Rong Kinh Sau Sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Rong kinh sau sinh là hiện tượng không ít chị em phải đối mặt. Liệu đây có phải hiện tượng nguy hiểm hay đây là biểu hiện của bệnh lý nào đó? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời!

Nhận biết dấu hiệu rong kinh sau sinh

Ta có thể nhận diện rong kinh sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ và bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để nhận biết cơ thể đang trong quá trình rong kinh kéo dài ta có thể đối chiếu với những biểu hiện sau:

  • Kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
  • Lượng máu ít.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
Rong kinh sau sinh ở phụ nữ
Rong kinh sau sinh ở phụ nữ

Trong trường hợp rong kinh sau sinh là do yếu tố bệnh lý gây ra thì sẽ có thêm một số hiện tượng như:

  • Có thể xuất hiện máu đông, máu đen, đỏ thẫm.
  • Người mệt mỏi, đau đầu do thiếu máu.
  • Viêm nhiễm âm đạo.
  • Đau bụng dưới.
  • Có thể sốt nếu bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân mẹ bầu bị rong kinh sau sinh?

Rong kinh không phải là hiện tượng quá xa lạ với phụ nữ và gần như ai cũng trải qua hiện tượng này một vài lần trong đời.

Trung bình sau khi sinh khoảng 6 tháng, phụ nữ có thể có kinh nguyệt trở lại và cơ thể sẵn sàng mang thai. Thời gian có kinh nguyệt trở lại có thể sớm hơn nhiều lần đặc biệt là trường hợp mẹ bầu ít cho bé ăn sữa mẹ. Thời gian ít nhất được ghi nhận là ngay sau sinh khoảng 2 tuần.

Khi kinh nguyệt trở lại, đa số mẹ bầu cần thêm khoảng 4 tháng để chu kỳ kinh ổn định. Trong thời gian đó ta có thể đối diện với nhiều hiện tượng khác thường mà trước đó có thể chưa bao giờ từng gặp như rong kinh, đau bụng kinh, chất lượng máu kinh, chậm kinh,…

Các hiện tượng như vậy có thể coi là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Vậy tại sao sau sinh lại thường xuyên xảy ra tình trạng này?

Rối loạn kinh nguyệt hay rong kinh sau sinh là hiện tượng phổ biến và khá bình thường bởi đây là biểu hiện của sự sinh trưởng hormone sau thời kỳ suy giảm. Sau khi sinh toàn bộ lượng estrogen – nội tiết tố nữ bị sụt giảm và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ thể và tâm lý của phụ nữ.

Lượng hormone này sẽ dần dần hồi phục với biểu hiện là sự xuất hiện của kinh nguyệt. Dẫu vậy, trong thời gian đầu, lượng estrogen được sản sinh vẫn chưa đồng đều và chưa hoàn toàn thích ứng với cơ thể nên sẽ gây ra sự rối loạn và rong kinh sau sinh.

Một nguyên nhân khác gây ra chứng rong kinh sau sinh và rối loạn kinh nguyệt là thói quen sử dụng thuốc phòng ngừa thai của chị em phụ nữ. Thuốc tránh thai có thể chứa nội tiết tố estrogen, progesteron và gây xáo trộn quá trình bong niêm mạc tử cung và dẫn tới những hiện tượng bất thường của kinh nguyệt.

Thuốc ngừa thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra rong kinh sau sinh
Thuốc ngừa thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra rong kinh sau sinh

Không chỉ vậy yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng nhiều tới hệ thống cơ quan sinh sản của phụ nữ và cả quá trình kinh nguyệt. Khi ta quá stress, mệt mỏi trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé sẽ khiến các nội tiết tố trong cơ thể bị sút giảm.

Vốn dĩ lượng hormone sau sinh đã ít nay còn khó hồi phục nên hiện tượng rối loạn kinh và rong kinh sau sinh xảy ra vô cùng hiển nhiên.

Nếu chị em sinh mổ hoặc từng phẫu thuật tử cung thì khả năng rong kinh sau sinh cũng cao hơn do tác động trực tiếp tới phần tử cung. Ngoài ra đó còn có thể là các bệnh lý nếu thời gian rong kinh kéo dài cùng một số hiện tượng đặc trưng.

Tổng kết lại, rong kinh sau sinh chủ yếu do yếu tố hormone nữ estrogen gây ra và sau khoảng 4 tháng thì hiện tượng này có thể kết thúc hoàn toàn. Chị em không cần quá lo lắng.

THAM KHẢO THÊM

Rong Kinh Ra Máu Đen – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cấy Que Tránh Thai Bị Rong Kinh Có Nguy Hiểm Không?

Rong kinh sau sinh có sao không?

Như ta đã biết rong kinh sau sinh là hiện tượng ra máu kéo dài, chính vì vậy hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới lượng máu của mẹ trước tiên.

Phụ nữ có thể bị thiếu máu hoặc thiếu máu trầm trọng sau khi sinh và khi bị rong kinh thì tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều lần nữa. Thiếu máu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và dòng sữa của bé.

Chính vì vậy dù là hiện tượng sinh lý điển hình nhưng đây cũng là hiện tượng cần theo dõi sát sao không nên coi thường. Không chỉ vậy, kinh nguyệt ra lâu, lắt nhắt còn có thể khiến chị em ngại thay băng sau 4 tiếng tạo nên môi trường hoàn hảo để vi khuẩn, vi nấm sinh sôi và phát triển gây ra các bệnh về phụ khoa.

