Trẻ Bị Nổi Mề Đay
Trẻ bị nổi mề đay là lo lắng của không ít bậc phụ huynh lo lắng, bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu cho trẻ nếu không có những biện pháp để điều trị từ sớm. Để có thể đưa ra được cách chữa bệnh phù hợp, bạn đọc nên tham khảo chi tiết những thông tin được chúng tôi tổng hợp lại trong bài viết dưới đây.
Trẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?
Chúng ta đều biết rằng, trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa ổn định nên rất dễ mắc bệnh, chịu sự tác động từ nhiều yếu tố trong môi trường khiến cho cơ thể khó chống đỡ. Trong đó, các bệnh về da liễu là nhóm bệnh rất phổ biến, đặc biệt là tình trạng trẻ bị nổi mề đay.
Hiện nay, y học đang phân chia bệnh nổi mề đay ở trẻ thành 2 giai đoạn cụ thể là cấp tính và mãn tính. Cụ thể, đối với bệnh ở giai đoạn mãn tính, các đợt bùng phát thường kéo dài hơn 1 tháng rưỡi, trong khi đó bệnh cấp tính sẽ có thời gian ngắn hơn.
Các bác sĩ cho biết, khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính, bé tuy chưa có những triệu chứng nghiêm trọng nhưng vẫn cảm thấy ngứa ngáy, ăn uống kém ngon miệng và ngủ không đều giấc. Khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, các biểu hiện của bệnh sẽ có dấu hiệu nặng hơn, trẻ sụt cân nhanh chóng, cơ thể ốm yếu và dễ bị để lại nhiều vết sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Thậm chí, những trường hợp nặng nhưng không được điều trị kịp thời đều có thể dẫn tới tình trạng cơ thể xảy ra những phản ứng quá mức, các con bị sốc phản vệ, khó thở, co thắt thanh quản khá nguy hiểm.
Đối với chứng bệnh này, phụ huynh không nên xem nhẹ, nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian. Chúng ta cần phải có các phương pháp chữa trị phù hợp, chính xác và kịp thời để ngăn chặn trẻ bị nổi mề đay nặng hơn.
Nguyên nhân làm trẻ bị nổi mề đay
Các bác sĩ cho biết, bệnh nổi mề đay ở trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, phát sinh từ các yếu tố sinh hoạt, môi trường, điều kiện sống… Cụ thể gồm:
- Tác dụng phụ của thuốc: Chắc hẳn mọi người đều biết rằng, có một số loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ trên làn da. Trong đó, thuốc thuộc vào nhóm kháng sinh Penicillin là một ví dụ điển hình, thuốc sẽ làm các bé bị nổi mề đay khắp người.
- Bị bệnh nhiễm trùng cấp: Trẻ nhỏ có thể gặp phải rất nhiều bệnh lý khác nhau trong những năm đầu đời. Những chứng bệnh như viêm amidan, viêm tai giữa, cảm lạnh, viêm họng đều có thể gây ra những cơn phát ban, kích thích các phản ứng miễn dịch dưới da và hình thành nên mề đay.
- Thời tiết gây ảnh hưởng: Khi nhiệt độ thay đổi liên tục, đột ngột, nóng lạnh thất thường đều dễ khiến cơ thể dễ bị ốm, không phân biệt già hay trẻ. Đặc biệt trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn kém sẽ dễ bị ảnh hưởng dẫn tới các kích ứng trên làn da.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Một số tác nhân có thể dễ dàng gây ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như phấn hoa, nước hoa, lông động vật, một số loại nấm mốc.
- Dị ứng thực phẩm: Trong quá trình ăn uống, trẻ có thể bị dị ứng, nổi mề đay do một số loại thực phẩm dễ gây ra kích ứng như hải sản, đậu phộng hay các chế phẩm từ đậu phộng.
Biểu hiện cho thấy trẻ nhỏ đang bị bệnh nổi mề đay
Trẻ khi mắc bệnh mề đay cũng sẽ không có nhiều sự khác biệt so với người lớn. Các triệu chứng này khá dễ nhận biết, chúng ta có thể đánh giá, nhận định bệnh thông qua một số dấu hiệu sau:
- Làn da của các bé bắt đầu xuất hiện những nốt sần có thể tạo thành cụm hoặc nổi riêng lẻ, chúng có màu đỏ hoặc hồng và đường viên phân chia với các vùng da khỏe mạnh khác cũng có sự phân chia rất rõ ràng.
- Triệu chứng tiếp theo mà bất cứ đứa trẻ nào mắc nổi mề đay đều gặp phải đó là làn da bị ngứa vô cùng dữ dội. Bé thấy ngứa rát và đưa tay cào gãi liên tục, thâm chí còn làm cho làn da bị trầy xước.
- Ngoài ra, ở một số trẻ còn có thêm triệu chứng đó là bé bị phù mạch. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều nhất tại khu vực là bộ phận sinh dục, chân, tay, mắt, miệng. Bệnh nhi có thể không xuất hiện cảm giác đau nhưng cũng có khả năng bị đau đớn nhẹ.
