Viêm Họng Hạt Có Mủ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Bác sĩ Phan Đình Long – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó trưởng khoa Ngoại Trung tâm Y tế Hàng không Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Viêm họng hạt có mủ là tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính. Bệnh có thể dẫn tới sự hình thành những hạt mủ màu trắng gây đau rát dữ dội và nguy hiểm cho người mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp người bệnh nhận biết sớm và điều trị bệnh hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tìm hiểu viêm họng hạt có mủ là gì?

Bệnh viêm họng hạt có mủ là một trong những thể phổ biến của bệnh viêm họng mãn tính quá phát ở mức độ nặng. Thông thường, tình trạng này xuất hiện khi cổ họng bị tổn thương với viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần.

Viêm họng hạt có mủ là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng
Viêm họng hạt có mủ là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng

Lúc này, các tế bào lympho trong cổ họng bị sưng phồng, không còn khả năng chống lại cũng như tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Khi kết hợp với những chất cặn bã tồn tại trong cổ họng, chúng sẽ hình thành ổ dịch với các hạt nhỏ màu trắng đục, mùi hôi gọi là mủ.

Viêm họng hạt mủ là tình trạng bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, trong đó phổ biến ở người có sức đề kháng kém. Bệnh thường phát triển âm thầm nên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.

Nguyên nhân bị viêm họng hạt có mủ

Viêm họng hạt mủ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Người mắc viêm họng nếu không được điều trị dứt điểm có thể chuyển sang thể viêm họng mãn tính và dẫn tới viêm họng hạt có mủ.
  • Khi bị viêm xoang mãn tính sẽ hình thành dịch mủ tắc nghẽn. Về lâu dài, dịch mủ sẽ tràn xuống cổ họng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công dẫn đến viêm họng hạt.
  • Khi cơ thể nhiễm một số loại virus như thủy đậu, virus cúm, sởi…. và một số vi khuẩn khác cũng có thể dẫn đến bệnh viêm họng hạt.
  • Lười vệ sinh răng miệng hoặc thường xuyên vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Chế độ ăn uống không đúng cách, ảnh hưởng bởi nhiệt độ, môi trường sống, thời tiết thay đổi
  • Dị ứng các loại như phấn hoa, lông thú vật, hóa chất, khói thuốc lá…
  • Sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài như rượu, bia, thuốc lá, gia vị cay nóng…
  • Người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, trào ngược thực quản… cũng dễ mắc viêm họng.

Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng hạt có mủ

Các bạn có thể nhận biết viêm họng hạt thông qua một số dấu hiệu lâm sàng dưới đây:

  • Cảm giác đau họng âm ỉ kéo dài và cảm giác đau tăng hơn khi nuốt hoặc nói chuyện.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, ho kéo dài vào sáng sớm. Đặc biệt tình trạng ho lâu ngày sẽ dẫn đến khản tiếng.
  • Hơi thở có mùi hôi ngay sau khi mới vệ sinh răng miệng.
  • Sốt vừa hoặc cao, sốt chủ yếu vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Thực tế, tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng nhận biết bệnh sẽ có những sự khác biệt nhất định.

Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có mủ có nguy hiểm không?

Đây là tình trạng mãn tính thuộc mức độ nặng, do đó nếu không được điều trị dứt điểm, đúng cách, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:

  • Áp xe họng: Người bệnh sẽ thấy cảm giác đau rát ở họng dữ dội hơn, khó nuốt cũng như đau nhói ở tai, khó thở…
  • Viêm tấy amidan: Cùng với triệu chứng tương tự như áp xe họng, khi kiểm tra họng người bệnh sẽ thấy amidan 2 bên sưng tấy, nóng đỏ.
  • Viêm phổi: Dịch mủ ở các ổ nhiễm khuẩn có khả năng tràn xuống cuống phổi và nhu mô phổi dẫn đến bệnh viêm phổi.
  • Một số biến chứng khác: Ngoài những biến chứng thường gặp trên, bệnh còn có thể dẫn tới viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm mũi xoang, thấp tim, thấp khớp, nhiễm trùng huyết và nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng.
Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Viêm họng hạt có mủ không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe mà bệnh còn có thể lây từ người sang người qua hai con đường chính như:

  • Lây trực tiếp: Khi người bệnh tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp như dịch nước mũi, nước bọt… sẽ dễ dàng lây viêm họng hạt mủ.
  • Lây gián tiếp: Nếu người khỏe mạnh dùng chung các dụng cụ như chén, ly, bát, đũa, đồ dùng sinh hoạt cá nhân… với người mắc bệnh, việc lây bệnh cũng rất dễ xảy ra.

