Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi
Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng và rất nguy hiểm. Nhằm giúp cho mọi người có kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về cách nhận biết, chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.
Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?
Viêm họng hạt ở lưỡi (hay còn gọi là viêm họng lưỡi nổi hạt, viêm họng lưỡi nổi hột) là một dạng của viêm họng mãn tính. Khái niệm này thường dùng để chỉ tình trạng các tế bào lympho nằm ở lưỡi bị viêm nhiễm, phình to và hình thành các hạt với các kích thước khác nhau, gây khó chịu cho người bệnh. Các hạt này có thể nằm ở đáy lưỡi, cuống lưỡi hoặc V lưỡi.
Theo các chuyên gia, viêm họng hạt ở lưỡi nguy hiểm hơn các so với các trường hợp bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân viêm họng hạt ở lưỡi
Cũng giống như các loại viêm họng khác, viêm họng hạt ở lưỡi do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là do ý thức chủ quan của chính người bệnh trong quá trình điều trị. Hiện tại, người ta chia nguyên nhân căn bệnh này thành hai nhóm chính dưới đây:
Nguyên nhân chủ quan
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus đang ẩn náu trong khoang miệng, vòm họng bùng phát và gây viêm nhiễm. Làm các tế bào lympho phải làm việc quá sức và sưng tấy.
- Mắc kèm các bệnh lý kèm theo như: trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm amidan,… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt ở lưỡi.
- Do thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh không khoa học, thường xuyên ăn uống đồ cay, nóng, đồ lạnh, sử dụng thuốc lá, rượu bia nhiều.
- Do người bệnh tự ý bỏ giữa chừng phác đồ điều trị của bác sĩ khi thấy bắt đầu thấy có dấu hiệu cải thiện
- Trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị dân gian, diện chẩn, bấm huyệt,… người bệnh không xác định được đúng vị trí huyệt đạo cần tác động hoặc không biết dùng mẹo vặt đúng liều lượng dẫn đến tình trạng viêm họng hạt ở lưỡi càng nặng hơn.
Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh nhóm nguyên nhân chủ quan, thì cũng có rất nhiều nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động làm bùng phát viêm họng hạt ở lưỡi:
- Do sự thay đổi khí hậu đột ngột, khiến cơ thể không kịp thích nghi
- Do môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại,… những tác nhân gây hại này cũng có thể khiến bệnh viêm họng hạt ở lưỡi trở nên dai dẳng.
- Do vi khuẩn, virus viêm họng hạt ở lưỡi bùng phát và gây bệnh. Đối tượng mà chúng dễ tấn công nhất là những người có sức đề kháng kém như: người già, trẻ em, người suy nhược cơ thể,…
Triệu chứng viêm họng hạt ở lưỡi
Viêm họng hạt ở lưỡi bên cạnh những dấu hiệu đặc trưng thì cũng có những triệu chứng tương tự với các căn bệnh viêm họng thông thường khác. Thông thường, khi mắc viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:
- Xuất hiện cảm giác đau nhức tại khoang miệng, vết lở loét ở môi và lợi.
- Tại cuống lưỡi, đáy lưỡi hoặc V lưỡi nổi nhiều hột đỏ với kích thước khác nhau gây cảm giác đau rát, khó chịu nhất là khi nuốt thức ăn hoặc nói nhiều
- Khi bị viêm họng hạt ở lưỡi người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng vướng víu, khó chịu như có dị vật bị mắc kẹt ở trong.
- Lưỡi và vòm họng thấy nóng và khô và cần nước hơn ngày thường. Đặc biệt, đáy lưỡi có thể xuất hiện những vệt trắng bệch, cáu bẩn do vi khuẩn hoặc cặn bã tích tụ.
- Đặc biệt khi viêm họng hạt ở lưỡi, nếu các hạt ở lưỡi quá lớn người bệnh sẽ thường có triệu chứng thở khò khè, khó thở do bị cản trở đường thông khí.
