  • Với trường hợp bệnh nghiêm trọng: Khi những vết chàm có biểu hiện lan rộng hơn, bội nhiễm hay nhiễm trùng da, hay những dấu hiệu khác của biến chứng bé cần được điều trị bằng những loại thuốc chuyên dụng. Lúc này tùy vào thể trạng của bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc bôi ngoài da chứa corticoid,…

Lưu ý là các bố mẹ không tự ý sử dụng thuốc tây kể cả là thuốc uống hay thuốc bôi. Bởi da bé rất nhạy cảm, sức đề kháng lại yếu rất dễ xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng những loại thuốc không phù hợp. Cho nên tốt nhất nên đưa bé đi khám bệnh và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc bôi cho bé mềm da, tái tạo lại tế bào mới
Thuốc bôi cho bé mềm da, tái tạo lại tế bào mới

Các mẹo dân gian chữa vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh sinh

Khi bé bị chàm đỏ thường sẽ xuất hiện tình trạng da bị bệnh thô ráp, hơi ngứa. Cho nên các mẹ có thể dùng một số những mẹo dân gian để dưỡng ẩm và giúp bé dễ chịu hơn. Một lưu ý là khi áp dụng phương pháp này cần sự kiên trì và đều đặn hằng ngày mới mang lại hiệu quả cao.

Một số mẹo dân gian trị chàm đỏ tại nhà cho bé:

  • Cách dùng tinh dầu cám gạo: Trong tinh dầu cám gạo có nhiều dưỡng chất có khả năng kích thích tái tạo những tế bào da mới, hồi phục da, chăm sóc da. Hằng ngày các mẹ chỉ cần dùng một ít tinh dầu cám gạo thao lên tay của mình sau đó massage nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh của bé.
  • Dùng khoai tây để trị chàm đỏ: Khoai tây có nhiều vitamin B1, B2 và nhiều chất chống oxy hóa khác giúp tẩy tế bào chết, tái tạo lại làn da mới như ban đầu. Cách thực hiện này rất an toàn cho trẻ nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Mỗi ngày giã nát một củ khoai tây lấy nước cốt và thoa đều lên da bé. Kiên trì thực hiện hằng ngày để thấy hiệu quả nhất.
  • Dùng tinh chất dầu dừa: Các mẹ cũng có thể dùng dầu dừa để thoa lên vùng da bị chàm đỏ của bé mỗi ngày. Tinh chất của dầu dừa vừa giúp giảm tình trạng chàm đỏ, vừa dưỡng da, mềm da hiệu quả.
  • Dùng lá trà xanh: Trong lá trà xanh có tính sát khuẩn rất cao lại đặc biệt an toàn ngay cả khi với làn da bé. Hằng ngày các mẹ dùng một nắm lá trà xanh cùng ít muối hạt nấu nước thật đặc. sau đó, dùng nước đó lau lên vết chàm đỏ ngày 2 – 3 lần.
Các mẹo dân gian cũng có hiệu quả tốt
Các mẹo dân gian cũng có hiệu quả tốt

Lưu ý khi điều trị bệnh chàm đỏ ở trẻ em tại nhà

Trong quá trình chữa bệnh chàm đỏ tại nhà cho bé, các bố mẹ nên lưu ý một số những vấn đề nhất định. Chúng vừa giúp nâng cao sức khỏe của bé lại giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ, tắm gội, cắt móng tay, móng chân thường xuyên. Việc làm này còn để tránh bé gãi lên mặt gây cào xước da.
  • Đảm bảo môi trường sống của bé sạch sẽ nhất có thể, không có bụi bẩn, hóa chất,… nên sử dụng máy lọc không khí tự nhiên.
  • Những vùng da bị bệnh của bé cần tránh sử dụng những loại hóa chất, kem bôi có tính axit, tẩy rửa, hóa học cao,…
  • Các mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo mềm mại, chất vải tự nhiên, không bó sát.
  • Không nên cho bé đến những nơi có môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, lông động vật hay phấn hóa.
  • Nếu dùng thuốc điều trị bệnh cần tuyệt đối tuân theo nguyên tắc mà bác sĩ đã đưa ra cho bệnh nhân.
  • Nên tích cực cho bé bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng.
  • Thường xuyên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra những biến chứng nếu có.
Chăm sóc bé thật tốt trong cuộc sống hằng ngày
Chăm sóc bé thật tốt trong cuộc sống hằng ngày

Khám/chữa vết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh ở đâu tốt nhất

Trên cả nước có nhiều đơn vị nhận thăm khám và điều trị các bệnh chàm, chàm đỏ, chàm sữa, viêm da cơ địa,… hay những bệnh lý da liễu nói chung khác. Dưới đây là một số đơn vị được nhiều bệnh nhân tin tưởng và đánh giá tốt về dịch vụ cũng như chất lượng thăm khám:

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc: Một trong những cơ sở chuyên thăm khám da liễu cho đủ các đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ kết hợp Đông y,Tây y hiện đại. Đơn vị hiện ở địa chỉ B31/ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội; 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP. HCM.
  • Khoa Da liễu Bệnh viện Nhi Trung ương: Bệnh viện thuộc tuyến đầu chuyên thăm khám tất cả các vấn đề của trẻ sơ sinh bao gồm cả da liễu uy tín nhất trên cả nước. Địa chỉ bệnh viện tại 18 ngõ 879 La Thành – Đống Đa, TP.Hà Nội – (84-024) 6 273 8532.
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1: Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên khoa nhi tất cả các đầu bệnh. Tại đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn nhất trên cả nước. Địa chỉ bệnh viện ở 341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Thông tin liên hệ (028) 39271119.
  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: Đơn vị thăm khám tất cả các vấn đề về da liễu từ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đến người già. Đến đây mọi vấn đề về da liễu đều sẽ được bác sĩ giải quyết một cách tốt nhất. Địa chỉ tại số 15A – Phương Mai – Q.Đống Đa – Hà Nội. Thông tin liên hệ đến 19006951.
  • Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn: Đơn vị có hai cơ ở ở Hà Nội và Sài Gòn chuyên thăm khám/ điều trị da liễu với sự kết hợp của Y học cổ truyền và hiện đại. Người bệnh có thể đến địa chỉ ở số 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội và Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM.Hotline: (024) 62 605 666 (Hà Nội) và (028) 710 99 838 (TP. Hồ Chí Minh).
  • Khoa Da liễu – Bệnh viện Quân Dân 102: Kế thừa và phát triển các liệu pháp điều trị bằng Đông y – Tây y, Viện Da liễu chính là địa chỉ đáng tin cậy thăm khám bệnh chàm cho trẻ nhỏ ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Địa chỉ viện tại số 7/11, Lê Quang Đạo, P. Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội và số 179, Đ.Nguyễn Văn Thương, P. 25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Mọi thông tin liên hệ: 0888 598 102 (Hà Nội) – 0888 698 102 (TP. Hồ Chí Minh).

Chàm đỏ là bệnh lành tính nhưng các bố mẹ nên sớm điều trị cho bé để tránh ảnh hưởng đến ngoại hình sau này. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách điều trị bệnh và chăm sóc cho bé một cách tốt nhất.