Đau Xương Chậu Khi Mang Thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpNguyên Trưởng khoa Xương Khớp Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Đau xương chậu khi mang thai ở chị em phụ nữ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Phần lớn những trường hợp này đều liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, tuy nhiên cũng có không ít người là xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn đi sâu tìm hiểu về chủ đề nói trên thì không nên bỏ qua bài viết sau đây.

Đau xương chậu khi mang thai là bệnh gì? Triệu chứng ra sao?

Đau xương chậu khi mang thai là cảm giác nhức mỏi xảy ra ở vùng chậu và bụng dưới, đôi khi lan rộng xuống cả phần mông. Tình trạng này có thể gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu nhưng cũng có thể chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất nhanh chóng. 

Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau xương chậu không phải là hiện tượng hiếm gặp cũng như có tỷ lệ nguy hiểm thấp. Tuy nhiên, nếu các cơn đau kéo dài một cách bất thường kèm theo nhiều dấu hiệu xấu khác của cơ thể xuất hiện thì tốt nhất là mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý.

Đau xương chậu khi đang mang thai là hiện tượng khá phổ biến
Đau xương chậu khi đang mang thai là hiện tượng khá phổ biến

Tình trạng đau xương chậu có thể xuất hiện ở tháng đầu, tháng giữa hoặc tháng cuối thai kỳ. Mỗi trường hợp bệnh nhân thường có các triệu chứng khác nhau nhưng những biểu hiện phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Cảm giác nhức mỏi khó chịu ở khớp cùng chậu và vùng bẹn.
  • Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài trong một khoảng thời gian hoặc trở nói buốt nhói theo từng cơn.
  • Tình trạng đau có xu hướng tăng nặng theo thời gian cũng như lan rộng ra các khu vực xung quanh như hông, mông và đùi.
  • Khả năng di chuyển bị ảnh hưởng hoặc cảm thấy khó vận động vùng chậu sau khi ngồi một chỗ quá lâu.
  • Cơ thể mệt mỏi ,suy nhược, mất ngủ, dịch âm đạo ra nhiều bất thường, sờ bụng dưới thấy cứng,…

Nguyên nhân mẹ bầu đau xương chậu

Chị em bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu hoặc những tháng sau đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, nổi bật trong đó có thể kể đến như:

Nội tiết tố thay đổi

Đây là nguyên nhân thường thấy nhất ở các trường hợp có bầu bị đau xương chậu. Cơ thể lúc này thường xuyên sản xuất ra relaxin, loại hormone giúp cơ khớp vùng chậu co giãn để thích nghi với sự phát triển của thai nhi về sau. Relaxin có thể gây đau vùng chậu nhưng thường không quá nghiêm trọng.

Nội tiết tố thay đổi cũng là nguyên nhân gây đau xương chậu ở phụ nữ mang thai
Nội tiết tố thay đổi cũng là nguyên nhân gây đau xương chậu ở phụ nữ mang thai

Sự phát triển của thai nhi

Theo các chuyên gia, sự phát triển của thai nhi cũng có thể là một trong những yếu tố khiến mẹ bầu bị đau vùng chậu. Khi em bé trong bụng lớn dần lên cũng là lúc áp lực đè nén nên xương khớp cùng chậu gia tăng. Cơ thể chưa thể kịp thích ứng có thể trở nên nhạy cảm hơn rồi dẫn đến những cơn đau, nhức mỏi ở xương chậu.

Tăng cân nhanh chóng

Với những người đang trong thai kỳ, việc tăng cân đôi khi rất khó kiểm soát, nhất là khi mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng cho cả em bé. Điều này vô tình khiến cân nặng của các mẹ tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là áp lực nâng đỡ ở phần thân dưới (bao gồm cả khung xương chậu) tăng lên. Hậu quả là mẹ bầu thường xuyên có cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng chậu.

Sinh hoạt không phù hợp

Sinh hoạt không phù hợp thường xảy ra với mẹ bầu ở những tháng đầu, nhất là ở các trường hợp lần đầu mang thai. Các mẹ lúc này có thể ngủ ở tư thế chưa đúng, vẫn mang giày cao gót hoặc đi đứng quá nhiều. Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến vùng hông và khớp cùng chậu, thậm chí có thể gây ra tình trạng đau xương chậu khó chịu. 

Dinh dưỡng thiếu hụt

Dinh dưỡng thiếu hụt thường là nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa ở chị em phụ nữ. Canxi và vitamin D đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu giai đoạn này. Chính vì vậy, nếu các mẹ không bổ sung đầy đủ thông qua thức ăn hay thực phẩm chức năng thì rất có thể sẽ bị đau nhức ở xương chậu và những khu vực lân cận.