- Ngoài ra người bệnh sẽ còn xuất hiện các triệu chứng thường gặp của người viêm họng như: sốt cao 38-40 độ, kèm các triệu chứng ho đờm, ho khan, nổi hạch ở cổ,…
Cách chẩn đoán viêm họng hạt ở lưỡi
Để xác định chính xác bệnh viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Thông thường, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng sau để chẩn đoán:
- Cuống lưỡi, đáy lưỡi, V lưỡi xuất hiện các hạt đỏ li ti với các kích thước khác nhau.
- Có triệu chứng khạc nhổ do thấy vướng víu trong cổ họng
- Có cảm giác khó khăn,đau rát khi nuốt thức ăn hoặc nói chuyện
- Dưới lưỡi có những vệt trắng bệch.
- Có dấu hiệu ho khan, ho đờm, cổ nổi hạch.
- Sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, đau nhức.
Viêm họng hạt ở lưỡi có lây không, lây qua đường nào?
Theo các chuyên gia, viêm họng hạt ở lưỡi có thể lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua 2 con đường dưới đây
- Lây nhiễm trực tiếp: Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng hạt ở lưỡi trong một khoảng cách gần như: nói chuyện, ôm hôn, …bạn có thể sẽ bị lây nhiễm bệnh. Vì các vi khuẩn, virus gây viêm họng hạt ở lưỡi sẽ theo nước bọt của người bệnh đi ra ngoài và chờ cơ hội xâm nhập vào trong cơ thể bạn. Theo các chuyên gia, không gian tiếp xúc càng chật thì khả năng lây nhiễm càng cao. Vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng việc hạn chế tiếp xúc gần với các bệnh nhân viêm họng.
- Lây nhiễm gián tiếp: Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp, thì căn bệnh hô hấp này còn có thể lây nhiễm qua gián tiếp. Cốc chén, bàn chải đánh răng, khăn mặt,… của người bệnh là những vật dụng chứa đầy vi khuẩn, virus viêm họng hạt ở lưỡi. Không nên chung đụng đồ dùng sinh hoạt với bệnh nhân là cách tốt nhất để bạn tránh xa các mầm bệnh này.
Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không?
Cũng giống như các căn bệnh viêm họng khác, viêm họng hạt ở lưỡi nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể tiến triển thành mãn tính, bệnh dai dẳng kéo dài không khỏi, thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người.
- Biến chứng tại chỗ: Đây là biến chứng đầu tiên của viêm họng hạt ở lưỡi. Người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau: áp xe thành họng, cổ họng, sưng tấy amidan,…
- Biến chứng gần: Sau các biến chứng tại chỗ, nếu bệnh vẫn không được kiểm soát và điều trị kịp thời thì viêm họng hạt ở lưỡi có thể lan rộng, ảnh hưởng đến hệ thống tai-mũi-họng. Gây ra một số biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản…
- Biến chứng xa: Đây là biến chứng nặng nhất của viêm họng hạt ở lưỡi. Một số biến chứng thường gặp ở giai đoạn này như: thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận, thậm chí nặng hơn là ung thư vòm họng.
Cách điều trị viêm họng hạt ở lưỡi
Khi bị viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh không nên chủ quan để bệnh nặng rồi mới điều trị. Điều này không những gây hại cho sức khỏe mà còn có thể khiến quá trình điều trị sau này gặp khó khăn. Hiện nay người ta thường sử dụng 3 biện pháp cơ bản dưới đây để điều trị viêm họng lưỡi nổi hạt.
Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi theo Tây y
Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng Tây Y là phương pháp điều trị có hiệu quả nhanh chóng nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ liều dở chừng khi thấy bệnh có dấu hiệu đỡ. Các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm họng hạt ở lưỡi là:
- Thuốc kháng sinh: Đối với những bệnh nhân bị viêm họng hạt ở lưỡi do vi khuẩn thường được bác sĩ chỉ định dùng các thuốc kháng sinh như: beta-lactam và macrolid để giúp tiêu diệt và ngăn chặn các tác nhân gây hại này bùng phát.
