Nổi Mụn Nước Không Ngứa
Tình trạng nổi mụn nước không ngứa có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong nhiều trường hợp tình trạng này chỉ do sự kích ứng da cấp tính và có thể hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nổi mụn nước do các bệnh lý về da và buộc phải điều trị mới có thể hết được. Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả mời theo dõi bài viết dưới đây.
Nổi mụn nước không ngứa là bệnh gì?
Tình trạng nổi mụn nước không ngứa có thể do những tác động từ môi trường bên ngoài lên da, hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
1. Mụn rộp
Mụn rộp là tình trạng tổn thương da ở miệng và bộ phận sinh dục do Herpes simplex (còn được gọi là HSV) gây ra. Có hai loại Herpes simplex bao gồm:
- HSV 1: Chủ yếu gây ra mụn nước ở miệng, xung quanh miệng và trên mặt.
- HSV 2: Chủ yếu gây ra mụn rộp sinh dục và dẫn đến việc nổi mụn nước ở bộ phận sinh dục và khu vực xung quanh.
Những nốt mụn nước do Herpes simplex thường phát triển thành cụm, gây đau đớn, chảy chất dịch màu vàng và đóng một lớp vỏ bên ngoài. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm: Sốt nhẹ, mệt mỏi, sưng các hạch bạch huyết, đau đầu, nhức mỏi cơ thể và giảm cảm giác thèm ăn.
Hiện tại không có biện pháp điều trị mụn rộp do Herpes simplex gây ra. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số loại thuốc và biện pháp để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
2. Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan có liên quan đến các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes. Nhiễm trùng có thể xuất hiện dưới dạng những vết cắt nhỏ, vết côn trùng cắn hoặc có các triệu chứng tương tự như bệnh chàm.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh chốc lở là xuất hiện các vết loét đỏ trên da. Những vết loét này sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước không ngứa, vỡ ra và tạo thành một lớp vảy màu vàng trên da. Các nốt mụn nước này có thể gây đau rát và khó chịu cho người bệnh.
Bệnh chốc lở thường phổ biến ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ngoài ra, những người sinh sống ở vùng có khí hậu ẩm ướt thường có nguy cơ bệnh chốc lở rất cao.
Chốc lở thường được điều trị bằng kháng sinh, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và lan rộng của mụn nước. Việc điều trị thường kết thúc sau 7 – 10 ngày hoặc nhiều hơn nếu người bệnh bị nhiễm trùng ngoài da.
3. Bệnh viêm da cơ địa (chàm da)
Đây là một dạng viêm da mãn tính gây ra các tổn thương thành từng mảng trên da, biểu hiện bởi các triệu chứng như hồng ban, nổi mụn nước. Ở nhiều bệnh nhân tình trạng ngứa không xảy ra, tuy nhiên cũng có những người lại ngứa nghiêm trọng.
Bệnh viêm da cơ địa thường diễn ra theo các giai đoạn cụ thể:
- Hồng ban: Da ửng đỏ, nổi các chấm hồng nhạt nên người bệnh dễ nhầm với triệu chứng dị ứng.
- Mụn nước: Khi vùng da hồng ban chuyển dần sang đỏ sẫm sẽ xuất hiện mụn nước li ti nổi lên, chứa dịch nước, dồn lại thành từng đám.
- Mụn nước vỡ giải phóng dịch nước bên trong. Lớp dịch này tràn lên da khiến da trở nên khô cứng.
- Các lớp da khô bong tróc, để lại lớp da non mịn nhẵn và mỏng.
- Vùng da mỏng ngày càng sẫm lại, trở nên khô, thô ráp… gọi là giai đoạn lichen hóa hay hằn cổ trâu.
4. Bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một chấn thương ngoài da liên quan đến việc đóng băng biểu bì da và các mô bên dưới da. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường là da trở nên rất lạnh, đỏ, sau đó là tê cứng, nhợt nhạt. Bỏng lạnh thường phổ biến ở ngón tay, ngón chân, mũi, má, tai và cằm. Những vị trí da tiếp xúc với thời tiết lạnh, gió rất dễ bị bỏng lạnh. Tuy nhiên, những nơi được bao phủ bởi quần áo cũng có khả năng bị bỏng lạnh.
Một số dấu hiệu bỏng lạnh khác bao gồm:
- Da lạnh và có cảm giác châm chích trên bề mặt da.
- Da có màu đỏ, trắng, xám xanh hoặc có màu vàng xám.
- Da tê cứng giống như sáp hoặc đóng băng.
- Cứng khớp và cơ.
- Nổi mụn nước không ngứa, đối với các trường hợp nghiêm trọng.
Bỏng lạnh được xem là một tình trạng y tế khẩn cấp. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bỏng lạnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5. Bệnh Pemphigoid
Pemphigoid là một bệnh tự miễn hiếm gặp có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người cao tuổi. Pemphigoid thường gây nổi mụn nước không ngứa ở chân, cánh tay và bụng. Ngoài ra, Pemphigoid cũng có thể gây phồng rộp ở màng nhầy mắt, mũi, miệng và bộ phận sinh dục. Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện ở phụ nữ có thai.
Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Xuất hiện các nốt mụn nước lớn chứa đầy chất lỏng hoặc một lượng máu nhỏ.
- Các mụn nước này dày và rất khó vỡ.
- Da xung quanh mụn nước thường hơi đỏ hoặc tối màu hơn.
- Khi vỡ mụn nước có thể gây nhạy cảm và đau đớn.
Bệnh Pemphigoid không thể điều trị được. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số loại thuốc và biện pháp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát.
6. Bệnh Pemphigus
Pemphigus là bệnh tự miễn gây phỏng da nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể ảnh hưởng đến màng nhầy và được tìm thấy ở các khu vực như : Miệng, mũi, mắt, họng, phổi và bộ phận sinh dục.
Dấu hiệu nhận biết phổ biến là nổi mụn nước không ngứa ở miệng, sau đó lan ra da và ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Pemphigus cần được tiến hành điều trị kịp lúc để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong.
7. Nguyên nhân khác gây nổi mụn nước không ngứa
Ngoài những bệnh lý kể trên, nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng nổi mụn nước cấp tính như:
Dấu hiệu nhận biết của mụn trứng cá mủ nước là mụn viêm sưng đỏ xung quanh, ở trong có dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Khi mụn phát triển tới mức độ nhất định hoặc va chạm gây vỡ sẽ khiến mủ chảy trong chả ra như nước dễ gây viêm nhiễm lây lan.
Nguyên nhân khác gây nổi mụn nước không ngứa
Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Ma sát: Da có thể bị nổi mụn nước khi ma sát và cọ vào vật gì đó. Tình trạng này có thể khiến da đỏ, rát, nổi nhiều mụn nước tại khu vực cọ xát. Tuy nhiên, da có xu hướng tự cải thiện sau khi ngừng cọ xát mà không cần điều trị.
- Bỏng da: Khiến da phồng rộp, đau, rát.
- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích thích: Da có thể bị nổi mụn nước nếu tiếp xúc với một số loại hóa chất, mỹ phẩm hoặc thực vật có chứa độc.
- Phản ứng với một số loại thuốc: Đôi khi mụn nước là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với một số loại thuốc đang sử dụng. Do đó, nếu vừa thay đổi thuốc và gặp tình trạng nổi mụn nước không ngứa, hãy thông báo cho bác sĩ kê đơn.
- Nhiễm trùng da: Các bệnh như thủy đậu, loét da, Zona thần kinh có thể gây nổi mụn nước ngứa hoặc không ngứa.
- Ảnh hưởng của gen di truyền: Các bệnh di truyền hiếm gặp cũng có thể gây ra tình trạng nổi mụn nước không ngứa toàn thân.
Mụn nước không ngứa khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp nổi mụn nước không ngứa có thể tự cải thiện mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Một số trường hợp cần đến bệnh viện bao gồm:
- Da xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng đỏ, viêm, chảy dịch,…
- Mụn nước tái phát nhiều lần mà không rõ lý do.
- Bệnh nhân tiểu đường và xuất hiện mụn nước ở bàn tay hoặc chân.
- Khó thở, đau đầu, chóng mặt, mất phương hướng.
Biện pháp điều trị nổi mụn nước không ngứa
Hầu hết các trường hợp mụn nước không ngứa không cần điều trị. Nếu không tác động hoặc gây tổn thương, mụn nước có thể tự cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng và tình trạng của mụn nước. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
Đối với mụn nước chưa vỡ:
- Cố gắng không làm vỡ nốt mụn nước.
- Che chắn hoặc băng các nốt mụn nước để tránh ma sát, tổn thương.
- Không gây áp lực lên khu vực bệnh. Nếu khu vực tổn thương ở lòng bàn chân, người bệnh có thể hạn chế đi lại hoặc cố gắng không gây áp lực khi di chuyển.
Đối với mụn nước đã vỡ:
- Rửa, vệ sinh khu vực bệnh bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Không sử dụng cồn, I – ôt hoặc các chất tẩy rửa quá mạnh lên vùng da bệnh.
- Thoa kem dưỡng ẩm làm mịn và mềm vùng da xung quanh. Điều này có thể hạn chế kích thích và tổn thương da.
- Thoa kem, thuốc mỡ kháng sinh cho các khu vực lân cận để tránh nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng.
- Băng hoặc che chắn khu vực bệnh để tránh tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa mụn nước không ngứa
Nếu tình trạng nổi mụn nước không ngứa có liên quan đến dị ứng, người bệnh cần tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng. Bên cạnh đó, không nên mặc quần áo bó sát hoặc làm bằng chất liệu dễ kích ứng như len hoặc vải tổng hợp. Khi hoạt động thể chất hoặc luyện tập thể dục thể thao, cần sử dụng trang phục phù hợp, thấm hút tốt.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm hàng ngày hoặc ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
- Tránh ma sát, tạo áp lực trực tiếp lên da. Điều này có thể gây kích thích là tổn thương da.
- Giữ ẩm cho da để tránh tổn thương khi ma sát.
- Mụn nước không ngứa thường không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các phương pháp tại nhà. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mụn nước không ngứa và các loại mụn khác từ đó có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.