3+ Cách Chữa Trị Viêm Da Tiết Bã Hiệu Quả, An Toàn Nhất
Viêm da tiết bã là bệnh lý về da mãn tính rất khó điều trị lại có xu hướng dễ tái phát. Để biết được đâu là cách trị viêm da tiết bã tận gốc hiệu quả cao nhất, bạn đọc hãy cùng tham khảo một số thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây.
Có thể điều trị viêm da tiết bã tận gốc được hay không?
Theo bác sĩ Lê Phương – Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện, viêm da tiết bã hay viêm da dầu, viêm da tiết bã nhờn… là bệnh lý da liễu mãn tính, xuất hiện do hoạt động rối loạn của tuyến bã nhờn hoặc sự tăng sinh quá mức của nấm men. Ngoài ra, một số những tác nhân từ môi trường, dinh dưỡng và cách chăm sóc da cũng khiến bệnh dễ bùng phát.
Bệnh thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần trong năm. Theo các chuyên gia, hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da tiết bã nên việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị tận gốc khi người bệnh loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Cụ thể, khi mắc bệnh cần được phát hiện và có phương pháp can thiệp sớm. Song song với đó là thực hiện chăm sóc làn da đúng cách giúp tăng khả năng phục hồi.
Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm da tiết bã tận gốc
Hiện nay, có nhiều cách điều trị viêm da tiết bã nhờn, trong đó phổ biến là chữa viêm da tiết bã bằng các bài thuốc dân gian, dùng thuốc Tây điều trị viêm da tiết bã hay chữa viêm da tiết bã bằng Đông y… Mỗi phương pháp đều đi kèm những ưu, nhược điểm riêng biệt và phù hợp với từng tình trạng bệnh cụ thể. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết về cách chữa viêm da tiết bã nhờn trong nội dung dưới đây.
Phác đồ điều trị viêm da tiết bã bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh viêm da tiết bã là lựa chọn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay vì hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh, không tốn nhiều thời gian. Tùy từng tình trạng bệnh mà người bệnh có thể được kê thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp giữa cả hai cách thức.
Vậy viêm da tiết bã dùng thuốc gì? Một số loại thuốc được sử dụng để trị viêm da tiết bã tận gốc gồm:
1. Các loại thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có:
- Thuốc bạt sừng: Thành phần chính của nhóm thuốc này là các hoạt chất như Acid salicylic, Acid lactic và Propylen glycol. Khi thoa lên da, các hoạt chất trong thuốc sẽ làm bong lớp sừng chết, làm sạch vảy bong trên da, giảm dầu thừa cũng như hạn chế sự tăng sinh quá mức của các tế bào sừng. Đồng thời, với tác dụng sát trùng nhẹ, thuốc sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm trên da.
- Thuốc kháng nấm dạng bôi: Thuốc thường được sử dụng cho các trường hợp viêm da tiết bã do hoạt động quá mức của nấm men như Ketoconazole, Fluconazole, Ciclopirox,…
- Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này có chứa hoạt chất corticoid có hoạt lực từ vừa đến rất mạnh như hydrocortisone, betamethasone, dexamethasone, clobetasol, fluocinolone, triamcinolone… Thông thường, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, khoảng 1 – 3 tuần và giảm dần liều dần theo liệu trình để tránh suy thượng thận.
- Thuốc bôi chứa hoạt chất ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc như Tacrolimus và Pimecrolimus có tác dụng ức chế hoạt chất calcineurin. Đây được biết đến là chất hoạt hóa hiện tượng viêm ở da, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh.
2. Thuốc uống trị viêm da tiết bã tận gốc
Thuốc uống được sử dụng mục đích kiểm soát và cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng với hiệu quả nhanh nhất gồm:
- Thuốc kháng nấm: Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt sự phát triển của các vi nấm, giảm triệu chứng ngứa, viêm, đỏ trên da trong các trường hợp tổn thương da diện rộng.
- Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp bệnh nặng với công dụng ngăn ngừa viêm da dị ứng bội nhiễm.
- Thuốc corticoid uống: Thuốc được dùng trong các trường hợp nặng với liều thấp, mục đích là chống viêm, giảm phù nề, góp phần ức chế sự tăng sinh quá mức của các tế bào sừng trên da.
Về cơ bản, thuốc Tây chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm da tiết bã ở mức độ từ trung bình với mục đích đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Mặc dù thuốc cải thiện bệnh nhanh nhưng thường đi kèm các tác dụng phụ, đặc biệt là làm rối loạn chức năng sinh lý ở nam, suy gan, suy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Giải pháp điều trị viêm da tiết bã bằng Đông y cho hiệu quả cao
Theo các tài liệu y học cổ truyền, viêm da tiết bã là thể bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể nhiễm phong hàn, nhiệt độc từ bên ngoài. Trong trường hợp can thận mất cân bằng chức năng điều hòa vận khí và thải độc, từ đây cơ thể suy nhược dẫn đến độc tố tích tụ dưới da và hình thành bệnh.
Do vậy, để có thể điều trị viêm da tiết bã tận gốc, các bài thuốc Đông y sẽ tập trung điều hòa can thận, nâng cao sức đề kháng từ bên trong cũng như cải thiện triệu chứng bên ngoài. Một số bài thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã triệt để hiện nay gồm có:
1. Điều trị viêm da tiết bã nhờn bằng Đông y với kim ngân hoa
Kim ngân hoa là loại dược liệu mang vị ngọt, đắng, tính hàn. Trong Đông y, loại cây này có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt và rôm sảy.
Với bệnh viêm da tiết bã, người bệnh cần sử dụng kim ngân hoa với một số dược liệu khác như khổ sâm, hoàng cầm, bồ công anh,… để tạo nên bài thuốc tiêu độc, thanh nhiệt, hỗ trợ chống viêm và điều hòa nguyên khí.
- Chuẩn bị: Kim ngân hoa, khổ sâm, kinh giới, bồ công anh, sinh địa, tang bạch bì, hoàng cầm và hạ khô thảo với liều lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và sắc lấy nước uống hàng ngày. Người bệnh sử dụng 1 thang mỗi ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
2. Bài thuốc ngâm rửa viêm da tiết bã từ đạm trúc diệp
Sử dụng bài thuốc ngâm rửa viêm da tiết bã từ đạm trúc diệp có khả năng làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa vi khuẩn trên da hiệu quả.
- Chuẩn bị: Đạm trúc diệp, cây sơn và trầu không.
- Cách thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, đun với nước rồi chắt bỏ bã. Sau khi vệ sinh vùng da bị viêm, người bệnh thoa hỗn hợp nước sắc lên vùng da tổn thương và rửa lại sau vài phút.
Cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
Hiện nay, một trong những cách trị viêm da tiết bã tận gốc được áp dụng phổ biến là sử dụng các bài thuốc lưu truyền trong dân gian. Cách này được áp dụng trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và mới khởi phát. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa viêm da dầu tại nhà như sau:
Sử dụng lá trầu không điều trị viêm da dầu
- Tác dụng: Trầu không là loại cây có tính kháng khuẩn cao, thường được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với người mắc viêm da tiết bã, sử dụng trầu không sẽ giúp kháng viêm, giúp tổn thương trên da nhanh lành hơn.
- Chuẩn bị: Vài lá trầu không, vài hạt muối tinh.
- Cách thực hiện: Lá trầu rửa sạch, để ráo nước. Cho trầu không vào cối, thêm muối và giã nát. Sử dụng hỗn hợp để đắp lên vùng da bị thương sẽ giúp tổn thương nhanh lành.
Cách điều trị viêm da tiết bã bằng mật ong cho hiệu quả cao
- Tác dụng: Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng làm mềm da, kháng viêm hiệu quả. Do đó với người mắc viêm da tiết bã, đây chính là bài thuốc mà bạn nên cân nhắc áp dụng.
- Chuẩn bị: 1 chén nhỏ mật ong rừng nguyên chất.
- Cách thực hiện: Sử dụng mật ong nguyên chất, thoa lên da rồi massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Rửa lại vùng da tổn thương bằng nước ấm và thường xuyên áp dụng cách này hàng ngày.
Trị viêm da tiết bã tận gốc bằng cây nha đam
- Tác dụng: Nha đam là loại cây mang tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể cũng như giúp giảm ngứa, khô và viêm da.
- Chuẩn bị: 1 lá nha đam to.
- Cách thực hiện: Gọt vỏ nha đam, bỏ phần lá xanh chỉ giữ lại phần thịt màu trắng rồi rửa sạch và để ráo nước. Nghiền nhuyễn gel nha đam, đắp và thoa nhẹ nhàng lên khu vực bị bệnh trong 15 phút. Sau đó, làm sạch da bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Sử dụng dầu dừa
- Tác dụng: Sử dụng dầu dừa massage cho da có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm tình trạng ngứa, viêm do bệnh viêm da tiết bã, viêm da cơ địa…
- Chuẩn bị: 1 chén nhỏ dầu dừa.
- Cách thực hiện: Thoa dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng trong thời gian 5 phút. Làm sạch da bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn mềm.
Sử dụng dầu cám gạo
- Tác dụng: Dầu cám gạo phát huy tốt hiệu quả trong việc loại bỏ lớp da bong tróc, giảm viêm, ngứa cho da.
- Chuẩn bị: 1 chén nhỏ dầu cám gạo
- Cách thực hiện: Tiến hành làm sạch da, sau đó thoa trực tiếp dầu lên và mát xa nhẹ nhàng. Sau khoảng 15 phút thì rửa lại với nước ấm và lau khô da.
Một số lưu ý để trị viêm da tiết bã tận gốc
Ngoài việc áp dụng đúng cách các phương pháp chữa bệnh theo dân gian, Tây y hoặc Đông y, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc da hằng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị. Một số lưu ý về chế độ chăm sóc và sinh hoạt hằng ngày giúp trị viêm da tiết bã tận gốc gồm có:
- Thường xuyên vệ sinh da hằng ngày bằng nước sạch hoặc nước muối loãng ấm để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi tiết ra trên da.
- Trong thời gian điều trị, người bệnh hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng hoặc các loại chất tẩy rửa khác. Nếu cần thiết sử dụng, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên, không chứa hương liệu hay các thành phần dễ gây kích ứng cho da khác.
- Với những người mắc viêm da tiết bã da đầu, người bệnh không nên sử dụng các loại dầu gội chứa nhiều chất tẩy rửa, không dụng các hóa chất nhuộm, tạo kiểu tóc.
- Bảo vệ da khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại.
- Khi bị ngứa, người bệnh chỉ xoa nhẹ, tuyệt đối không cào gãi hoặc thực hiện các tác động mạnh lên da để tránh gây tổn thương da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm da.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, tăng cường uống nước và các sản phẩm có lợi cho cơ thể trong thời gian điều trị.
- Lựa chọn quần áo có chất liệu thoáng mát, không mặc đồ bó sát để tránh gây cọ xát làm tổn thương da.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh stress làm rối loạn nội tiết, khiến bệnh khó kiểm soát hơn.
- Thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị.
Do là bệnh đặc tính dai dẳng và hay tái phát nên để điều trị viêm da tiết bã tận gốc là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Ngay khi có dấu hiệu tổn thương trên da, người bệnh cần chủ động thăm khám để xác định được mức độ bệnh lý và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.