Khớp Gối Kêu Lục Cục Và Đau
Khớp gối kêu lục cục và đau là biểu hiện thường thấy của chứng khô khớp hoặc do thoái hóa khớp gối gây nên. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như do thói quen lười vận động, do chấn thương hoặc do vận động quá mức, do cấu tạo khớp gối bất thường. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả thì bạn đọc có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
Khớp gối kêu lục cục và đau là bị bệnh gì?
Khớp gối là một trong những khớp có kích thước lớn, đảm nhận chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể. Theo các chuyên gia, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong cơ thể nhưng khớp gối lại có cấu trúc tương đối đơn giản.
Khi vận động, ổ khớp sẽ hình thành một vùng áp lực cao, các bọt khí tạo thành từng dịch khớp sẽ thoát ra ngoài tạo nên sự cân bằng áp lực. Thông thường, các bọt khí này cùng thoát ra ngoài khỏi dịch khớp sẽ gây ra tiếng lục cục trong ổ khớp.
Trong trường hợp, nếu tiếng kêu lục cục xuất hiện thường xuyên hơn và kèm theo những triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, bạn phải cẩn thận đến bác sĩ thăm khám kịp thời. Bởi đây là những triệu chứng cho thấy biểu hiện thoái hóa khớp, khớp gối đang bị tổn thương.
Nếu khớp gối kêu lục cục và đau, bạn có thể mắc phải những bệnh lý sau:
- Khô khớp gối
- Thoái hóa khớp gối
- Viêm xương khớp mãn tính
- Gai khớp gối
Lúc này, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Vì khớp gối đóng vai trò quan trọng trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Khi khớp gối bị chấn thương, bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh khớp gối đau và kêu lục cục
Khớp gối kêu lục cục và đau xảy ra với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, tất cả nguyên nhân đều khiến khớp gối bị đau, sưng tấy và kêu lục cục khi sinh hoạt.
Bệnh nhân có thể tham khảo một số nguyên nhân cùng với triệu chứng như sau:
- Khô khớp gối
Đây là tình trạng thường gặp ở những người lười vận động, người cao tuổi hoặc phụ nữ sau sinh. Khi đó, lượng dịch nhầy tiết ra trong ổ khớp sẽ giảm mạnh gây ra hiện tượng khô khớp gối.
Triệu chứng của bệnh là khớp gối sẽ xảy ra tình trạng đau nhức, sưng viêm, đầu xương va chạm vào nhau phát ra tiếng kêu lục cục.
- Thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người cao tuổi bởi thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và đi lại nhiều. Các mô sụn trong khớp gối sẽ bị bào mòn, nứt, xơ hóa…
Khi mô sụn bị tổn thương, đầu xương sẽ ma sát mạnh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khớp sưng đỏ và kêu lục cục.
- Gai khớp gối
Khi khớp gối có biểu hiện thoái hóa, các khớp xương sụn bị tổn thương, các gai nhỏ sẽ bắt đầu hình thành ở vùng dưới xương sụn. Các lớp sụn sẽ bào mòn và lộ ra phần xương dưới sụn. Các khớp xương va chạm vào nhau làm hình thành những vết lõm.
Khi đó, cơ thể sẽ truyền canxi để khắc phục phần bị lõm nhưng do không có phần sụn bên ngoài bảo vệ nên hình thành các gai xương. Đầu gối bị sưng tấy, tê bì gây co cứng khớp, khớp bị mất cảm giác, khi di chuyển sẽ kêu lục cục là triệu chứng của bệnh gai khớp gối
- Viêm xương khớp mãn tính
Bệnh hình thành do quá trình lão hóa, khớp không có khả năng tự phục hồi và sửa chữa. Mắc bệnh này, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức khớp gối khi thời tiết thay đổi. Ngoài ra, khớp gối sẽ bị sưng tấy, co cứng và gặp khó khăn khi đi lại.
- Do bị chấn thương
Khi vận động và làm việc quá nhiều, các tác động cơ học sẽ làm khớp gối bị chấn thương, đau nhức… Thông thường, khớp gối kêu lục cục và đau sẽ xảy ra do chấn thương mạnh. Triệu chứng của bệnh là khớp gối lỏng lẻo, tê cứng, sưng viêm, đau nhức và bầm tím nặng.
- Do vận động quá mức
Khi mang vác hoặc đi lại quá nhiều, ma sát ở các đầu xương của khớp tăng lên, gây ra phản ứng viêm đỏ ở mô mềm, cảm giác đau nhức và phát ra âm thanh lục cục khi di chuyển.
- Ít vận động
Đây là một thói quen xấu gây hại cho xương khớp của bạn. Khi ít vận động, lượng dịch nhầy tiết ra sẽ giảm, từ đó làm tăng độ ma sát giữa các khớp gối. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hiện tượng đau và khớp gối kêu lục cục khi đi lại.
- Lạm dụng rượu bia, thuốc lá
Thuốc lá, rượu bia có chứa nhiều chất độc gây hại cho mao mạch nuôi xương khớp, giảm khả năng hấp thụ canxi và khiến khớp xương suy yếu, xốp và đau nhức thường xuyên.
- Thiếu hụt canxi
Canxi là một dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp. Khi thiếu hụt canxi, xương sẽ trở nên suy yếu, tê bì, đau nhức, gây thoái hóa xương khớp nhanh chóng và phát ra tiếng lục cục, lạo xạo khi đi lại.
Khớp gối kêu lục cục và đau có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng khớp kêu lục cục và đau xảy ra với những nguyên nhân thông thường, triệu chứng bệnh sẽ giảm sau vài tuần nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra do mắc bệnh xương khớp mãn tính, bệnh nhân cần có sự can thiệp của biện pháp y tế điều trị bệnh.
Các vấn đề về xương khớp sẽ tiến triển rất chậm và không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu để dấu hiệu kéo dài và không điều trị, khớp gối sẽ bị tổn thương nặng nề làm giảm khả năng vận động gây thoái hóa khớp và nguy cơ gây nứt xương chèn ép lên các dây thần kinh.
Hơn nữa, khớp gối kêu lục cục và đau sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh, chẳng hạn: Đi lại khó khăn, đau nhức gây mất ăn mất ngủ dẫn đến suy nhược cơ thể…
Do vậy, tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho thấy xương khớp đã bị tổn hại nghiêm trọng. Vì thế, bệnh nhân cần được tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị sớm nhất có thể.
Điều trị bệnh khớp gối kêu lục cục và đau như thế nào?
Khi gặp phải tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần thăm khám kịp thời và điều trị đúng cách.
Áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà
Khi tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau ở mức độ nhẹ và mới xuất hiện, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như sau:
- Chườm nóng, lạnh: Bạn nên chườm lạnh khớp gối khoảng 10 – 20 phút để cải thiện tình trạng đau nhức nếu gặp chấn thương ở khớp gối. Đối với trường hợp khớp gối bị viêm, bạn nên chườm nóng nhằm giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau và giãn rộng không gian trong ổ khớp.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Không nên vận động quá mức khi khớp gối bị đau và kêu lục cục. Người bệnh nên nghỉ ngơi hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng trong 3 – 5 ngày để giúp khớp gối hồi phục và cải thiện triệu chứng bệnh
- Sử dụng các vật dụng y tế hỗ trợ: Khi vận động, người bệnh có thể trang bị thêm đai và nạng nhằm giảm áp lực lên khớp gối. Điều này giúp di chuyển dễ dàng hơn và tránh ma sát quá mức.
Các biện pháp này chỉ nên áp dụng khi tình trạng mới khởi phát hoặc ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh kéo dài và diễn biến nặng, bệnh nhân không nên áp dụng biện pháp tại nhà mà cần đến bác sĩ điều trị đúng cách.
Cây thuốc dân gian chữa bệnh ngay tại nhà
Hiện nay, dân gian truyền tai nhau nhiều cây thuốc dân gian tại nhà có công dụng điều trị hiện tượng khớp gối đau và kêu lục cục. Người bệnh có thể tham khảo một số cây thuốc như:
- Lá lốt: Lá lốt có vị nồng, tính ấm, chống hàn và có công dụng điều trị các bệnh như tê tay chân, khớp gối đau, phong thấp… Bạn chỉ cần đun 200g lá lốt với 2 lít nước, lấy nước thuốc uống mỗi ngày.
- Cây ngải cứu: Hoạt chất tinh dầu trong cây ngải cứu có tác dụng giúp giảm đau, giảm viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, cây ngải cứu là dược liệu phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp. Người bệnh giã nát ngải cứu với mật ong, chắt lấy nước uống để điều trị bệnh
- Cây đinh lăng: Cây đinh lăng được xem là một “thần dược” chữa rất nhiều bệnh. Cả thân, củ, rễ, cành đinh lăng đều có công dụng chữa đau khớp, đau lưng hiệu quả. Bạn chỉ cần sao vàng rễ đinh lăng rồi cho vào nấu cùng nước ấm, chắt lấy nước uống mỗi ngày.
Các dược liệu thiên nhiên chỉ có công dụng giảm triệu chứng và thích hợp điều trị bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Chữa bệnh bằng thuốc Tây y
Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ Tây y sẽ kê toa thuốc cho bệnh nhân. Một số loại thuốc Tây thường dùng điều trị bệnh khớp gối kêu lục cục và đau như sau:
- Khi khớp gối bị chấn thương, bác sĩ sẽ yêu cầu uống thuốc Paracetamol, thuốc chống viêm steroid có công dụng giảm đau.
- Nếu bệnh xảy ra do thoái hóa khớp, bệnh nhân sẽ uống thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm Glucosamine, Chondroitin; thuốc giảm đau hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
- Bác sĩ có thể tiêm huyết tương hoặc chất nhờn vào ổ khớp nhằm giảm viêm, cải thiện tình trạng khớp bị khô và giúp phục hồi các mô sụn.
- Đối với trường hợp bị thiếu hụt canxi và gây loãng xương, bệnh nhân sẽ uống các loại thuốc canxi hoặc vitamin D bổ sung cho cơ thể.
Ngoài các loại thuốc Tây, nếu khớp gối bị đau đã hình thành các gai xương, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa để loại bỏ gai và thay thế mô sụn nhân tạo.
Nếu dây chằng bị đứt, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để nối lại dây chằng hoặc thay dây chằng giúp ổn định cấu trúc của khớp gối.
Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về uống hoặc sử dụng thuốc thay thế. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến bác sĩ thăm khám và uống thuốc theo đúng phác đồ để bệnh mau chóng bình phục.
Lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa bệnh tái phát
Khớp gối kêu lục cục và đau sẽ tái phát lại nếu bạn không biết cách chăm sóc và phòng ngừa sau điều trị. Do đó, người bệnh nên lưu ý một số những thói quen hàng ngày để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không có nguy cơ tái phát:
- Hạn chế những thói quen làm tăng áp lực lên khớp gối như đi lại quá nhiều, ngồi xổm, lười vận động, khuân vác đồ nặng, đặc biệt là mang giày cao gót.
- Bệnh nhân cần ăn uống lành mạnh, giảm cân khoa học nếu mắc bệnh béo phì.
- Mỗi ngày nên dành ra từ 20- 30 phút để tập luyện thể thao như yoga, chạy bộ, bơi lội… Tuy nhiên, bạn không nên vận động quá sức gây đau khớp gối.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi vào bữa ăn hàng ngày của mình như tôm, cua, cá, thịt, các loại đậu… Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn đầy đủ chất và ăn uống điều độ mỗi ngày
- Không nên sử dụng rượu, bia thuốc lá hoặc các đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe.
- Cẩn trọng khi tham gia giao thông, khuân vác vật nặng. Hạn chế nhiều nhất có thể thói quen sinh hoạt gây va chạm và tổn thương khớp gối.
- Đối với người trên 40 tuổi, hãy kiểm tra xương khớp 1 lần/năm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Khớp gối kêu lục cục và đau là một trong những tình trạng xương khớp bị tổn thương. Chính vì thế, khi thấy hiện tượng này xảy ra thường xuyên và trong một thời gian dài, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.