Bị Nấm Candida Nên Ăn Gì

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Bị nấm candida nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc của không ít người bệnh. Trên thực tế ngoài việc sử dụng các loại thuốc, chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Bài viết dưới đây Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc sẽ gợi ý những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng, giúp người bệnh có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng tác động thế nào đến bệnh nấm candida?

Nhiễm nấm candida là một căn bệnh phụ khoa phổ biến và có nguy cơ tái phát cao nếu không chú ý kiêng khem. Trong đó, chế độ dinh dưỡng có tác động lớn đến quá trình điều trị bệnh. Nguyên nhân là bởi nấm candida albicans khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sản sinh mạnh mẽ, nhanh chóng lây lan và rất khó điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, lượng thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ góp phần làm thay đổi độ pH trong âm đạo. Khi cơ thể khỏe mạnh, độ pH âm đạo cân bằng ở mức 7,35 – 7,45. Khi vùng kín bị viêm nhiễm, độ pH có thể giảm xuống tạo thành môi trường acid hoặc tăng lên tạo thành môi trường kiềm, thích hợp để vi khuẩn và nấm men sinh trưởng, phát triển.

Độ pH trong âm đạo tăng hoặc giảm sẽ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển
Độ pH trong âm đạo tăng hoặc giảm sẽ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển

Do vậy, nếu pH âm đạo giảm, người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất như magie, canxi, natri, kali từ các loại hạt và rau củ quả các loại. Ngược lại, nếu pH âm đạo tăng, người bệnh nên tích cực sử dụng thực phẩm giàu acid omega-3 như cá, thịt gia cầm, ngũ cốc… 

Việc hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm lên men cũng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Vì một nấm candida rất thích đường, tinh bột và đồ ăn lên men. Vì vậy, khi sử dụng những thực phẩm này sẽ khiến cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Do đó việc điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với những người đang điều trị nấm candida nói riêng và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung.

Bị nấm candida nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm góp phần làm giảm cảm giác ngứa ngáy viêm nhiễm vùng kín người bệnh nên sử dụng.

Sữa chua, yakult và probi

Khi bị nhiễm nấm candida, môi trường âm đạo đang bị mất cân bằng do hại khuẩn xuất hiện nhiều hơn so với lợi khuẩn. Vì vậy người bệnh cần bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn Lactobacilus Acidophilus để cân bằng nồng độ pH trong âm đạo. Kiên trì bổ sung mỗi ngày từ 1-2 hộp sữa chua không đường để giúp vùng kín luôn khỏe mạnh.

Rong biển

Rong biển cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có khả năng loại bỏ nấm candida. Trong thành phần của rong biển rất giàu iot, giúp cân bằng tuyến giáp, cải thiện bệnh cường giáp. Từ đó giúp cải thiện bệnh lý phụ khoa cho nữ giới. Ngoài ra, rong biển còn hỗ trợ thải độc cơ thể, làm giảm hàm lượng cholesterol, tốt cho hệ tuần hoàn và bài tiết.  

Các loại hạt

Một số loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt bó đỏ,… có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein và  omega-3 nên rất tốt cho sức khỏe. Những hoạt chất này sẽ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín.

Rau họ cải

Những loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải bruxen, su hào,…. đều có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nitơ, lưu huỳnh và hợp chất isothiocyanates. Những hoạt chất này có tác dụng kìm hãm sự sinh sôi và phát triển của nấm candida. Vì vậy người bệnh cần tích cực sử dụng những loại rau này giúp duy trì môi trường dạ dày và ruột khỏe mạnh. 

Giấm táo

Một loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày đó là giấm táo. Loại giấm này có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm candida, cân bằng độ pH âm đạo và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Người bệnh chỉ cần pha loãng 1 thìa giấm táo vào 200ml nước và uống sau bữa ăn. Chú ý không nên uống lúc đói sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Người bị nấm candida nên dùng giấm táo
Người bị nấm candida nên dùng giấm táo

Trái cây có múi

Các loại trái cây có múi như bưởi, chanh, cam, quýt, quất,… có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa và axit amino giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch được củng cố sẽ giúp cơ thể tự chống lại nhiễm trùng do nấm candida gây ra. Ngoài ra, các trái cây có múi thường ít đường hơn nên giúp kiểm soát được mức đường huyết, ngăn chặn sự phát triển của nấm men.

Gừng, tỏi

Gừng và tỏi cũng là hai nguyên liệu có khả năng hỗ trợ điều trị nấm candida hiệu quả được rất nhiều người bệnh áp dụng. Cụ thể, trong thành phần của tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin, giúp kháng khuẩn, chống viêm, diệt nấm. Từ đó cải thiện các triệu chứng do nấm và vi khuẩn gây ra. 

Trong khi đó hợp chất phytochemical phenol của gừng tươi cũng có khả năng kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó người bệnh cần bổ sung các nguyên liệu này vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị nấm từ bên trong.

Bột nghệ kết hợp với tiêu đen

Nghệ và tiêu đen là hai loại gia vị có khả năng kiểm soát sự phát triển của nấm candida. Cả hai loại gia vị này có tính kháng khuẩn, chống viêm và giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể. Đặc biệt trong thành phần của nghệ có chứa hợp chất curcumin, được nghiên cứu là có khả năng chống nấm và vi khuẩn, hỗ trợ chữa lành những vết thương ở niêm mạc.

Bị nấm candida không nên ăn gì?

Khi bị nhiễm nấm candida, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm khiến cho nấm candida sinh sôi phát triển. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên tránh hoặc hạn chế sử dụng:

Thực phẩm nhiều đường

Nấm men sẽ phát triển tốt hơn trong môi trường có chứa nhiều đường glucose. Vì vậy nếu người bệnh đang trong thời kỳ điều trị nấm candida cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm như sau: Đường mía, mật ong, đường mật, bánh kẹo, socola, chuối, chà là, nho, xoài, trái cây sấy khô soda, nước ngọt, trà sữa,…

Nấm men phát triển tốt trong môi trường nhiều đường bột nên người bệnh cần hạn chế dùng đồ ngọt
Nấm men phát triển tốt trong môi trường nhiều đường bột nên người bệnh cần hạn chế dùng đồ ngọt

Sản phẩm từ sữa

Trong thành phần của sữa có chứa nhiều lactose và galactose. Đây là loại đường thúc đẩy sự bám dính của nấm candida vào các tế bào của con người. Vì vậy những người đang điều trị bệnh nấm candida hoặc muốn dự phòng nấm tái phát thì không nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem béo,… 

Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men làm ảnh hưởng đến sự cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Từ đó thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn và nấm men, khiến cho tình trạng ngứa ngáy ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một số loại thực phẩm lên men người bệnh cần tránh sử dụng như dưa muối, cà muối, hành muối, rau củ muối, kim chi,…

Thực phẩm đã bị hư hỏng, nấm mốc

Nấm mốc trong thực phẩm là loại nấm cực nhỏ phát triển từ các bào tử nấm bay lơ lửng trong không khi. Khi bào tử này rơi vào thức ăn ẩm ướt sẽ phát triển thành nấm mốc và khiến thực phẩm bị hư hỏng, thối rữa. Nếu ăn phải những thực phẩm có chứa nấm mốc không chỉ khiến bệnh nấm candida ngày càng nặng hơn mà còn làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Chất kích thích

Các chất kích thích cần tránh sử dụng trong thời gian điều trị nấm candida vùng kín đó là rượu, bia, thuốc lá,… Bởi khi tiêu thụ những loại đồ uống này sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh tại âm đạo, tạo điều kiện để nấm phát triển. 

Bên cạnh đó, rượu bia thuốc lá còn làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người bệnh bị căng thẳng, mất ngủ. Điều này góp phần khiến cho bệnh viêm phụ khoa kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo

Người bị nấm candida nói riêng và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung cần hạn chế dùng các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thực phẩm này có chứa nhiều dầu mỡ, khiến vùng kín luôn nóng ẩm, tăng tiết dịch âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. 

Vì vậy nếu đang trong thời gian điều trị nấm candida, người bệnh nên chuyển chế độ ăn thành dạng luộc, hấp và hạn chế ăn đồ chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ.

Bị nấm candida nên hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
Bị nấm candida nên hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo

Đồ ăn cay nóng

Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa do nấm candida gây ra. Lý giải điều này là bởi đồ ăn cay nóng sẽ khiến các vết thương và vết lở loét ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đồng thời những thực phẩm cay sẽ làm tăng thân nhiệt, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết của gan và thận. Từ đó làm tăng các triệu chứng của bệnh nấm candida. Một số loại thực phẩm cay nóng người bệnh cần tránh đó là ớt, hạt tiêu, mù tạt, tương ớt,…

Hải sản

Hải sản gây kích ứng và khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Điều này khiến vùng kín luôn có cảm giác nóng ẩm khó chịu, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển. Bên cạnh đó việc sử dụng hải sản còn làm tăng triệu chứng ngứa ngáy ở âm hộ. Vì vậy người bệnh cần tránh sử dụng các loại hải sản như tôm, cua, mực, bạch tuộc, cá biển,…

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị nấm candida nên ăn gì và kiêng gì. Để có được sức khỏe tốt, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Mặc dù chế độ ăn uống chỉ là một phần nhỏ trong việc điều trị nhưng đây cũng là một biện pháp giúp kìm hãm sự phát triển của nấm candida trong cơ thể rất hiệu quả.

Tìm Hiểu Thêm:

Array
da nang buong trung nen an gi

Đa Nang Buồng Trứng Nên Ăn Gì

Đa nang buồng trứng là bệnh lý liên quan tới nội tiết rất dễ gặp ở phụ nữ. Theo đó, các bác sĩ cho biết, thực phẩm sử dụng hàng...
Thời Gian Ủ Bệnh Nấm Candida Bao Lâu Thì Phát Hiện Triệu Chứng?

Thời Gian Ủ Bệnh Nấm Candida Bao Lâu? Yếu Tốt Khiến Bệnh Phát Triển

Nấm Candida có tên đầy đủ là Candida Albicans - một loại nấm men phổ biến, tồn tại xung quanh...

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Bị Ra Máu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Bị Ra Máu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Thuốc tránh thai khẩn cấp là một loại thuốc ngừa thai hiệu quả được dùng trong những tình huống xảy...

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp ngừa thai trong những tình huống đặc biệt dành cho phụ nữ....

Cấy Que Tránh Thai Bị Rong Kinh Có Nguy Hiểm Không?

Rong kinh sau khi cấy que tránh thai là một hiện tượng thường thấy ở chị em sau khi thực...

Lựa chọn chăm sóc sức khỏe, tăng cường sinh lý, cân bằng nội tiết hàng đầu của phụ nữ hiện đại

Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Nội Tiết, Yếu Sinh Lý Nữ – Liệu Trình Chỉ Từ 21 Ngày

Thực tế, có đến 45% phụ nữ sau tuổi 30 gặp vấn đề phiền toái trong cuộc sống hôn nhân,...