Nhiễm Nấm Candida Có Gây Vô Sinh Không? Điều Trị Thế Nào?
Nhiễm nấm Candida là một tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tuy không phải là bệnh lý hiếm gặp, nhưng nhiều người vẫn lo ngại về những tác động của nhiễm nấm Candida đến sức khỏe sinh sản. Do đó nhiều người băn khoăn không biết bị nhiễm nấm candida có gây vô sinh không? Trong bài viết này sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này để biết được những biến chứng có thể gặp phải nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời.
Bị nhiễm nấm Candida có gây vô sinh không?
Nhiễm nấm Candida vùng kín là tình trạng nhiễm trùng do nấm Candida albicans gây ra. Loại nấm này thường sống trong cơ thể với số lượng nhỏ, không gây hại. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc môi trường trong cơ thể thay đổi, nấm Candida có thể phát triển quá mức, gây ra nhiễm trùng ở nhiều vị trí khác nhau.
Vậy khi nữ giới bị nhiễm nấm Candida có gây vô sinh không? Câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng cần phải giải thích rõ ràng hơn. Nhiễm nấm Candida ở phụ nữ thường được gọi là nhiễm nấm âm đạo, có thể gây vô sinh, nhưng nó không phải là nguyên nhân trực tiếp.
Lý giải chi tiết như sau:
Nấm Candida là một loại nấm phổ biến gây nhiễm trùng vùng âm đạo. Tuy không trực tiếp gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, nấm Candida có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, bao gồm:
- Viêm tắc vòi trứng: Viêm nhiễm lan lên vòi trứng gây viêm, tắc nghẽn vòi trứng, cản trở quá trình di chuyển của trứng và tinh trùng, gây khó khăn cho việc thụ thai.
- Viêm nội mạc tử cung: Viêm nhiễm lan vào buồng tử cung, gây viêm nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến sự làm tổ của trứng, dẫn đến khó thụ thai hoặc sảy thai.
- Thay đổi môi trường âm đạo: Nấm Candida làm thay đổi độ pH và cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh. Điều này có thể làm giảm khả năng sống sót của tinh trùng khi vào âm đạo, khiến việc thụ tinh trở nên khó khăn hơn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng trứng: Một số nghiên cứu cho thấy viêm nhiễm mãn tính có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng, giảm khả năng thụ thai.
- Gây đau đớn và khó chịu: Nấm Candida gây ra các triệu chứng như ngứa, rát và đau khi quan hệ tình dục. Điều này khiến nhiều phụ nữ giảm ham muốn hoặc ngại quan hệ, làm ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai.
- Gây viêm nhiễm thứ phát: Nhiễm nấm Candida nếu không được điều trị kịp thời có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập, gây viêm nhiễm nặng hơn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Xem thêm: Các Cách Trị Nấm Candida Ở Vùng Kín An Toàn Và Hiệu Quả
Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa nhiễm nấm Candida
Người bệnh muốn điều trị và ngăn ngừa nấm Candida tái phát cần tham khảo các biện pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc kháng nấm
- Thuốc đặt âm đạo: Các loại thuốc đặt như clotrimazole, miconazole hoặc nystatin thường được bác sĩ kê đơn để điều trị tại chỗ. Thuốc này có thể dùng trong 3-7 ngày tùy theo mức độ nhiễm trùng.
- Thuốc uống kháng nấm: Trong trường hợp nhiễm nấm nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống kháng nấm như fluconazole để tiêu diệt nấm từ bên trong.
- Kem kháng nấm bôi ngoài: Các loại kem kháng nấm cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng ngứa, rát ở vùng ngoài.
Vệ sinh vùng kín đúng cách
- Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc dung dịch dịu nhẹ. Tránh sử dụng xà phòng có tính tẩy mạnh hoặc dung dịch vệ sinh chứa hóa chất gây kích ứng.
- Tránh mặc quần lót chật hoặc đồ lót bằng chất liệu không thoáng khí. Nên chọn quần lót cotton để giúp vùng kín thoáng khí.
- Tránh mặc đồ ẩm ướt trong thời gian dài, như đồ bơi, đồ tập thể dục.
Chế độ ăn uống hợp lý
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế, vì nấm Candida phát triển mạnh trong môi trường có nhiều đường.
- Bổ sung men vi sinh từ sữa chua và thực phẩm lên men giúp cân bằng hệ vi sinh âm đạo, hạn chế nấm phát triển.
Lưu ý khác
- Không sử dụng kháng sinh nếu không thực sự cần thiết. Vì kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo và tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
- Sử dụng bao cao su và giữ vệ sinh trước và sau khi quan hệ để tránh lây lan vi khuẩn hoặc nấm, đồng thời hạn chế nhiễm trùng tái phát.
- Đối với những trường hợp nhiễm nấm tái phát hoặc nếu đối tác có triệu chứng nhiễm nấm, cả hai nên được điều trị cùng lúc để tránh tái nhiễm.
- Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc Tây mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậy, bài viết trên đây đã cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc “nhiễm nấm Candida có gây vô sinh không?”. Có thể thấy nhiễm nấm Candida không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, nó có thể dẫn đến các biến chứng làm giảm khả năng sinh sản. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Bài đọc thêm: