Top 8 Loại Lá Tắm Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất
Các loại lá tắm điều trị mề đay được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tốt là lá khế, lá kinh giới, lá chè xanh, lá ngải cứu,… Thành phần hoạt chất bên trong các loại dược liệu này có khả năng kháng viêm mạnh, giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da do mề đay gây ra rất tốt. Tuy nhiên, theo lương y Đỗ Minh Tuấn (cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đướng), người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
8 loại lá tắm trị nổi mề đay tốt nhất
Nổi mề đay là tình trạng da bị nổi các mẩn đỏ hoặc mảng da đỏ gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh thường xảy ra một các đột ngột do phản ứng dị ứng của cơ thể. Sử dụng các loại lá trong tự nhiên nấu nước tắm khi bị mề đay sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy và viêm sưng trên da, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số loại lá tắm trị nổi mề đay tốt nhất bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:
1. Tắm lá khế
Tắm nước lá khế điều trị bệnh mề đay là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến hiện nay. Trong Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, đây là dược liệu có khả năng tiêu viêm và giảm ngứa rất tốt, khi sử dụng để nấu nước tắm sẽ nhanh chóng đẩy lùi cơn ngứa ngáy và sưng đỏ trên da do bệnh nổi mề đay gây ra. Y học cũng đã tìm thấy, trong lá khế còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Đây là những thành phần dược lý có tác dụng rất tốt đối với làn da, giúp phục hồi các mô da tổn thương, tăng sức đề kháng của da để nâng cao khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây hại.
– Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá khế tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn bám quanh rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
- Đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm và vệ sinh cơ thể.
- Sử dụng phần bã lá khế chà xát lên vùng da bị nổi mề đay để nâng cao hiệu quả mang lại.
- Thực hiện tắm nước lá khế từ 3 – 4 lần/tuần để có thể nhanh chóng mang lại hiệu quả.
2. Dùng lá cây đơn đỏ nấu nước tắm
Đơn đỏ là loại cây được trồng ở nhiều nơi trên nước ta, thường được thu hái sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền có ghi chép, đây là dược liệu có khả năng thanh nhiệt giải độc và tiêm viêm rất tốt, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc để điều trị các bệnh lý ngoài da.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã tìm ra, trong lá đơn đỏ chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có khả năng sát trùng, chống viêm và chống oxy hóa rất tốt như saponin, flavonoid, tanin,… Các hoạt chất này nếu tiếp xúc với da sẽ nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy và mẩn đỏ do mề đay gây ra, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Bạn có thể nấu nước lá đơn đỏ tắm điều trị tình trạng nổi mề đay do dị ứng theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá đơn đỏ đem rửa sạch bụi bẩn bám quanh, cùng dao thái nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với nước.
- Đun trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha với một ít nước lạnh cho nguội bớt.
- Sử dụng nước này để tắm ngay khi còn ấm, ngâm rửa thật kỹ vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 15 phút.
- Sau đó tắm lại với nước sạch, dùng khăn sạch lau khô rồi mới mặc quần áo.
3. Lá kinh giới giúp kháng viêm, giảm ngứa
Kinh giới là loại rau thơm quen thuộc, thường được sử dụng để ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ngoài ra, loại dược liệu này còn được tận dụng trong rất nhiều mẹo dân gian để điều trị các bệnh lý như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…
Theo Y học cổ truyền, kinh giới có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất mạnh, chính vì thế chúng rất thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là mề đay mẩn ngứa. Y học hiện đại cũng đã tìm thấy, thành phần vitamin và khoáng chất trong lá kinh giới rất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng của da để ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại. Khi bị mề đay, bạn có thể sử dụng loại dược liệu này nấu nước tắm mỗi ngày sẽ nhanh chóng đẩy lùi được triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một bó kinh giới, đem nhặt lấy phần lá không bị sâu bệnh rồi rửa sạch với nước.
- Đổ 3 lít nước vào nồi bắc lên bếp đun sôi, khi nước sôi lên thì cho lá kinh giới đã chuẩn bị vào và vặn nhỏ lửa lại.
- Tiếp tục đun trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu pha cùng với một ít muối hạt.
- Đợi cho nước nguội bớt thì sử dụng để tắm rửa hoặc vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng phần bã chà nhẹ nhàng lên da giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
4. Tắm nước lá rau sam chữa mề đay
Rau sam là loại cây thường mọc dại ở những nơi ẩm ướt như bờ ruộng, sông suối,… Chúng được nhiều gia đình nông thôn sử dụng làm thực phẩm để nấu ăn với nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, rau sam là dược liệu có vị chua và tính hàn, đi vào cơ thể sẽ giúp thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn và tiêu viêm. Chính vì vậy, chúng được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian để điều trị bệnh lý ngoài da thường gặp, đặc biệt là mề đay mẩn ngứa.
