Viêm Họng Hạt Mãn Tính
Viêm họng hạt mãn tính là tình trạng viêm họng cấp tính trong thời gian dài, do không được điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần nên chuyển thành mãn tính. Bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khiến người bệnh khó tập trung vào công việc. Nếu như không chữa trị kịp thời, tình trạng này sẽ để lại không ít biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng hạt mãn tính là gì?
Viêm họng hạt mãn tính là tình trạng viêm họng kéo dài, dai dẳng, thường trên một tuần. Bệnh là hậu quả của quá trình viêm họng cấp tính lặp lại nhiều lần. Các dấu hiệu của bệnh thường gặp như đau rát họng, khi nuốt đau nhiều hơn, tình trạng ho kéo dài và đôi khi có đờm.
Niêm mạc họng là nơi chứa rất nhiều tế bào lympho có nhiệm vụ tiêu diệt, ngăn cản các loại vi khuẩn gây hại. Khi người bệnh bị viêm họng hạt mãn tính quá phát khiến những tế bào lympho hoạt động liên tục với cường độ cao, trong thời gian dài.
Do đó mà tế bào này cứ mỗi ngày một to ra, trở thành những hạt trên niêm mạc họng. Những hạt này nằm phía sau thành họng, có nhiều kích thước khác nhau. Được nối liền với nhau bằng dây máu màu đỏ nên được gọi là viêm họng hạt.
Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông, chuyên gia hô hấp có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị: Dựa trên những đặc điểm tổn thương mà bệnh viêm họng hạt mãn tính được phân loại làm 4 thể dưới đây:
- Viêm họng hạt mãn tính xung huyết đơn thuần: Triệu chứng là niêm mạc họng đỏ tấy, có thể thấy được nhiều mạch máu.
- Viêm họng hạt mãn tính xuất tiết: Biểu hiện như niêm mạc họng xung huyết đỏ, tiết nhiều chất nhầy, có màu trong, hơi dính vào thành sau họng.
- Viêm họng mãn tính quá phát: Đặc điểm là niêm mạc họng dày lên, đỏ, bạch huyết ở thành sau họng quá phát thành nhiều đám to nhỏ, chúng rải rác hoặc tập trung một dải dọc phía sau.
- Viêm họng teo: Thể bệnh này hay gặp ở người cao tuổi, người mắc bệnh trĩ mũi. Những biểu hiện như niêm mạc họng mỏng đi, teo dần, khô hơn. Bên cạnh đó, họng có màu hồng nhợt nhạt, có đóng vảy vảng, họng khô.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
Viêm họng hạt mãn tính là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến, hay gặp phải ở người trưởng thành. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường hay chủ quan. Có nhiều nguyên nhân từ trực tiếp, gián tiếp gây nên viêm họng hạt mãn tính, có thể đến như:
- Nhiễm trùng: Nhiều vi khuẩn gây bệnh ở vùng hậu họng, thường gặp nhất là Streptococcus. Nếu không được điều trị, liên cầu khuẩn có thể khiến cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng tại tim, cơ xương khớp.
- Khói bụi, chất gây ô nhiễm không khí: Thường xuyên hít các chất độc hại như bụi bẩn, hơi hoá học, khí đốt, khói,… có thể gây viêm họng hạt mãn tính, tổn thương ở phổi, bệnh về đường hô hấp.
- Viêm amidan mãn tính: Bị viêm một số tổ chức xung quanh họng cũng có thể dẫn đến viêm họng hạt mãn tính. Khi đó, bệnh nhân xuất hiện nhiều triệu chứng như sốt, buồn nôn, sưng hạch vùng lân cận, đau đầu, đau bụng.
- Viêm xoang mãn tính: Bị viêm xoang mũi sẽ tiết ra dịch nhầy, dịch này chảy xuống vùng họng có thể khiến kích ứng, sưng cổ họng. Tình trạng này lâu dần gây ra viêm họng hạt mãn tính.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Niêm mạc họng bị tổn thương do các dịch tiêu hoá tính axit từ dạ dày trào ngược lên. Khiến người bệnh bị đau rát, cảm giác vướng ở họng, khó nuốt, khàn tiếng. Đây là nguyên nhân thường người bệnh không nghĩ tới.