Xem thêm : Top 8 Loại Lá Tắm Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất
Cách đẩy lùi nổi mề đay cho trẻ hiệu quả nhất
Bệnh mề đay ở trẻ cũng tương tự như người lớn, sẽ thuyên giảm tốt khi chúng ta có các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Theo đó, phụ huynh nên đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám chi tiết, đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ đó có phương pháp chữa trị mề đay ở trẻ em phù hợp. Hiện nay, các bậc phụ huynh có thể cho con điều trị bằng các loại thuốc Tây, Đông y hoặc sử dụng mẹo dân gian để hỗ trợ.
Thuốc Tây cho trẻ bị nổi mề đay
Đây là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn vì giúp các con giảm nhanh chóng các triệu chứng của nổi mề đay. Đặc biệt ở các bé đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, các loại thuốc lúc này là biện pháp hữu ích nhất để kiểm soát bệnh. Dựa vào sức khỏe của mỗi trẻ, các bác sĩ có thể kê những thuốc dưới đây:
- Thuốc kháng H1: Đây là thuốc kháng Histamin, được sử dụng để ngăn chặn cơ thể tiếp tục sản sinh ra những chất gây ra kích ứng trong cơ thể. Thuốc khi dùng cho hiệu quả khá nhanh nhưng có thể làm bé bị buồn ngủ, khô miệng.
- Thuốc tiêm: Ở một số trường hợp, trẻ bị nổi mề đay sẽ được chỉ định tiêm thuốc hen suyễn cũng cho công dụng cao trong việc chữa bệnh. Loại thuốc này có chi phí cao nhưng sẽ không xảy ra các tác dụng phụ.
- Corticoid dạng bôi: Các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc bôi chứa thành phần là corticoid để đẩy lùi viêm da. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
- Thuốc menthol: Một số thuốc chứa thành phần chính là methol được sử dụng để làm dịu làn da, giảm các kích ứng khó chịu cũng như giúp trẻ giảm viêm nhiễm da nếu có.
- Nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch: Khi các cách điều trị đang áp dụng không mang lại khả năng đẩy lùi bệnh cho trẻ, bệnh nhân lúc này dùng thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc cũng sẽ có một số tác dụng phụ khá rõ rệt như đau đầu, buồn nôn hoặc thận có thể bị suy giảm chức năng khi dùng lâu dài.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm với các loại thuốc trị bệnh, do vậy việc tùy ý kê đơn thuốc cho bé khi không có sự tư vấn từ các bác sĩ sẽ gây ra không ít tác dụng phụ. Phụ huynh cũng cần chú ý không cho con uống quá liều lượng thuốc, thay đổi đơn thuốc hoặc uống ngắt quãng đều không có lợi cho quá trình điều trị bệnh.
Cách trị bệnh tại nhà
Trong quá trình trị bệnh, các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con những mẹo cải thiện bệnh tại nhà, hạn chế những tổn thương ở trên da cũng như giúp cho làn da nhanh phục hồi hơn. Cụ thể như sau:
- Sử dụng nước mát để tắm: Phụ huynh cho trẻ tắm bằng nước mát để giúp cải thiện tình trạng da bị sưng nóng, có thể thêm vào một chút baking soda hoặc yến mạch sẽ giúp bé giảm ngứa tốt hơn.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sẽ giúp phụ huynh làm giảm những triệu chứng khô ráp, bong tróc hay viêm nhiễm trên da. Làn da của bé có đủ độ ẩm sẽ luôn mềm mại, da phục hồi tốt hơn.
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước: Việc uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình trị bệnh của của các bé. Trẻ bị nổi mề đay cần uống nhiều nước hàng ngày để đào thải độc tố, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ uống các loại nước ép trái cây rất tốt cho cơ thể.
- Chườm lạnh: Khi bé xuất hiện những cơn ngứa ngáy, nổi mẩn, chúng ta có thể áp dụng biện pháp cải thiện tức thời bằng cách dùng đá chườm lạnh. Điều này sẽ giúp co mạch, làm dịu làn da, giảm cơn ngứa ngáy. Tuy nhiên cần phải bọc đá bằng khăn vải sạch khi chườm lên da.
- Lựa chọn quần áo dễ thấm hút: Các bộ đồ có chất vải dễ thấm hút mồ hôi, đồ rộng rãi, mềm mại sẽ tốt cho trẻ bị nổi mề đay. Bởi các bộ đồ quá bó, chật, khó thấm hút đều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, làn da bị bức và tích tụ thêm nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
Đọc thêm : Thuốc trị mề đay cho trẻ em tốt nhất
Chế độ ăn uống phù hợp
Cùng với việc tìm hiểu những loại thuốc, những phương pháp chữa trị bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cũng không nên bỏ qua vấn đề thực phẩm sử dụng hàng ngày. Chế độ ăn uống có tác động lớn tới hệ miễn dịch, khả năng phục hồi của làn da, ngăn chặn các phản ứng miễn dịch quá mức.