- Thuốc kháng viêm: Viêm họng hạt ở lưỡi nếu để lâu ngày có thể lan xuống những vị trí xung quanh như amidan, phế quản, khí quản và hình thành nên các ổ viêm tấy đỏ. Các ổ viêm này chính là môi trường ẩn náu và phát triển lý tưởng của các tác nhân gây hại tự do. Chính vì vậy, bác sĩ thường chỉ định thêm các nhóm thuốc kháng viêm cho bệnh nhân.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nhóm thuốc này sẽ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu cho viêm họng lưỡi nổi hột như đau rát vòm họng, sốt cao, mệt mỏi,…
- Thuốc giảm ho: Các dạng viên ngậm, siro giảm ho cũng có thể được chỉ định thêm nếu người bệnh có các triệu chứng ho khan, ho đờm,…
- Nước súc miệng: Ngoài thuốc kháng sinh thì nước súc miệng là một loại dung dịch lý tưởng giúp loại bỏ nhanh loại vi khuẩn, virus đang ẩn náu trong khoang miệng và vòm họng.
Các biện pháp điều trị viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà
Tây y có tác dụng nhanh chóng, nhưng nếu dùng lâu dài sẽ để lại những tác dụng phụ cho gan, dạ dày, thận. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh mới khởi phát, còn nhẹ người bệnh có thể tham khảo sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà dưới đây.
Mật ong và quất
Mật ong và quất đều là những vị thuốc quý giúp hỗ trợ cải thiện viêm họng hạt ở lưỡi rất tốt. Theo các chuyên gia, việc kết hợp mật ong với quất vừa giúp sát khuẩn, diệt trùng nhanh, vừa hỗ trợ làm dịu họng, bớt khô rát, từng bước phục hồi niêm mạc vòm họng bị tổn thương
- Cách thực hiện: Chuẩn bị 3-5 quả quất, 3 thìa cafe mật ong. Rửa sạch quất, cắt làm đôi, cho vào cái chén rồi thêm mật ong đã chuẩn bị vào. Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy, sau khoảng 20 phút thì mang ra dùng. Để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất người bệnh nên dùng từ 3-5 ngày, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 2 thìa cafe nước cốt.
XEM NGAY: CÔNG THỨC CHỮA VIÊM HỌNG BẰNG MẬT ONG [MỚI NHẤT]
Gừng kết hợp với hành
Gừng và hành đều có tính sát khuẩn rất cao. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ tạo ra một bài thuốc chữa viêm họng hạt ở lưỡi hoàn hảo. Giúp cải thiện các triệu chứng: ho khan, ho đờm, tiêu viêm đồng thời làm các hạt ở lưỡi từ từ tan ra và biến mất, đem đến cảm giác dễ chịu, hết vướng víu cho người bệnh. Cách làm này vừa đơn giản vừa hiệu quả cao, được nhiều người áp dụng.
- Cách thực hiện: Chuẩn bị 10g gừng tươi, 60g hành củ. Gừng và hành đem bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập rồi thái nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi, rồi dùng để xông mũi, miệng và họng trong vào 15 phút. Nên thực hiện các này trong vòng từ 4-5 ngày.
Kết hợp chanh và đường phèn
Với lượng vitamin C dồi dào, chanh sẽ là nguyên liệu đắc lực giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả.
- Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả chanh, 1 thìa đường phèn. Chanh đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Cho 2-3 lát chanh và 1 thìa đường phèn vào khoảng 50ml nước sôi, để ngâm khoảng 5 phút rồi uống.
Dùng lá trầu không
Lá trầu không nổi tiếng với công dụng diệt khuẩn vòm họng, kể cả những loại vi khuẩn cứng đầu như: liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,…Ngoài ra loại lá này còn giúp giải cảm, tiêu đờm, tiêu viêm hiệu quả thích hợp trong điều trị viêm họng hạt nói chung và viêm họng hạt ở lưỡi nói riêng
- Cách thực hiện: Chuẩn bị 3-4 lá trầu không, đem rửa sạch rồi nấu sôi với 500ml nước. Chờ nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, chắt nước rồi dùng để súc miệng hàng ngày.