Dinh dưỡng không cân bằng có thể là nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai
Dinh dưỡng không cân bằng có thể là nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai

Bệnh lý về hệ thống tiêu hóa và tiết niệu

Có đôi khi, tình trạng đau ở xương chậu khi mang thai không phải là do nội tiết tố, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng ở mẹ bầu mà là do các bệnh lý về tiêu hóa hay tiết niệu. Một số vấn đề như táo bón, viêm đại tràng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu,… đều có khả năng gây ra cảm giác đau xương chậu kèm theo các dấu hiệu khác như khó đi tiêu, tiểu ra máu, bí tiểu, đau thắt lưng,…

Bệnh xương khớp

Có không ít trường hợp mẹ bầu bị đau xương chậu do vốn có tiền sử bệnh xương khớp trước đó. Các tình trạng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,… rất dễ gây ảnh hưởng đến khớp cùng chậu hoặc đốt xương thắt lưng, dẫn đến những cơn đau vùng chậu rất khó chịu, thậm chí khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt như bình thường. 

Bệnh liên quan đến sinh sản

Theo các chuyên gia nhận định, nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương chậu với phụ nữ mang thai cũng có thể nằm trong số những bệnh lý liên quan sinh sản, ví dụ như: U xơ tử cung, nhau bong non, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, xoắn buồng trứng, sảy thai,… Đặc biệt, nếu người bệnh bị đau xương chậu khi mang thai tháng cuối thì rất có khả năng là dấu hiệu của chuyển dạ sắp sinh. 

Đau vùng xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngoài những vấn đề liên quan đến triệu chứng hay nguyên nhân, nhiều người còn thắc mắc về mức độ nguy hiểm của tình trạng này, nhất là đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối. Theo các chuyên gia, với các trường hợp có liên quan đến yếu tố sinh lý hay lối sống hàng ngày thì không cần quá lo lắng vì người bệnh hoàn toàn có thể xử lý triệt để và an toàn tại nhà.

Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu bị đau xương chậu kèm theo các dấu hiệu bất thường kéo dài thì rất có thể có liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có khả năng bị biến chứng hoặc chịu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là thai nhi.

Mẹ bầu nên thận trọng khi bị đau xương chậu kéo dài
Mẹ bầu nên thận trọng khi bị đau xương chậu kéo dài

Chính vì vậy, mẹ bầu cần đi khám ngay nếu bị đau xương chậu cùng có triệu chứng như: Xuất huyết vùng kín, mệt mỏi suy nhược, tiểu rát, buồn nôn dữ dội, co thắt vùng bụng dưới, đổ mồ hôi,…

Biện pháp xử lý hiệu quả

Như đã nói ở trên, phần lớn các trường hợp bị đau xương chậu khi mang thai đều không quá nguy hiểm và có thể được xử lý bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám tại bệnh viện và điều trị theo tư vấn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cân bằng dinh dưỡng hàng ngày

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin được khuyến khích ở tất cả mẹ bầu. Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng cường thêm sữa tươi, các loại hạt trứng và sữa trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, giúp tiêu hóa tốt hơn và phòng tránh bệnh táo bón.

Ngoài thực phẩm tươi bổ sung trong bữa ăn, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm các loại viên uống canxi, vitamin D, kali, vitamin A, photpho,… theo hướng dẫn từ chuyên gia. 

Nghỉ ngơi đầy đủ

Việc hoạt động nhiều hoặc làm việc trong thời gian dài có thể khiến cảm giác đau xương chậu gia tăng ở mẹ bầu. Vì vậy, các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, không nên làm việc quá sức và cần ngủ đủ giấc. Nhiều chuyên gia đánh giá chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị đau xương chậu khi mang thai. 

Tư thế đúng

Tư thế đúng khi đứng, ngồi hay nằm có thể giúp mẹ bầu giảm áp lực đáng kể lên vùng xương chậu, nhờ vậy mà cải thiện cơn đau khó chịu, giúp tâm trạng trở nên thoải mái và thư giãn hơn.

  • Tư thế đứng: Các mẹ bầu nên đứng thẳng lưng, không so hay rụt vai. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên tránh đứng một chân hoặc đứng trong một thời gian dài.
  • Tư thế ngồi: Mẹ bầu nên ngồi trên bề mặt phẳng, có phủ đệm hay lưng tựa càng tốt. Hai chân khi ngồi nên duỗi thẳng thay vì bắt chéo hay co gối. Nếu muốn đứng dậy, các mẹ nên hướng người về phía trước, có thể bám vào vật đỡ trước rồi mới từ từ nâng người lên.
  • Tư thế nằm: Khi nằm ngủ, thai phụ nên nghiêng người sang trái. Việc sử dụng thêm gối kê chân, đệm, gối đầu cũng giúp mẹ bầu điều chỉnh tư thế thoải mái hơn. Nếu thay đổi tư thế nằm, các mẹ nên cố giữ hai đầu gối di chuyển cùng nhau để giảm tối đa lực tác động đến vùng chậu.
Tư thế nằm khi mang thai nên được các mẹ bầu chú ý
Tư thế nằm khi mang thai nên được các mẹ bầu chú ý

Massage và chườm ấm

Massage và chườm ấm được xem là cách giảm đau xương chậu khi mang thai đơn giản nhất nhưng hiệu quả đem lại rất tuyệt vời. Công dụng chính của cả hai biện pháp này là giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, thư giãn cơ khớp căng cứng và hỗ trợ cải thiện tình trạng nhức mỏi khó chịu.

Trong quá trình massage, mẹ bầu nên sử dụng lực không quá mạnh, tập trung chủ yếu vào khu vực đau nhiều, thời gian xoa bóp rơi vào khoảng 10 đến 15 phút hàng ngày. Còn đối với chườm ấm, các mẹ nên dùng khăn bông để chườm lên vùng hông và thắt lưng trong 15 – 20 phút. Lưu ý là không chườm lên bụng dưới vì có thể gây kích thích cổ tử cung.

Thể dục thể thao nhẹ nhàng

Vì người có bầu bị đau xương chậu không thể dùng thuốc điều trị nên luyện tập thể dục được xem là phương pháp xử lý hiệu quả nhất. Việc luyện tập nhẹ nhàng với tần suất thích hợp không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn và hệ tiêu hóa của cơ thể.

Thai phụ nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
Thai phụ nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng

Bộ môn được nhiều chuyên gia khuyến khích với mẹ bầu hơn cả là yoga. Yoga thường kết hợp tư thế với nhịp thở, giúp sức khỏe tổng thể của người tập được nâng cao đáng kể. Không những vậy, yoga thường rất dễ tập ngay cả với các mẹ đang ở những tháng cuối thai kỳ. 

Đau xương chậu khi mang thai phòng tránh thế nào?

Để phòng tránh tình trạng đau xương chậu khi mang thai một cách hiệu quả, các mẹ nên chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng trong và sau thai kỳ. Điều này sẽ giúp thai phụ bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm và thuốc bổ cần thiết, nhờ vậy mà hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt canxi, vitamin D.
  • Vận động ở mức độ phù hợp, nghỉ ngơi ngay khi cơ thể có dấu hiệu xuống sức. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lựa chọn giày bệt với phần đế êm và mềm để giúp giảm áp lực lên vùng xương chậu, nhất là khi phải đi đứng thời gian dài.
  • Tích cực luyện tập các môn thể dục hàng ngày. Cường độ luyện tập nên duy trì ở mức độ ổn định và lựa chọn các bộ môn phù hợp với tình trạng thể chất, không nên tập quá sức hoặc tập sai tư thế.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ theo bảo hiểm y tế. Việc này có thể giúp mẹ bầu sớm phát hiện các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản hay xương khớp và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu rồi gây tác động xấu đến vùng xương chậu.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin kiến thức cần thiết liên quan đến chủ đề đau xương chậu khi mang thai. Dù hầu hết cơn đau vùng chậu có thể tự hồi phục sau khi kết thúc thai kỳ thì các mẹ vẫn cần có chế độ chăm sóc hợp lý cùng với đó là việc thường xuyên đi khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM

Xương Chũm: Cấu Tạo, Vị Trí, Đặc Điểm Và Chức Năng Chính

Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Các Mẹ Cần Biết

Array

Xương Chũm: Cấu Tạo, Vị Trí, Đặc Điểm Và Chức Năng Chính

Xương chũm là xương có kích thước nhỏ, nằm ở vùng xương thái dương, đóng vai trò rất quan trọng....

Thuốc đóng gói dạng cao mới dễ sử dụng và mang theo

Công Dụng Của Bài Thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang Và Địa Chỉ Bán Thuốc

Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang không còn xa lạ với nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài...

Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Các Mẹ Cần Biết

Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng báo hiệu chiều cao của bé trong tương...

Xương Quai Xanh: Cấu Tạo, Chức Năng, Làm Thế Nào Để Có

Xương quai xanh hay chính là xương đòn là chiếc xương nằm gần dưới bả vai. Nhiều người coi đây...

Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể

Bộ xương người là một trong những bộ phận không thể tách rời khỏi cơ thể. Xương đảm đương nhiều...