Ngoài ra rong kinh sau sinh còn là biểu hiện của bệnh lý khá nguy hiểm như u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, ung thư vòi trứng, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng,…

Rong kinh đi kèm các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số bệnh trong tử cung, buồng trứng
Rong kinh đi kèm các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số bệnh trong tử cung, buồng trứng

Ngay khi xuất hiện hiện tượng rong kinh và đặc biệt quá 4 tháng với những dấu hiệu đau bụng dưới, viêm nhiễm âm đạo, mệt mỏi chán ăn, máu đặc ứ,… Chị em cần chú ý đi khám ngay để nhận biết được căn bệnh đang mắc phải và lên phương hướng giải quyết.

Cách khắc phục tình trạng rong kinh sau sinh

Khi bị rong kinh sau sinh, ta nên theo dõi và thực hiện những biện pháp sau đây để cải thiện, đối phó với tình hình.

  • Không quan hệ tình dục trong suốt thời gian rong kinh. Do lượng máu thải ra không nhiều đặc biệt ở những ngày cuối nên chị em phụ nữ có thế tặc lưỡi cho qua và quan hệ như bình thường. Tuy nhiên hành động này dễ khiến nhiễm trùng và gây tổn thương âm đạo.
  • Thay băng vệ sinh theo đúng thời gian như bình thường. Ta không thể thấy lượng máu thải ra ít đi mà tăng thời gian sử dụng băng vệ sinh, tampon được. Chị em có thể thay thế miếng băng vệ sinh thường thành băng vệ sinh hàng ngày để tiết kiệm hơn mà vẫn có thể thay thường xuyên. Cứ cách 3 – 4 tiếng ta cần thay băng một lần và cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước khi sử dụng miếng lót mới.
Chú ý tới thời gian thay các miếng vệ sinh trong giai đoạn rong kinh
Chú ý tới thời gian thay các miếng vệ sinh trong giai đoạn rong kinh
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Trong suốt thời gian rong kinh sau sinh, việc chú ý tới vấn đề vệ sinh vùng kín được ưu tiên hơn cả. Hãy luôn vệ sinh bằng cách thấm giấy, rửa bằng nước hoặc nước muối loãng mỗi lần sau khi đi vệ sinh, sau khi thay băng và khi tắm. Luôn giữ vùng kín sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho nội tiết tố và cho máu. Dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hồi phục của cơ thể mẹ sau quá trình sinh nở. Cần ăn nhiều rau củ quả, các loại cá biển béo, thịt bò, các loại hạt, các thực phẩm chứa chất béo tốt để tăng sự chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Cần tránh các loại thức ăn nhanh nghèo dinh dưỡng.
  • Bổ sung thêm các loại thuốc như sắt, canxi, vitamin sau sinh. Khi tình trạng rong kinh sau sinh kéo dài hoặc các yếu tố bất thường trong cơ thể, tâm lý thì thủ phạm có thể là do hormone. Việc bổ sung các loại thuốc bổ là cần thiết và ta nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Giảm áp lực: Gia đình nên hỗ trợ thực hiện các công việc trong gia đình và tâm sự, nói chuyện để tâm lý của mẹ được thư giãn nhất là với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Tâm lý các bà mẹ cần được thoải mái, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, hạn chế sự rối loạn kinh nguyệt vừa đảm bảo nguồn sữa cho con.
  • Nghỉ ngơi điều độ: Hãy cho phụ nữ sau sinh thêm thời gian ngủ, nghỉ ngơi và cố gắng cảm thông với những cảm xúc tiêu cực, sự cáu gắt vô cớ. Những hiện tượng này sẽ hết dần nhưng rất cần sự hỗ trợ từ phía gia đình và người thân.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng rong kinh sau sinh ở phụ nữ. Đây là hiện tượng sinh lý rất điển hình nhưng không thể coi nhẹ. Chị em phụ nữ nên nắm rõ và cần đi khám ngay khi xảy ra tình trạng bất thường đi kèm.

Array

Khí Hư Ngày Rụng Trứng

Có nhiều chị em gặp phải tình trạng khí hư ngày rụng trứng ra nhiều nhưng màu trong, không mùi, không ngứa. Trong khi một vài trường hợp lại xuất...

Làm Thế Nào Để Mãn Kinh Muộn? Cách Kéo Dài Tiền Mãn Kinh

Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên đối với mỗi người phụ nữ và ai cũng phải trải qua thời...

Bí quyết giúp phái đẹp lấy lại cân bằng nội tiết từ bài thuốc nam gia truyền

Nội tiết tố là yếu tố quyết định sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý của phái đẹp. Cũng bởi...

Cấy Que Tránh Thai Bị Rong Kinh Có Nguy Hiểm Không?

Rong kinh sau khi cấy que tránh thai là một hiện tượng thường thấy ở chị em sau khi thực...

1 Tháng Uống 5 Lần Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Sao Không?

1 Tháng Uống 5 Lần Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Sao Không?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc dùng để ngừa thai khi nữ giới có phát sinh quan hệ tình...

Thuốc đặt là một trong 3 chế phẩm Diệp Phụ Khang diệt nấm, điều trị bệnh Phụ khoa

Diệp Phụ Khang Chỉ Định Với Đối Tượng Nào? – Cách Dùng Hiệu Quả

Bài thuốc Diệp Phụ Khang của Trung tâm Thuốc dân tộc hiện đang là giải pháp điều trị bệnh phụ...