Hành tây và đường phèn
Dùng hành tây và đường phèn là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng khi điều trị viêm họng hạt ở lưỡi. Cách làm này sẽ giúp giảm ho khan, ho đờm, thông cổ họng hiệu quả
- Cách thực hiện: Chuẩn bị ½ củ hành tây, 1 thìa đường phèn. Hành tây đem rửa sạch, thái thành lát mỏng. Cho hành tây và đường phèn vào một cái chén rồi đem đi hấp cách thủy. Sau khoảng 15 phút thì lấy ra, để nguội, chắt lấy nước dùng.
Chữa viêm họng hạt ở lưỡi bằng Plasma
Phương pháp này thường được khuyên dùng khi các hạt ở lưỡi đã quá lớn, bệnh nhân đã xuất hiện một số biến chứng cục bộ.
Việc điều trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng Plasma sẽ rút ngắn thời gian điều trị, các hạt ở lưỡi và các triệu chứng dưỡng như mất hết ngay sau quá trình tiểu phẫu.
Tuy nhiên biện pháp này có thể để lại di chứng như làm xuất hiện sẹo,… Vì vậy, người bệnh nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng.
Viêm họng hạt ở lưỡi nên ăn gì, kiêng gì
Người bệnh nên ghi nhớ những nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng dưới đây để quá trình điều trị viêm họng hạt ở lưỡi sớm đạt hiệu quả.
Nhóm thực phẩm người viêm họng hạt ở lưỡi nên ăn
Dưới đây là những nhóm thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng viêm họng hạt ở lưỡi:
- Thực phẩm mềm, mát, dễ nuốt như: cháo, súp, canh mùng tơi, canh rau đay,… Nhóm thực phẩm này sẽ giúp cổ họng được cấp nước, giảm khô rát, hạn chế cọ sát các hạt đỏ, viêm đỏ ở lưỡi và cổ họng
- Người viêm họng hạt ở lưỡi nên tăng cường bổ sung vitamin C trong cam, quýt, bưởi,… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nhằm có sức khỏe chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus viêm hong.
- Người viêm họng hạt ở lưỡi nên tăng cường ăn rau xanh, nhất là những loại rau luộc để giúp cung cấp chất xơ, làm dịu cổ họng hiệu quả.
- Bổ sung và uống đầy đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày khi bị viêm họng hạt ở lưỡi để hạ nhiệt, giảm nóng rát cổ họng, bớt khô rát cho người bệnh.
- Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất kẽm như: rau chân vịt, tôm, sò,…
Nhóm thực phẩm người viêm họng hạt ở lưỡi nên kiêng
- Tuyệt đối không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,… trong quá trình điều trị viêm họng hạt ở lưỡi. Các chất này sẽ khiến các vùng sưng tấy và các hạt đỏ ở lưỡi bị kích ứng, sưng to. Điều này khiến các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt trở nên nặng nề hơn.
- Người viêm họng hạt ở lưỡi không nên sử dụng những thực phẩm cứng, khó nuốt như: đậu phộng, bánh mỳ,…
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn những đồ chiên rán, đồ cay nóng,..
Cách phòng ngừa viêm họng hạt ở lưỡi
Viêm họng hạt ở lưỡi là một căn bệnh nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình khỏi những tác động xấu của căn bệnh này là áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng chất kích thích khác.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi trời trở lạnh, thay đổi thời tiết.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh khói bụi, và các chất độc hại.
- Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác nhất là người đang mắc các bệnh về hô hấp.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, súc miệng nước muối ngày 2-3 lần để làm sạch họng.
- Đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường, từ đó điều trị và xử lý kịp thời.
Viêm họng hạt ở lưỡi có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng điển hình như: có hạt nhỏ ở lưỡi, đau rát cổ họng, người sốt cao, mệt mỏi,… bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài, hoặc tự điều trị ở nhà mà không biết rõ nguyên nhân của bệnh.
BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT:
- Top 10 Lá Cây Thuốc Nam Trị Viêm Họng Có Sẵn Trong Vườn