- Ung thư vòm họng: Viêm họng hạt mãn tính do ung thư vòm họng là nguyên nhân phổ biến và rất nghiêm trọng. Các triệu chứng bệnh nhân gặp phải là mệt mỏi toàn thân, sụt cân, chán ăn, khó nuốt, sưng cổ, chảy máu họng, mũi.
- Nguyên nhân khác: Vẹo vách ngăn, polyp cuống mũi khiến tắc mũi mãn tính; cơ địa bị dị ứng như viêm thực quản bạch cầu.
GỢI Ý: Chuyên gia mách bạn Đau Họng Ngậm Gì Để Nhanh Khỏi
Triệu chứng viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt mãn tính triệu chứng thường không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với thể viêm họng khác. Mỗi người bệnh sẽ có mức độ khó chịu khác nhau do những hạt ở thành họng gây ra. Tuy nhiên, viêm họng hạt mãn tính thường có triệu chứng diễn tiến kéo dài. Chủ yếu là các triệu chứng nặng bao gồm:
- Đau họng: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất. Những cơn đau thường âm ỉ, kéo dài nhiều tuần. Kèm theo là triệu chứng nóng rát, ngứa, khô khan, vướng víu ở họng.
- Đỏ ửng ở cổ họng: Thành cổ xuất hiện những hạt trắng nổi mẩn, kích thước khác nhau, gây đỏ ửng ở cổ họng.
- Ho khan, ho có đờm: Lúc đầu là ho khan, ho gió, lâu dầu chuyển thành sang ho có đờm dai dẳng. Những cơn ho thường xuất hiện nhiều về đêm nhất là gần sáng.
- Nổi hạch sưng đau ở cổ: Sờ nắn ở vùng cổ dễ dàng nhận thấy cục cứng, sưng và đau. Kèm theo là hiện tượng sốt và đau đầu.
- Sốt, đau đầu: Triệu chứng này cảnh báo bệnh viêm họng hạt mãn tính đã tiến triển nặng.
- Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng của đối tượng này thường có thêm nóng rát ở vùng ngực phía sau xương ức, ợ hơi, ợ chua.
- Triệu chứng khác: Thay đổi giọng nói, khàn giọng, hắt hơi kèm sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ..
Tình trạng Viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt mãn tính gây ra những triệu chứng rất khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cả công việc. Người bệnh bị viêm họng hạt mãn tính kéo dài, cổ họng thường sưng to lên và đôi khi ho ra đờm có máu. Đây là dấu hiệu của ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng.
Ở dạng mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, những dấu hiệu đáng lo ngại khác:
- Biến chứng tại chỗ: Thường gặp là áp xe hoặc viêm tấy quanh họng. Người bệnh có triệu chứng như sốt 38 – 39 độ, mệt mỏi, mạch đập nhanh, đau họng dữ dội, đau nhói lên tai, nước dãi chảy nhiều, há miệng khó khăn, hôi miệng.
- Biến chứng gần: Viêm họng hạt mãn tính để lâu có thể gây viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa. Bệnh lan dần xuống còn gây nên viêm thanh quản, khí quản, phế quản. Thậm chí là khiến người bệnh bị viêm phổi.
- Biến chứng xa: Nặng nhất có thể dẫn tới viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim.
Các hình thức chẩn đoán viêm họng hạt mãn tính
Khi phát hiện những triệu chứng của viêm họng hạt mãn tính, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh sẽ giúp bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Bước 1: Kiểm tra cổ họng
Dùng một cây tăm bông vô trùng lấy chất dịch tiết trong họng của người bệnh. Xem mẫu dịch này có sự hiện diện của viêm họng hạt mãn tính hay không. Quan sát hình ảnh viêm họng hạt mãn tính, thấy niêm mạc họng đỏ, mao mạch nổi rõ.
Bước 2: Kiểm tra thể chất
Đo cân nặng, kiểm tra vùng mũi, vùng tai để xác nhận “sự hiện diện” của tình trạng viêm họng hạt. Do tai, mũi, họng là ba cơ quan thông nhau nên cơ quan này tổn thương thường kéo theo cơ quan khác cũng bị nhiễm trùng.
Bước 3: Xét nghiệm máu
Bác sĩ lấy một mẫu máu từ bệnh nhân viêm họng hạt mãn tính. Sau đó gửi đến phòng thí nghiệm thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán sự hiện của bệnh. Đây là cách chẩn đoán viêm họng hạt mãn tính chuẩn xác nhất. Việc xét nghiệm máu tốn nhiều thời gian, nhưng sẽ mang lại kết quả bệnh tình chính xác.
Điều trị viêm họng hạt mãn tính theo Tây y
Các phương pháp Tây y điều trị viêm họng hạt mãn tính bao gồm thuốc uống và tiểu phẫu. Trước khi lựa chọn dùng phương pháp nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Dùng thuốc tân dược
Phương pháp điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây y được đa số bệnh nhân áp dụng. Bởi dùng thuốc đặc hiệu làm giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc tân dược thường hay gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, khi dùng thuốc mà xuất hiện những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Một số loại thuốc kháng sinh được dùng gồm: Penicillin G Benzathine, Penicillin VK, Clindamycin, Erythromycin, Cephalexin, Amoxicillin (an toàn khi sử dụng cho trẻ em)
Tiểu phẫu đốt họng hạt
Được dùng khi hiện tượng viêm nhiễm quá nặng, các hạt có kích thước lớn, phát triển nhanh. Nhiệt điện hoặc tia laser được dùng để loại bỏ những hạt viêm họng.
- Ưu điểm: Nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian.
Biện pháp điều trị viêm họng hạt mãn tính
Có thể thấy viêm họng hạt mãn tính là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ ràng về bệnh có thể chữa bằng nhiều phương pháp. Còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi, cân nặng mà chọn phương pháp nào cho phù hợp. Người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt mãn tính
Những mẹo chữa bệnh từ dân gian đã được áp dụng từ xa xưa. Cách chữa này không tốn nhiều chi phí, công sức mà hiệu quả đem lại rất tốt. Hơn nữa nguyên liệu lại dễ tìm, người bệnh chỉ cần kiên trì thực hiện là bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể, thậm chí khỏi hẳn.
Nước ép khoai tây
Nước ép khoai tây chứa những thành phần tốt cho sức khỏe. Do đó mà nước này có khả năng làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, làm lành tổn thương niêm mạc họng.
- Chuẩn bị: 1 củ khoai tây to.
- Cách thực hiện: Đem khoai tây đi gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành miếng nhỏ. Cho khoai vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày, 2 – 3 lần một ngày.
Giấm táo
Sử dụng giấm táo rất hữu hiệu chữa viêm họng hạt mãn tính. Vì trong giấm táo có các axit và chất kháng khuẩn có tác dụng giảm đau họng, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Chuẩn bị: Giấm táo, nước ấm.
- Cách thực hiện: Lấy một ly nước ấm, cho giấm táo vào khuấy đều. Dùng hỗn hợp này súc miệng làm nhiều lần trong ngày.
Mật ong
Mật ong là phương thức chữa viêm họng hạt hiệu quả, giúp thông họng, giảm đau, tiêu viêm. Cách sử dụng nguyên liệu này cũng vô cùng đơn giản, dễ làm. Do vậy, bài thuốc từ mật ong là cách chữa bệnh đau họng tại nhà được nhiều người lựa chọn.
- Chuẩn bị: Mật ong, nước ấm, chanh hoặc tỏi.
- Cách thực hiện: Dùng mật ong pha với nước ấm để uống hàng ngày. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể hoà mật ong, nước ấm thêm một thìa nước cốt chanh hoặc tỏi để uống.
Bị viêm họng hạt mãn tính ăn gì, kiêng gì?
Vấn đề được nhiều người quan tâm là viêm họng hạt nên ăn gì và kiêng gì. Bởi sử dụng đúng thực phẩm sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh hiệu quả hơn. Một số loại thực phẩm lại khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Thực phẩm nên ăn
Ăn gì để vấn đề viêm họng hạt mãn tính nhanh khỏi hơn. Người bệnh hãy sử dụng một số loại thực phẩm sau:
- Mật ong: Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng. Mật ong còn giúp làm lành tổn thương ở niêm mạc họng. Sử dụng mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh, tăng đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Thực phẩm giàu protein: Loại thực phẩm giàu protein có nguồn dưỡng chất tốt cho sức khỏe, khả năng miễn dịch cao, tiêu biểu là trứng. Tuy nhiên, không nên ăn trứng gà chiên vì chứa nhiều dầu mỡ.
- Gừng: Gừng có thể sử dụng làm gia vị nấu ăn, pha với nước ấm, rất tốt khi điều trị bệnh.
- Đồ ăn mềm: Đồ ăn mềm, nấu chín như cháo, canh, súp,… Giúp cổ họng dễ chịu khi nuốt, tránh tổn thương cho niêm mạc họng.
- Gan bò: Trong gan bò chứa đạm lysine lớn, chống siêu vi gây viêm họng hạt mãn tính rất tốt.
- Thực phẩm giàu vitamin: Các loại chứa nhiều vitamin C như cam, dứa, dâu tây, dưa hấu, đu đủ,… chống virus rất tốt. Vitamin E chống lại sự phát triển của virus, kích thích hệ miễn dịch chống lại sự lão hoá ở người già, tăng cường sức đề kháng. Một số loại quả nên bổ sung là đào, mâm xôi, cà chua,…
Thực phẩm cần kiêng
Ngoài việc viêm họng hạt mãn tính nên ăn gì, người bệnh cần chú ý những thực phẩm cần kiêng. Những loại thực phẩm này dễ gây tổn thương niêm mạc họng và gây viêm nặng hơn.
- Đồ cay nóng: Đặc biệt cần kiêng tiêu, ớt, mù tạt. Thực phẩm này dễ gây kích ứng cổ họng, khiến cổ họng bị viêm, đau rát hơn.
- Đồ chiên nướng: Ăn loại đồ ăn khiến dịch đờm tiết ra nhiều hơn, khiến viêm nặng hơn. Nếu dùng thường xuyên có thể ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
- Thực phẩm khô: Thực phẩm này dễ làm tổn thương niêm mạc họng. Gồm các loại như bánh kẹo cứng, bánh mì khô, các loại hạt khô (óc chó, hướng dương, bí).
- Thực phẩm chứa axit: Tiêu biểu là chanh, bưởi. Loại thực phẩm chứa axit gây kích thích niêm mạc họng, khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.
- Đồ ngọt: Mặc dù loại đồ ăn này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bệnh viêm họng hạt mãn tính không nên ăn. Lượng đường trong loại thực phẩm này làm cổ họng luôn có đờm. Các loại như kẹo, bánh, socola, đậu phộng,…
- Đồ lạnh: Đồ ăn lạnh, đồ uống lạnh khiến cổ họng bị đau rát, viêm sưng to hơn.
- Bia, rượu, đồ uống có gas: Trong các loại đồ uống này chứa chất khiến niêm mạc họng bị tổn thương.
Cách phòng tránh viêm họng hạt mãn tính hiệu quả
Viêm họng hạt mãn tính không có biểu hiện quá rõ ràng, người bệnh thường nhầm lẫn với bệnh viêm họng khác. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, người bệnh cần có biện pháp đúng đắn, tránh virus và vi khuẩn gây bệnh.
- Cần phát hiện và điều trị sớm viêm họng, viêm họng cấp tính để tráng tình trạng quá lâu dẫn đến mãn tính.
- Người bị viêm họng không được sử dụng chung vật dụng cá nhân.
- Vệ sinh vùng họng thường xuyên, bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch nhiều lần trong ngày, sau mỗi khi ăn.
- Vệ sinh, lau chùi nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ hàng ngày.
- Không ngủ trực tiếp hướng quạt hoặc dưới máy lạnh quá lâu.
- Tránh những nơi môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khí độc hại, hóa chất. Tốt nhất nên đeo khẩu trang, dùng các vật dụng bảo hộ khác nếu phải tiếp xúc khí độc hại.
- Giữ ấm cơ thể nhất là vùng họng, đặc biệt khi trời chuyển lạnh, mầm mống bệnh dễ phát tán.
- Người bệnh dùng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho. Nếu dùng tay che miệng cần vệ sinh tay bằng xà phòng sau đó.
- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
Viêm họng hạt mãn tính là một trong những căn bệnh diễn biến phức tạp và nguy hiểm ở đường hô hấp. Vì vậy, bệnh cần có phương pháp điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chú ý, khi viêm họng kéo dài điều trị không khỏi hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị sớm, dứt điểm bệnh.
BÀI LIÊN QUAN: