Bệnh Chàm Ngứa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuNguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chàm ngứa là bệnh da liễu khá phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc và trạng thái tâm lý của người bệnh. Việc chủ quan, không tiến hành trị bệnh triệt để có thể khiến bệnh trở thành mãn tính kèm theo các biến chứng nghiêm trọng khác. Vậy, đâu là nguyên nhân, triệu chứng cũng như hướng điều trị bệnh lý này chính xác?

Giải đáp chính xác chàm ngứa là gì và các thông tin liên quan
Giải đáp chính xác chàm ngứa là gì và các thông tin liên quan

Chàm ngứa là gì?

VietmecGroup cho biết, chàm ngứa là bệnh về da liễu, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhỏ. Bệnh gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì dưới da, làm xuất hiện các mụn, nốt ngứa li ti mọc thành từng mảng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Trong đó, vùng da cánh tay, chân, cổ, mặt là khu vực có tỷ lệ cao bị chàm ngứa.

Chàm ngứa là bệnh lý kéo dài dai dẳng, dễ khởi phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài việc gây cảm giác ngứa ngáy, mệt mỏi, bệnh còn tác động xấu đến giá trị thẩm mỹ, người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Nếu không được khắc phục sớm có thể khiến vùng da mắc bệnh bị viêm nhiễm và để lại sẹo.

Nguyên nhân gây chàm ngứa

Như đã đề cập, việc sớm tiến hành điều trị chàm ngứa là điều cần thiết nhằm ngăn cản các vấn đề xấu tác động đến sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ. Trong đó, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh được xem là yếu tố cốt lõi quyết định hiệu quả điều trị.

Bệnh khởi phát chính do yếu tố di truyền, cơ địa, hệ miễn dịch, vệ sinh...
Bệnh khởi phát chính do yếu tố di truyền, cơ địa, hệ miễn dịch, vệ sinh…

Theo đó, nguyên nhân gây chàm ngứa da được tổng hợp dưới những vấn đề chính sau:

  • Do di truyền, nếu trong gia đình có người từng bị chàm ngứa thì tỷ lệ các thế hệ sau mắc bệnh lý này là khá cao.
  • Chức năng nội tiết tố và bài tiết trong cơ thể bị rối loạn đột ngột.
  • Cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như mỹ phẩm, hóa chất, khói bụi, phấn hoa, thực phẩm…
  • Hoạt động vệ sinh không đảm bảo, vùng da có nếp gấp luôn bị ẩm.
  • Chế độ ăn uống không cân bằng, hệ miễn dịch không đảm bảo, cơ thể thiếu chất xơ, vitamin…
  • Biến chứng từ các bệnh lý khác như xơ gan, viêm thận, hen phế quản…

Dấu hiệu nhận biết chàm ngứa

Chàm ngứa là bệnh ngoài da, vì vậy người mắc có thể dễ dàng nhận biết bệnh bằng mắt thường. Cụ thể, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình giúp phát hiện sớm và chính xác bệnh chàm ngứa:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti trên da, sau vài ngày nổi thành mụn nước rồi vỡ dần gây lở loét và hình thành vảy sừng.
  • Vùng da bị tổn thương có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, sưng đỏ hoặc thậm chí viêm.
  • Da sậm màu hơn bình thường, dần trở nên cứng, khô, bong tróc từng mảng như da cá.
  • Vùng da tổn thương nhạy cảm với bụi bẩn, hóa chất, mỹ phẩm…
  • Trẻ bị chàm ngứa thường kèm theo các triệu chứng khá như mệt mỏi, quấy khóc, sốt…

Chàm ngứa có nguy hiểm không? Tự khỏi không?

Chàm ngứa không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân khiến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh suy giảm. Ngoài ra, việc chậm trễ trong việc thực hiện các biện pháp điều trị cũng có thể khiến người bệnh đối mặt với các vấn đề như:

  • Nhiễm trùng da: Các nốt mẩn đỏ chảy nước sau khi vỡ ra không được xử lý tốt làm tăng tỷ lệ bị chàm bội nhiễm. Nếu tình trạng này trở nặng, diện tích nhiễm trùng lan rộng làm suy giảm cấu trúc và hệ miễn dịch da, dễ để lại sẹo hoặc thậm chí gây hoại tử, nhiễm trùng máu.
  • Viêm da tróc vảy: Viêm da tróc vảy là một loại viêm da khác, khởi phát khi chàm ngứa trở nặng hoặc không được điều trị tốt. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, mất nước, suy tim..
  • Các vấn đề về mắt: Chàm ngứa nhất là trường hợp xuất hiện trên mặt có thể gây ra viêm nếp gấp mí mắt, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể…
  • Hen suyễn, dị ứng: Trẻ em bị chàm có thể tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các vấn đề tiêu cực khác như hen suyễn, dị ứng…
Tuy không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng bệnh lại là nguyên nhân làm chất lượng cuộc sống suy giảm
Tuy không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng bệnh lại là nguyên nhân làm chất lượng cuộc sống suy giảm

Về vấn đề chàm ngứa có tự khỏi không, theo các chuyên gia, mặc dù đây là chỉ là bệnh ngoài da nhưng lại không có khả năng tự khỏi. Nếu người bệnh mang tâm lý chủ quan, để bệnh tự diễn biến có thể khiến tình trạng tổn thương lan rộng, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ trở thành mãn tính.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Hoạt động chẩn đoán có vai trò tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó xây dựng hướng điều trị phù hợp. Với chàm ngứa, việc chẩn đoán bệnh sẽ được tiến hành dựa trên phương thức sau:

  • Kiểm tra lâm sàng: Người bệnh tiến hành khai báo các thông tin liên quan đến thời gian mắc bệnh, triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình… dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xét nghiệm dị ứng, xét nghiệm tế bào: Kết quả xét nghiệm cho biết tế bào có chứa vi khuẩn lạ cũng như xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Cách trị chàm ngứa thế nào hiệu quả?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị chàm ngứa đem lại hiệu quả cao. Tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng bệnh, điều kiện mà bạn đọc có thể tham khảo một số cách trị bệnh chàm ngứa dưới đây.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Phương pháp này hướng đến trị bệnh tại nhà thông qua sử dụng chủ yếu các cây thuốc Nam quen thuộc, dễ tìm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Hiệu quả và tính an toàn của bài thuốc đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.

Một số bài thuốc dân gian trị bệnh tại nhà được nhiều người sử dụng là:

  • Nghệ vàng: Chuẩn bị một củ nghệ tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương rồi dùng nước cốt nghệ bôi lên. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt hiệu quả điều trị cao.
  • Lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch rồi ngâm vào nước muối pha loãng. Tiếp theo, đem lá trầu không đi giã nát, vắt lấy nước cột rồi thoa đều lên vùng da bị chàm. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương để tăng hiệu quả thực hiện.
  • Nha đam: Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch mủ sau đó cạo lấy phần gel. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, thấm khô rồi bôi gel nha đam trực tiếp lên và giữ trong khoảng 20 phút.
Trị bệnh bằng bài thuốc dân gian tại nhà chỉ nên dùng với tình trạng bệnh nhẹ
Trị bệnh bằng bài thuốc dân gian tại nhà chỉ nên dùng với tình trạng bệnh nhẹ

Lưu ý, mẹo trị chàm từ dân gian chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, ở giai đoạn mới khởi phát. Đồng thời, người bệnh cần tránh sử dụng phương pháp này với các vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng.

Sử dụng Tây y trị bệnh nhanh chóng

Trị bệnh Tây y hướng đến việc dùng thuốc làm dịu tình trạng ngứa rát, khó chịu đồng thời ngăn cản các tổn thương lan rộng. Trong đó, một số loại thuốc chữa bệnh chàm thường được sử dụng là:

  • Dung dịch trị bệnh chuyên dụng như Jarish, Vioform 1%, thuốc tím 0,001%.
  • Thuốc mỡ, điển hình Synalar – Neomycin, Celestoderm – Neomycin… được sử dụng với các vết thương lành.
  • Thuốc uống, ví dụ Cetirizine, Siro Phenergan, Chlorpheniramin…
  • Kháng sinh Amoxicillin, Cephalosporin… được sử dụng trong trường hợp tổn thương trở nặng, nhiễm trùng, lở loét…
  • Các loại dung dịch sát trùng, giúp tăng hiệu quả làm sạch tổn thương.

Lưu ý, thuốc Tây trị chàm ngứa có khả năng làm phát sinh một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, do đó người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ. Đồng thời, với thuốc bôi nên sử dụng một lượng vừa phải, bôi mỏng, đều lên vùng da bị tổn thương nhằm tránh làm tổn thương cấu trúc da.

Bị chàm ngứa nên làm gì?

Vì là bệnh ngoài da, dễ tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài nên chế độ chăm sóc càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động điều trị. Theo đó, trong quá trình trị bệnh, người mắc cần chú ý:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố tạo nền tảng sức đề kháng vững chắc giúp người bệnh chống lại các tác động xấu của chàm ngứa. Đồng thời, đây cũng là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh. Theo đó, người bị chàm ngứa cần:

  • Sử dụng các thực phẩm giàu omega 3 như dầu cá, cá hồi, quả óc chó,cá ngừ…
  • Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thiên nhiên như dầu bơ, dầu lạc, dầu oliu…
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, ví dụ Bifidus, probiotic, acidophilus.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như trứng, lúa mì, sữa, socola, chất tạo màu…
  • Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc các chất kích thích có hại.
Xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị chàm da
Xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị chàm da

Thói quen sinh hoạt

Nối tiếp chế độ dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt cũng là vấn đề người bệnh cần đặc biệt lưu tâm, cụ thể:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương hàng ngày nhằm loại bỏ tình trạng vi khuẩn khu trú tại đó.
  • Không để tổn thương tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất hoặc các dị nguyên khác.
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý giúp giữ cơ thể, tinh thần ở trạng thái cân bằng.
  • Chú ý theo dõi các chuyển biến về bệnh tình, chú ý thông báo với bác sĩ khi có vấn đề bất thường xuất hiện.

Cách phòng ngừa chàm ngứa hiệu quả

Phương thức tốt nhất để bảo vệ sức khỏe không phải tiến hành điều trị mà là chủ động trong việc phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Với chàm ngứa, mỗi người có thể tự bảo vệ mình khỏi các tác động xấu của bệnh thông qua:

  • Vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên.
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng ngăn cản vi khuẩn tấn công.
  • Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi với hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào.
  • Hạn chế dung nạp với cơ thể nhóm thực phẩm chiên rán, cay nóng, thức ăn nhanh hoặc các chất kích thích có hại khác.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể stress kéo dài hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Theo dõi sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Bị chàm ngứa khám, chữa ở đâu tốt?

Địa chỉ thăm khám chất lượng là nơi cung cấp cho người người phương pháp điều trị hiệu quả, dịch vụ chăm sóc tốt với mức chi phí phù hợp. Để hỗ trợ bạn đọc dễ dàng hơn trong việc đưa ra sự chọn lựa, dưới đây là một số cơ sở khám chữa chàm ngứa hiệu quả hiện nay:

Bệnh viện Da liễu Trung ương 

Bệnh viện Da liễu Trung ương là bệnh viện công lập, chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực điều trị các bệnh về ngoài da hiện nay. Đây là nơi tiếp nhập các ca bệnh chàm ngứa, chàm cơ địa và đã đem lại hiệu quả điều trị tích cực. Thông tin cụ thể về Bệnh viện Da liễu Trung ương là:

  • Địa chỉ: Số 15A Phương Mai, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • SĐT: 1900 6951.

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam 

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam được biết đến là đơn vị uy tín hàng đầu trong điều trị các bệnh ngoài da với trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất khang trang cùng đội ngũ bác sĩ lành nghề. Thông tin cụ thể về trung tâm như sau:

TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • SĐT/Zalo: 0972 196 616
  • Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
  • Website: trungtamdalieudongy.com

Bệnh viện Da liễu Hà Nội

Ngoài các cơ sở khám chữa bệnh trên, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cũng nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh ngoài da bằng phương thức hiện đại. Thông tin cụ thể về Bệnh viện Da liễu Hà Nội như sau:

  • Địa chỉ: Tại số 79B, thuộc đường Nguyễn Khuyến, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • SĐT: 090 347 9619.
Điều trị tại đơn vị uy tín giúp đảm bảo hiệu quả chữa bệnh cũng như chi phí và dịch vụ sử dụng
Điều trị tại đơn vị uy tín giúp đảm bảo hiệu quả chữa bệnh cũng như chi phí và dịch vụ sử dụng

Trung tâm Thuốc Dân tộc

Với hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Thuốc Dân tộc cũng đã trở thành một trong những cái tên hàng đầu trong công tác nghiên cứu – khám chữa bệnh – chăm sóc sức khỏe cộng động. Thông tin cụ thể về Trung tâm Thuốc Dân tộc như sau:

  • Địa chỉ: Số 31, Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • SĐT: 024 7109 6699.

Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai cũng là địa chỉ khám chữa chàm ngứa được nhiều người tin tưởng tìm đến, thông tin cụ thể như sau:

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
  • SĐT: 024 3869 3731.

Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I được nhiều bệnh nhân tin tưởng đến khám khám, trị bệnh. Thông tin chi tiết về Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

  • Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Thông, P. 6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
  • SĐT: 028 3930 8131.

Trên đây là đầy đủ các thông tin chi tiết về bệnh chàm ngứa và các cách thức chữa trị. Để đảm bảo hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ phía bác sĩ, chuyên gia.