Sử dụng đúng dưỡng chất sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa rát, khô ráp và viêm nhiễm da. Trong khi đó, dùng thực phẩm tùy ý dễ làm cơ thể dễ dàng bị kích ứng hơn, làn da mất đi khả năng miễn dịch, các tế bào da khó tái tạo khiến bệnh khó thuyên giảm. Theo đó, phụ huynh cần chú ý tới cách dùng thực phẩm như sau:
Các thực phẩm nên sử dụng:
- Nhóm vitamin C: Y học từ lâu đã nhận định, vitamin C là thành phần dưỡng chất rất quan trọng đối với cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống lại quá trình oxy hóa, kháng viêm và tái tạo làn da tốt hơn. Bên cạnh đó, đây còn là yếu tố điều hòa những phản ứng quá mẫn trong cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe và làn da. Vì thế, phụ huynh nên thường xuyên cho con bổ sung cam, bưởi, quýt, cà chua, dâu tây, việt quất, mâm xôi, kiwi,…
- Omega 3: Thực phẩm chứa omega 3 là nguồn thức ăn tuyệt vời để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chất béo lành mạnh này có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp làn da khỏe mạnh hơn, hạn chế giải pháp các histamin khiến cơ thể bị kích ứng. Bên cạnh đó, đây còn là chất hỗ trợ rất tốt cho quá trình đẩy lùi bệnh nổi mề đay, giúp tế bào da tái tạo nhanh chóng hơn và tăng cường cấu trúc của tầng biểu bì.
- Rau củ: Trong các loại rau củ luôn có chứa lượng nước nhất định, cùng với đó là các chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều rau củ sẽ giúp làm sạch đường ruột tốt hơn, đào thải các độc tố cũng như giúp làn da tăng cường độ ẩm, hạn chế nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Thực phẩm có khả năng chống oxy hóa: Các loại hạt, hoa quả và rau củ đều có chứa ít nhiều các chất chống oxy hóa, giúp làm chậm lại quá trình các tế bào da bị lão hóa, nâng cao hệ miễn dịch, củng cố các tầng biểu bì khỏe mạnh hơn và hạn chế viêm nhiễm, mẩn ngứa.
Thực phẩm không nên dùng:
- Những món ăn có nhiều dầu mỡ và gia vị: Mỡ, dầu, muối, tiêu, đường khi dùng quá mức đều tác động tiêu cực tới làn da của người bệnh. Nếu cho bé sử dụng nhiều đồ ăn chứa các gia vị này, tuyến mồ hôi bị kích thích có thể khiến cho làn da bị nổi mề đay nặng hơn.
- Các món ăn có khả năng gây kích ứng: Những thực phẩm từ hải sản, đậu phộng, các nguồn thức ăn có lượng đạm cao đều dễ gây ra những ảnh hưởng xấu tới bệnh lý. Chúng làm gia tăng những phản ứng viêm trong cơ thể, làm gia tăng những triệu chứng của nổi mề đay, trẻ bị ngứa, khó chịu và dễ bị phù nề hơn.
Ngoài ra phụ huynh cũng hạn chế cho con dùng thực phẩm, thức uống lạnh, các loại nước ngọt, nước có ga đều không tốt cho cơ thể.
⇒ THAM KHẢO THÊM : Nổi Mề Đay Kiêng Gì Để Giảm Ngứa Ngáy, Bệnh Nhanh Khỏi?
Lưu ý quan trọng khi trẻ bị nổi mề đay
Bệnh mề đay có thể khởi phát bất cứ thời điểm nào và dễ dàng tái phát nhiều lần trong năm. Do đó, cùng với việc áp dụng đúng cách các phương pháp chữa trị, phụ huynh cũng nên lưu ý thêm những biện pháp chăm sóc sau:
- Cần tránh để trẻ tiếp xúc với những dị nguyên, khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, mặc quần áo phù hợp, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu bé bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật, không nên cắm hoa hay nuôi chó, mèo trong nha.
- Khi tắm rửa cho trẻ, cần sử dụng các loại xà bông dịu nhẹ, chứa các thành phần tự nhiên. Tránh dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh với nhiều hóa chất gây hại cho làn da.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng, vệ sinh toàn thân đều đặn, đặc biệt sau khi bé hoạt động vui chơi đổ nhiều mồ hôi.
- Tạo không gian sinh hoạt sạch sẽ, dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, thay chăn ga gối đệm định kỳ để không tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Trong phòng có thể dùng thêm máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm để cân bằng độ ẩm cho làn da, da không bị mất nước, khô quá mức.
- Khi trẻ xuất hiện bất cứ bệnh lý về da liễu nào cần phải điều trị dứt điểm từ sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng khiến làn da tổn thương lớn, kéo theo nhiều bệnh khác.
Trẻ bị nổi mề đay có biểu hiện thế nào, chữa trị ra sao đã được chúng tôi giải đáp rất chi tiết trong bài viết này. Các bậc phụ huynh qua đây có thể tích lũy thêm cho mình một số kiến thức hữu ích để sử dụng nếu các bé trong nhà không may mắc bệnh. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn từ bác sĩ để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm
- Cách Chữa Mề Đay Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả Nhất
- Nổi Mề Đay Ở Cổ Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?