Y học hiện đại đã chỉ ra, trong loại rau này còn chứa một số hợp chất như Flavonoid, Acid xitric, Phytoestrogen,… có khả năng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Các loại vitamin và khoáng chất bên trong rau sam còn có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại nhiều bệnh tật.
– Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá rau sam tươi, đem rửa sạch đất cát, cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút.
- Vớt rau sam ra, cho vào nồi đun sôi với khoảng 2 lít nước. Chú ý không nên đun quá 15 phút khiến hoạt chất trong rau bị bốc hơi, làm giảm tác dụng.
- Đổ nước rau sam sau khi đun ra chậu, pha cùng với một ít nước lạnh để giảm bớt độ nóng rồi dùng để tắm.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian tình trạng nổi mề đay sẽ thuyên giảm hẳn.
5. Dùng lá chè xanh nấu nước tắm kết hợp uống
Chè xanh là dược liệu được nhiều gia đình nấu nước dùng để uống hàng ngày với nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Dùng nước nấu chè xanh để tắm rửa và vệ sinh bên ngoài da còn có công dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý như mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng, chàm,…
Nghiên cứu của y học hiện đại đã tìm thấy, trong lá chè xanh chứa rất nhiều hợp chất có khả năng đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da do mề đay gây ra như tinh dầu, tanin, flavonoid,… Ngoài ra, hàm lượng EGCG bên trong trà xanh còn là một chất có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, chúng sẽ giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại, hỗ trợ làm lành tổn thương trên da.
Bạn có thể nấu nước chè xanh để tắm kết hợp với uống trong mỗi ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Với khả năng thanh nhiệt giải độc, nước lá chè xanh sẽ giúp đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể rất tốt.
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá chè xanh tươi đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
- Cho lá chè xanh vào nồi đun với khoảng 3 lít nước trong khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy một lít nước chè xanh đã nấu cho vào bình thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh sử dụng để uống trong ngày.
- Phần nước còn lại đổ ra chậu hòa tan cùng một ít muối hạt, pha thêm một ít nước lạnh cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm rửa.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.
6. Lá ổi – loại lá tắm trị mề đay tốt nhất
Lá ổi là loại dược liệu được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và các bệnh lý về da liễu thường gặp. Trong tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, lá ổi là dược liệu có tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ có khả năng giải độc, kháng khuẩn và làm lành tổn thương trên da. Chính vì thế, dược liệu này thường được sử dụng để điều trị mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…
Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm thấy, trong lá ổi có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng đẩy lùi phản ứng viêm và giảm ngứa ngáy rất tốt, có thể kể đến như tinh dầu, polyphenol, tanin,… Ngoài ra, thành phần hoạt chất berbagia trong lá ổi còn có khả năng chống oxy hóa, giúp làm lành các tổn thương trên da và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
– Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ổi non, nếu có thể người bệnh hãy sử dụng phần ngọn ổi non để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Đem phần dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch bụi bẩn, cho vào nước muối loãng ngâm trong khoảng 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó thả lá ổi vào tiếp tục đun trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút để thành phần hoạt chất trong dược liệu tan vào nước.
- Sau đó tắt bếp, đổ nước ra chậu đợi cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm. Không nên tắm nước quá nóng để tránh gây bỏng da.
- Phần bã tận dụng chà nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay, kết hợp massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả mang lại.
- Áp dụng cách này đều đặn từ 3 – 4 lần/tuần để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.
7. Tắm nước lá trầu không giúp giảm ngứa
Trầu không là dược liệu được sử dụng trong rất nhiều mẹo dân gian để cải thiện các bệnh lý như chàm, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,… Y học cổ truyền đã chỉ ra, với tính ấm của lá trầu khi đi vào cơ thể sẽ có khả năng kháng khuẩn và đào thải độc tố rất tốt. Đồng thời, với các thành phần hoạt chất như tinh dầu, flavonoid, tanin,… bên trong lá trầu còn có khả năng chống oxy hóa, giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại và làm lành tổn thương trên da rất tốt.
Để điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa, người bệnh chỉ cần sử dụng loại dược liệu này để nấu nước tắm mỗi ngày. Thành phần hoạt chất bên trong lá trầu sẽ tan vào trong nước, được hấp thu qua da một cách từ từ giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy, sưng đỏ trên da.
– Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 1 nắm lá trầu không bánh tẻ, nên chú ý lựa chọn những lá không bị sâu bệnh và vàng úa.
- Đem dược liệu đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất bám quanh, vớt ra để ráo nước.
- Cho lá trầu không và 2 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Đợi cho nước nguội bớt thì sử dụng để tắm và ngâm rửa vùng da bị mề đay.
- Thực hiện tắm nước lá trầu không trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh.
8. Chữa mề đay bằng cách tắm lá ngải cứu
Ngải cứu là dược liệu có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, thường được sử dụng làm thực phẩm, nấu nước uống và nấu nước tắm để điều trị rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là mề đay mẩn ngứa.
Y học hiện đại đã tìm thấy, trong tinh dầu lá ngải cứu có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt như flavonoid, artabsin, adenin,… Khi sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa, thành phần hoạt chất này sẽ thấm qua da giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy, sưng đỏ do bệnh gây ra một cách nhanh chóng. Ngải cứu là dược liệu có tính ấm, khi đi vào cơ thể còn có tác dụng giải độc và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau.
Cách điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa bằng lá ngải cứu rất đơn giản, bạn chỉ cần nấu nước sử dụng để tắm mỗi ngày. Cách này giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh khá tốt và rất an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, loại lá này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm, vì vậy bạn nên thử trên một vùng da nhỏ trước khi dùng để tắm.
– Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá ngải cứu tươi đem đi rửa sạch rồi đun sôi với nước trong khoảng 10 phút.
- Đổ nước sau khi đun ra chậu, pha cùng một ít muối biển, đợi cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm.
- Phần bã dược liệu bạn có thể dùng chà xát bên ngoài vùng da bị nổi mề đay để nâng cao hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng lá tắm để điều trị mề đay
Sử dụng các loại lá có sẵn trong vườn nhà nấu nước tắm điều trị bệnh mề đay là phương pháp rất dễ thực hiện và an toàn đối với sức khỏe. Thành phần dược lý trong dược liệu sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra, đồng thời giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí chữa bệnh. Tuy nhiên, khi thực hiện điều trị mề đay bằng cách tắm nước lá người bệnh cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn:
- Tắm nước lá tắm trị mề đay mang lại hiệu quả rất chậm do thành phần dược tính bên trong lá cây không cao. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất một cách từ từ và phát huy công dụng.
- Lựa chọn loại lá cây nấu nước tắm điều trị bệnh phù hợp với cơ địa của bản thân. Tuyệt đối không sử dụng loại lá mà bản thân dị ứng để nấu nước tắm, điều này sẽ khiến phản ứng dị ứng bị kích hoạt, tình trạng ngứa ngáy nổi mề đay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau khi sử dụng nước lá tắm, nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì người bệnh nên tắm sạch lại với nước sạch, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất được được hướng dẫn xử lý đúng cách.
- Người bệnh nên chọn các loại lá tươi chứa nhiều tinh dầu để điều trị bệnh, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Nên ưu tiên lựa chọn các loại lá có sẵn trong vườn nhà không bị phun thuốc trừ sâu để nấu nước tắm chữa bệnh
- Cần rửa sạch lá với nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất bám quanh, tốt hơn bạn hãy ngâm lá với nước muối loãng để có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại tồn tại trên lá mà mắt thường không nhìn thấy được. Điều này giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại từ lá xâm nhập vào da khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Trước khi tắm nước lá, người bệnh nên tắm với nước sạch trước để loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi trên cơ thể. Việc làm này có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó da sẽ dễ dàng hấp thu các thành phần dưỡng chất bên trong nước lá.
- Không tắm nước lá chữa bệnh cho những trường hợp da có các vết thương hở hoặc bị nổi mụn nước. Do nước là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập qua da gây nhiễm trùng và gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Nên chú ý đến nhiệt độ nước lá khi tắm, không nên tắm nước quá nóng khiến da bị mất đi độ ẩm tự nhiên gây ngứa ngáy, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bỏng nước.
- Sau khi tắm nước lá, nên vệ sinh cơ thể lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn các bã dược liệu còn bám trên cơ thể, đồng thời dùng khăn sạch lau khô nước trước khi mặc quần áo vào.
- Tắm nước lá là phương pháp chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa, chúng không thể tác đọng vào sâu trong nguyên căn gây bệnh để cải thiện một cách triệt để. Chính vì vậy bạn không nên áp dụng cách này thay thế cho phương pháp điều trị bệnh chuyên khoa.
- Cách chữa mề đay này hiện chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả mang lại. Vì vậy, người bệnh cần phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là các loại lá tắm trị mề đay tốt nhất và lưu ý khi áp dụng bạn có thể tham khảo. Bên cạnh việc tắm nước lá, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, kết hợp với sử dụng thuốc Tây y giúp nâng cao hiệu quả mâng lại. Đồng thời, bạn cũng nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều này sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị và phòng ngừa mề đay tái phát.
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Điều trị mất nhiều thời gian như vậy à, tôi bị mề đay 4-5 năm nay rồi, liệu có chữa khỏi được không? Mỗi lần nó ngứa chỉ biết dùng ngải cứu chà đắp vào để giảm ngứa thôi chứ cũng sợ dùng thuốc tây.
Được các mẹ chia sẻ có con bị mề đay tắm cho con bằng lá khế, bé nhà em bị ở lưng, em ngày nào cũng tắm cho cháu phải gần tháng nay rồi đó, mần đỏ có lặn bớt nhưng con vẫn kêu ngứa nhiều, liệu chữa theo cách này có đem lại hiệu quả tốt không ạ, em thì không có kinh nghiệm lên cũng tham khảo ở đây và hỏi các bà ở nhà để điều trị cho con.
Ai có địa chỉ của trung tâm bài thuốc nam đó không cho tôi xin với, con nhà tôi cháu cũng 10 tuổi rồi, từ hôm bị cho tắm nước lá rau sam với ăn uống bổ sung nhiều vtm với rau củ mà con vẫn còn ngứa ngáy, gãi nhiều.
Bé Bon nhà mình năm nay được hơn 2 tuổi, con bị nổi mẩn đỏ ngứa, khắp từ bụng xuống phần đùi, cho con đi khám thì bác bảo con bị mề đay, cũng kê thuốc điều trị nhưng mình dùng hết đơn rồi bệnh nó khỏi được đâu gần tháng thì gần đây bệnh lại có dấu hiệu tái phát trở lại. Mình lại không muốn lấy thêm thuốc tây cho con uống vì bé nhà mình uống thuốc đã rất khó khăn rồi mà dùng nhiều thuốc tây mình cũng thấy nó không tốt, không biết có mom nào có cách chữa tốt hơn không, cho mình xin kinh nghiệm với.
Có ai có bài thuốc nào chữa khỏi căn bệnh này không, ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa hơn, mà tắm, ngâm vào lá trà mấy tháng nay rồi nó có khỏi được đâu, cứ đỡ rồi lại bị nổi ngứa trở lại.
Không biết bệnh mề đay có nguy hiểm gì không mọi người nhỉ, mấy tháng nay mình bị mắc mề đay, đặc biệt lúc hoạt động ra nhiều mồ hôi, là khắp vùng cẳng tay 2 bên nổi mẩn đỏ, ngứa, những lúc đó là mình dùng đá chườm, 1 lúc sau nó cũng đỡ ngứa và các nốt sần đỏ cũng lặn hết, nó cứ bị đi bị lại như vậy.
Em mới sinh xong bị nổi mề đay khắp cả vùng bụng, sợ ảnh hưởng đến sữa cho con bú nên em cũng không dùng thuốc tây để điều trị. Được các mẹ mách dùng lá khế tắm có thể chữa khỏi bệnh, nhưng thời gian sử dụng có thể kéo dài 1-2 tháng hoặc có thể lâu hơn. Không biết em dùng lâu như vậy có ảnh hưởng gì không mọi người?
Không biết nổi mề đay này có cần kiêng nước hay kiêng ăn uống gì không mọi người ơi, thấy bài viết chia sẻ những cách điều trị mề đay tại nhà, em cũng áp dụng chữa cho con bằng lá đơn đỏ, đun lấy nước tắm, dùng đến chục hôm nay rồi nhưng chưa thấy bệnh của cháu khỏi.
Gần đây trên hai cẳng chân tôi cả đùi nữa gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa kèm các nốt to nhỏ khác nhau, bị cách đây vài tuần rồi, nhưng cứ lên độ vài hôm lại lặn đi xong lại bị lại mà tôi càng gãi các nốt nó càng lan to hơn như kiểu sâu dóm đốt. Không biết tôi bị vậy có phải bị mề đay không mọi người, mà tôi cũng tìm hiểu qua, cái bệnh mề đay này xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ có thai, sau sinh và trẻ nhỏ cơ mà, ai bị như này rồi, cho tôi xin lời khuyên được không.
Chắc chị đang gặp vấn đề về da rồi, ra viện da liễu hay phòng khám nào khám mà điều trị sớm đi chị ạ, đối tượng chị nói kia là người ta có tỉ lệ mắc cao hơn thôi, chứ không phải là những người khác không bị.
Bệnh này giống tôi rồi, kiểu mề đay cấp tính, mới bị lên cứ lên rồi nó lại tự lặn, nhiều người không biết nghĩ là cứ để vậy nó tự khỏi, mà những trường hợp tự khỏi khó lắm. Lúc mới bị tôi cũng vậy nhưng độ vài tuần nó lại nổi ngứa trở lại, giờ đang phải tắm lá ổi hàng ngày đây. Dùng cũng được hơn tháng nay rồi, tuần 3-4 lần thế mà nó cũng đỡ ngứa ngáy khó chịu rồi đấy, thấy nhiều người chữa cách này cũng hiệu quả lắm, sử dụng lại đơn giản, thử chữa luôn đi, có khi mới bị lại khỏi trước cả tôi.