Mẹ Bầu Bị Nấm Candida
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm nấm candida âm đạo nhất. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống nhiều đường, kết hợp với sự thay đổi của hormone sinh dục và độ pH trong âm đạo khiến vùng kín tiết ra nhiều khí hư. Những yếu tố này tạo điều kiện cho nấm candida phát triển mạnh và gây viêm. Vậy mẹ bầu bị nấm candida điều trị thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Dấu hiệu bị nhiễm nấm candida khi mang thai
Ở bất kể giai đoạn nào của thai kỳ, phụ nữ cũng có thể bị nhiễm nấm candida. Tuy nhiên khoảng thời gian dễ bị mắc bệnh nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết người bệnh bị nhiễm nấm candida khi mang thai.
- Đau rát, ngứa ngáy, tấy đỏ ở âm đạo.
- Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi chua, màu trắng vón cục như bã đậu.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, són tiểu.
- Đau lưng, mệt mỏi, thay đổi tính nết, khó tập trung.
- Đau rát khi quan hệ.
- Trường hợp âm đạo bị sung huyết khí hư sẽ có lẫn máu màu nâu.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nấm candida
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiễm nấm candida khi mang thai, bao gồm:
- Độ pH trong âm đạo thay đổi, nhiều tính kiềm hơn tính axit.
- Nội tiết tố estrogen trong cơ thể bị tăng cao trong thai kỳ.
- Dịch tiết âm đạo tăng khiến vùng kín luôn ẩm ướt.
- Lượng đường huyết tăng cao do chế độ ăn uống không khoa học.
- Hệ thống miễn dịch tự nhiên bị suy giảm.
Những yếu tố này tạo điều kiện cho nấm men và vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, phụ nữ đã từng bị nhiễm nấm candida cũng sẽ có nguy cơ cao bị tái phát trở lại khi mang thai.
Nấm candida ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đa phần các trường hợp bị nấm candida khi mang thai đều không gây nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên căn bệnh này lại khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Nếu không điều trị tích cực có thể gây ra một số vấn đề sau:
- Ảnh hưởng đối với mẹ bầu: Bà bầu bị nấm candida sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy đau rát ở vùng kín. Cơn ngứa do nấm men xuất hiện chủ yếu vào ban đêm, dễ gây mất ngủ, bức bối. Nếu không kiêng khem hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vùng chậu,…
- Ảnh hưởng đối với thai nhi: Trong quá trình sinh thường, nấm candida từ âm đạo của người mẹ sẽ dính vào niêm mạc miệng, mắt và da của trẻ. Từ đó khiến trẻ bị nhiễm nấm men từ nhỏ, tăng nguy cơ bị bệnh như viêm da, nấm miệng, viêm phổi do nấm. Ngoài ra cũng có trường hợp trẻ bị sinh non do nấm phát triển gây viêm màng ối hoặc vỡ ối.
Cách điều trị khi bị nhiễm nấm candida khi mang thai
Để điều trị nấm candida khi mang thai hiệu quả, trước tiên người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để biết được mức độ bị bệnh. Dựa vào tình trạng sức khỏe và thời điểm mang thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ cách điều trị bệnh an toàn, phù hợp.
Điều trị nấm candida ở tam cá nguyệt thứ nhất
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên dùng thuốc trị nấm âm đạo dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi một số loại thuốc bao gồm cả thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt phụ khoa đều có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Dưới đây là những phương pháp trị nấm âm đạo cho bà bầu được bác sĩ khuyến cáo:
Chữa bệnh tại nhà
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chuyên gia khuyên người bệnh nên điều trị bằng một số nguyên liệu dân gian tự nhiên để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Ăn sữa chua: Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cân bằng lợi khuẩn trong âm đạo. Vì vậy mẹ bầu bị nấm candida nên ăn mỗi ngày 1-2 hộp sữa chua không đường để cải thiện tình trạng bệnh.
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, ngừa viêm, cân bằng pH trong âm đạo. Người bệnh rửa sạch lá trầu không, giã nát, đem nấu cùng 2 lít nước để vệ sinh vùng kín. Áp dụng mỗi tuần 2-3 lần sẽ giúp loại bỏ nấm hiệu quả.
- Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và nấm âm đạo hiệu quả. Người bệnh dùng 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, vò nát và đun sôi với nước. Dùng nước này để rửa vùng kín. Kiên trì áp dụng 3-4 lần/tuần sẽ giúp âm đạo không còn ngứa ngáy viêm nhiễm.
Sử dụng dung dịch vệ sinh
Một số loại dung dịch vệ sinh được khuyến cáo nên sử dụng cho phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm candida. Sản phẩm có tác dụng cân bằng độ pH trong âm đạo, làm sạch mảng bám khí hư và ức chế sự phát triển của nấm.
- Femfresh Soothing Wash: Sản phẩm có chứa lợi khuẩn Lactobacillus và các chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như Cúc thỷ xa, Nam việt quất, Cúc kim tiền, Lô hội, Kim ngân hoa, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, tạo cảm giác sạch sẽ suốt cả ngày.
- Dạ Hương Lanvender: Dung dịch là sự kết hợp của các thành phần tự nhiên như muối, cúc La Mã, dâu tằm, bạc hà, ngoài ra còn có acid lactic và vitamin E. Sản phẩm giúp làm sạch nhẹ nhàng, dưỡng da, khử mùi, an toàn cho phụ nữ Á Đông.
- Perfecta Femina SOS: Sản phẩm chứa Probiotic Lactobacillus, giúp làm sạch dịu nhẹ, giảm kích ứng, mẩn đỏ, loại bỏ mùi khó chịu, mang lại cảm giác sạch sẽ thoải mái cho người dùng. Ngoài ra, dung dịch còn duy trì độ ẩm vùng kín, giảm khô hạn, kích ứng.
Việc điều trị nấm candida cho phụ nữ mang thai bằng các phương pháp tại nhà sẽ mang đến những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- An toàn lành tính, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, không tốn kém nhiều chi phí.
- Tự điều trị tại nhà giúp người bệnh chủ động hơn về thời gian.
- Mang lại hiệu quả đối với người mới bị nhiễm nấm giai đoạn đầu.
Nhược điểm:
- Không có hiệu quả với người bị nhiễm nấm nặng.
- Chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không thể điều trị bệnh lâu dài.
- Việc đun nấu chế biến mất nhiều thời gian.
Điều trị nấm candida khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3
Từ tháng thứ 4 trở đi, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc bôi và thuốc đặt âm đạo để loại bỏ các triệu chứng khó chịu do nấm candida gây ra. Thời gian và liều lượng dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc đặt phụ khoa
Một số viên đặt phụ khoa cho mẹ bầu bị nấm candida có thể kể đến như:
- Chimitol Vaginal Tab 500mg: Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Clotrimazole 500mg, có tác dụng điều trị vi khuẩn và nấm phổ rộng. Người bệnh chỉ cần đặt 1 viên vào âm đạo trước khi đi ngủ.
- Miko-Penotran: Thuốc có chứa hoạt chất Miconazole 1200mg, giúp điều trị nấm candida âm đạo, nấm men trên da. Người bệnh đặt thuốc vào sâu bên trong âm đạo, sau đó nằm nghỉ để thuốc không bị rơi ra.
- Lomexin 200mg: Thành phần chính của thuốc là Fenticonazole nitrate 200mg, có tác dụng điều trị bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida gây ra. Thai phụ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Fentimeyer 1000: Thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng âm đạo do nấm candida và trichomonas gây ra. Người bệnh dùng một liều duy nhất đặt vào buổi tối, sau đó dùng liều tiếp theo cách đó 3 ngày.
Thuốc bôi
Trong trường hợp bị ngứa bên ngoài vùng kín, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thêm loại thuốc bôi trị nấm candida dạng gel.
- Neomycin: Thuốc có chứa hoạt chất Betamethasone 10mg và Neomycin 35mg, giúp ức chế sự phát triển của nấm candida. Sử dụng trong vòng 1-2 tuần sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm ngứa ngáy tại âm đạo.
- Nizoral: Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Ketoconazole, có tác dụng tiêu diệt nấm và ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng. Người bệnh bôi thuốc trực tiếp vào vùng kín mỗi ngày 1-2 lần vào buổi sáng và tối.
- Clindamycin: Thuốc được bào chế dưới dạng gel bôi mềm mịn, giúp thấm hút nhanh vào da. Mỗi ngày bôi thuốc 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy, trị viêm nhiễm phụ khoa do nấm men gây ra.
- Clotrimazole: Loại thuốc này được dùng trong những trường hợp bị ngứa ngáy vùng kín do nhiễm nấm candida. Thuốc giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và nấm men, thu hẹp sự phát triển của nấm và tiêu diệt bệnh tận gốc.
Điều trị nấm candida cho bà bầu bằng thuốc bôi và thuốc đặt phụ khoa mang đến những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Hiệu quả đạt được chỉ sau 1-2 tuần sử dụng.
- Cách dùng đơn giản, tiện lợi.
- Được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ nhằm ngăn ngừa nấm tái phát.
Nhược điểm:
- Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng, kích ứng da ở âm đạo.
- Lạm dụng thuốc có thể gây kháng thuốc, mất cân bằng hệ vi sinh.
- Các loại thuốc đều có giá thành khá cao, điều trị lâu dài sẽ gây tốn kém chi phí.
- Xem Chi Tiết: Top 7 Thuốc Bôi Trị Nấm Candida Vùng Kín Dứt Điểm Cho Người Bệnh
Phòng ngừa, kiểm soát nấm candida khi mang thai
Để phòng ngừa và kiểm soát nấm candida khi mang thai, người bệnh cần chú ý tới những điều sau:
- Chọn đồ lót có chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Đồ lót nên giặt bằng tay và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, không mặc đồ lót khi còn ẩm ướt.
- Khi tắm hoặc đi vệ sinh xong nên lau khô vùng kín rồi mới mặc quần áo.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để rửa vùng kín.
- Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh nguy cơ viêm nhiễm cao.
- Không nên quan hệ tình dục trong thời gian thai phụ bị nhiễm nấm candida.
- Nên ăn nhiều sữa chua, rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước để cơ thể khỏe mạnh, hạn chế viêm nhiễm.
- Nên hạn chế sử dụng thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường, chất béo, đồ cay nóng, rượu bia và các chất kích thích.
- Không tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về tình trạng mang bầu bị nấm candida. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, thai phụ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định điều trị theo đúng phác đồ.