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và giảm khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh, người bệnh cần tiến hành và điều trị kịp thời.

Giải pháp chẩn đoán viêm họng hạt mủ

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào dấu hiệu lâm sàng cũng như hình ảnh bệnh như:

  • Quan sát vùng cổ họng thấy xuất hiện các hạt màu đỏ, kích thước to nhỏ khác nhau chứa nhiều mủ trắng. Nếu người mắc bệnh lâu ngày, dịch trong cổ họng có thể chuyển sang màu xanh, kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Cổ họng sưng to, tấy đỏ, xuất hiện những chấm mủ ở trên bề mặt họng.
  • Người bệnh đau họng, ngứa rát họng, ho khan hoặc ho có đờm. Thông thường, đờm có màu đục, trắng hoặc xanh kèm mùi hôi.

Các phương pháp chữa bệnh hiệu quả hiện nay

Hiện nay, có 3 cách chữa viêm họng hạt có mủ được áp dụng phổ biến gồm có mẹo dân gian, thuốc Tây y và Đông y. Tùy từng hoàn cảnh, tình trạng bệnh mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị sao cho hợp lý.

Mẹo dân gian trị viêm họng hạt mủ

Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì bởi cách thức điều trị thường có tác dụng chậm. Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến hiện nay gồm có:

Công thức điều trị với tía tô và rượu gạo

Tía tô không chỉ là loại gia vị phổ biến của người Việt mà đây còn được xem là 1 vị thuốc với nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Đặc tính của loại lá này là tính ấm, giúp chữa được nhiều bệnh như ho, đau họng, cảm lạnh, viêm họng hạt,… Khi kết hợp cùng với rượu gạo, tía tô sẽ phát huy tốt nhất công dụng trong điều trị viêm họng hạt có mủ.

Tía tô khi kết hợp với rượu gạo sẽ tạo nên bài thuốc hiệu quả
Tía tô khi kết hợp với rượu gạo sẽ tạo nên bài thuốc hiệu quả

Từ lâu, dân gian đã truyền tai nhau cách chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô. Bài thuốc này có thành phần và các bước thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • 200g lá tía tô.
  • 1 lít rượu gạo.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá tía tô, sau đó để ít phút cho ráo nước.
  • Cho lá tía tô vào chảo, sao cho khô vàng rồi đem tán thành bột mịn.
  • Cho lá tía tô vào bình, thêm rượu gạo và để nơi thoáng mát. Sau khoảng 1 tuần là rượu có thể sử dụng được. Người bệnh nên dùng 2 lần/mỗi ngày, mỗi lần 1 thìa nhỏ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trà chanh kết hợp mật ong

Cách chữa viêm họng bằng mật ong đã được dân gian lưu truyền từ lâu. Trong mật ong chứa nhiều vitamin cùng các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Trong khi đó, chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Kết hợp 2 dược liệu này sẽ mang đến thuốc trị viêm họng hạt có mủ hiệu quả, có thể dùng cho người lớn và trẻ em.

Chuẩn bị:

  • 200ml trà nóng.
  • 1-2 muỗng cà phê mật ong.
  • Nửa quả chanh.

Cách thực hiện:

  • Pha mật ong vào trà nóng, vắt nửa quả chanh vào cốc rồi khuấy đều.
  • Sử dụng trà uống 2 lần sáng và tối mỗi ngày, sau 3 ngày sẽ thấy phát huy hiệu quả.

Ngậm tỏi chữa bệnh hiệu quả

Tỏi được biết đến với khả năng kháng viêm hiệu quả, được sử dụng trong nhiều bài thuốc nhất là điều trị viêm họng hạt mủ.

Người bệnh có thể sử dụng tỏi để ngậm hàng ngày
Người bệnh có thể sử dụng tỏi để ngậm hàng ngày

Chuẩn bị: 1 củ tỏi nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Tỏi bóc vỏ sau đó rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
  • Ngậm tỏi từ 2-3 lần mỗi ngày sẽ giảm tình trạng đau rát họng đáng kể.
  • Nhìn chung, các mẹo dân gian chữa viêm họng hạt có mủ cần được thực hiện trong thời gian ít nhất là 3-5 ngày mới thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh nên chuyển sang cách thức điều trị khác.

Sử dụng thuốc Tây y

Về việc “viêm họng hạt có mủ uống thuốc gì?”, các thuốc Tây có thể được sử dụng trong điều trị bệnh gồm có:

  • Thuốc chống viêm: Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống viêm không steroid như Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon… Một số trường hợp sử dụng chống viêm NSAID (Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin… Đây là các loại thuốc có khả năng giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát cổ họng.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Khi sốt cao, đau họng, người bệnh nên sử dụng Paracetamol, Ibuprofen…
  • Thuốc chống dị ứng: Các thuốc kháng Histamin H1 như Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Alimemazin, Promethazine… sẽ mang đến công dụng giảm phù nề, vừa làm dịu cổ họng, làm giảm ho khi mắc viêm họng hạt mủ.
  • Thuốc giảm ho: Một số loại được sử dụng phổ biến như Terpin codein, Dextromethorphan, Neo Codion, Pholcodin…
  • Thuốc long đờm: Các thuốc được dùng gồm có N- Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocistein…
  • Thuốc điều trị dạ dày: Nếu viêm họng hạt xuất hiện do viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược thực quản, người bệnh thường được khuyến cáo sử dụng thuốc có khả năng trung hòa axit dạ dày như Pantoprazole, Famotidine, Cimetidin, Omeprazole, Ranitidine….
Thuốc Tây được sử dụng giúp điều trị triệu chứng bệnh
Thuốc Tây được sử dụng giúp điều trị triệu chứng bệnh

Khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, người bệnh cần thăm khám, tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm họng hạt có mủ nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn trị bệnh giúp cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng hiệu quả. Do đó, người bệnh cần quan tâm đến sử dụng và không nên sử dụng các nhóm thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm nên ăn

Một số thực phẩm phù hợp với người viêm họng hạt gồm có:

  • Thực phẩm nhiều kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiễm virus bạn nên lựa chọn gồm hải sản, các loại hạt, các loại đậu…
  • Uống nhiều nước ép trái cây như cam, bưởi, ổi,… sẽ giúp giảm cảm giác đau họng, cung cấp nguồn vitamin đa dạng.
  • Ăn các món ăn mềm như canh, cháo, súp… giúp hạn chế tổn thương đối với vòm họng, nhờ vậy tránh được viêm họng mủ.

Nhóm thực phẩm nên kiêng

Người mắc viêm họng hạt cần tránh sử dụng các loại thực phẩm như:

  • Đồ ăn cay nóng khiến tình trạng viêm họng hạt mủ trở nên nặng hơn.
  • Không ăn các loại thực phẩm thô, cứng hoặc chứa nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn ngọt như bánh kẹo, sô cô la bởi chúng thường chứa nhiều arginine. Đây được biết đến chất tạo môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn cũng như khiến dịch nhờn ở cổ tiết ra nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích hay đồ uống lạnh khi đang điều trị bệnh.

Các giải pháp phòng tránh viêm họng hạt có mủ

Cùng với những lưu ý trong điều trị bệnh, người bệnh cần quan tâm đến các giải pháp phòng tránh viêm họng hạt kèm mủ cụ thể như sau:

  • Nếu mắc viêm họng cấp cần điều trị triệt để, tránh chủ quan để bệnh phát triển thành viêm họng mãn tính và thành viêm họng hạt.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, khi tiếp xúc cần có biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, không tiếp xúc với các vật dụng cá nhân.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt khi đi ra ngoài cần mặc ấm và dùng khăn bảo vệ vùng cổ họng.
  • Hạn chế đến những nơi môi trường ô nhiễm, khói bụi hóa chất hoặc có khẩu trang, dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với khu vực trên.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, súc miệng thường xuyên bằng các loại nước nước sát khuẩn, nước muối để tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Viêm họng hạt có mủ là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh đang có dấu hiệu mắc viêm họng mủ hãy liên hệ ngay đến Nhất Nam y viện để được tư vấn kỹ lưỡng về phác đồ điều trị.

ĐỌC NGAY: