CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc khảo sát nguồn dược liệu tại Bắc Kạn

Ngày 24/9/2022, đoàn công tác của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đã có chuyến công tác khảo sát nguồn dược liệu tại Bắc Kạn kéo dài 2 ngày. Hoạt động nằm trong kế hoạch phát triển vùng trồng dược liệu hữu cơ mới của Thuốc dân tộc tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Sau những thành quả tốt đẹp của Hợp tác xã dược liệu Bắc Kạn giai đoạn 1, CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc tiếp tục triển khai thực hiện khảo sát thực địa các vùng dược liệu mới. Dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học bài bản về thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, chất lượng nguồn nước, loại dược liệu phù hợp, Công ty dự kiến sẽ mở rộng vùng trồng dược liệu tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đoàn khảo sát của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc

Trong chuyến hành trình khảo sát thực địa Bắc Kạn lần này có sự tham gia của các lãnh đạo chủ chốt:

  • Ông Nguyễn Quang Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc
  • Cùng các lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền

Hành trình khảo sát dược liệu tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Ngày 24/9, sau gần 3 giờ đồng hồ xuất phát từ Hà Nội, vượt qua những đoạn đường đèo uốn lượn, băng qua những dãy núi, cuối cùng, đoàn công tác cũng có mặt tại thị trấn Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn. Từ đây, đoàn khảo sát phải tiếp tục hành trình gần 10km để đi sâu vào địa phận cuối xã Như Cố. Đó chính là khu vực mà CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc dự kiến quy hoạch thành vùng trồng dược liệu hữu cơ trong tương lai.

Thiên nhiên đã ban tặng nơi đây điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm, điều mà ít nơi nào có thể sánh kịp. Những cánh rừng nguyên sinh xanh mát tạo nên một không gian trong lành. Nhìn từ xa, mái nhà bình dị của người dân địa phương ẩn mình dưới những tán cây xanh của núi rừng Như Cố. Cộng đồng người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao. Họ duy trì cuộc sống bằng việc trồng lúa, làm nương rẫy và hái măng rừng. Đặc biệt, người dân tại đây lưu giữ không ít những bài thuốc gia truyền, những phương pháp chữa bệnh hiệu quả và độc đáo mà chỉ dành riêng cho người thân, làng xóm.

Trong hành trình khám phá đầy thú vị này, đội ngũ khảo sát của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đã may mắn nhận được sự hỗ trợ từ ông Đinh Khắc Tiến, một người dân bản địa. Ông là một người cựu chiến binh, từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tất cả những kỷ niệm và trải nghiệm của ông đều gắn liền với vùng đất này. Đặc trưng của từng loại đất và các loại dược liệu quý hiếm của địa phương ông đều khắc ghi trong lòng – như một phần tâm hồn và kinh nghiệm sống của ông được liên kết chặt chẽ với vùng đất Như Cố.

Để tiếp cận khu vực trồng dược liệu, đoàn nghiên cứu bắt buộc phải đi bộ vào trong rừng sâu. Mỗi thành viên chuẩn bị 1 đôi ủng cao su để băng qua các đoạn đường khó đi và dòng suối phía trước, tránh gây hại cho rừng.

So với chuyến đi trước, hành trình lần này thời tiết thuận lợi hơn, nắng ráo và mát mẻ, khiến con đường trở nên khô ráo, ít bùn lầy, không trơn trượt. Ngay khi bước chân tới rìa rừng, toàn bộ đội ngũ đều hết sức ngạc nhiên khi thấy những thửa ruộng trồng lúa xanh tốt, ngả bông bông nặng trĩu của người dân. Điều này như minh chứng cho con người, mảnh đất và thiên nhiên nơi đây rất được ưu đãi.

Càng ngạc nhiên hơn khi mọi người được ông Tiến giới thiệu về những loại thuốc quý hiếm mọc dưới những tán cây rừng nguyên sinh. Là người từng đi không biết bao nhiêu ngọn núi từ Bắc vào Nam để tìm kiếm dược liệu quý hiếm, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, cũng giấu nổi sự ngạc nhiên khi nhận thấy ở đây sở hữu nhiều loại dược liệu mà ít nơi nào có. Bác sĩ Vân Anh cho biết, theo kinh nghiệm của bà, các loại dược liệu ở đây được sinh trưởng trong khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên giá trị dược tính rất cao.

Tiếp tục leo núi gần 2 giờ, sau khi lưng áo ướt đẫm mồ hôi, đoàn khảo sát đã đến vùng đất được dự định quy hoạch trồng dược liệu. Kết quả bước đầu cho thấy, đất đai ở đây có độ ẩm cao, màu mỡ, hàm lượng dưỡng chất cao nên rất phù hợp cho việc trồng dược liệu. Tại đây còn có mạch nước ngầm, chảy ra từ những khu rừng tự nhiên, tạo thành suối Khuổi Giàng với dòng nước trong vắt. Được bao bọc bởi núi rừng nguyên sinh nên khí hậu lúc nào cũng mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 độ C. Tất cả tạo nên điều kiện phát triển tuyệt vời cho nhiều loại dược liệu giá trị.

Trước những kết quả tích cực, đoàn công tác càng có thêm niềm tin vào sự thành công của dự án. Cùng với đó, nhờ sự hỗ trợ từ ông Đinh Khắc Tiến, đoàn đã tiến vào các hộ dân tại Như Cố để tìm hiểu về cuộc sống của cộng đồng nơi đây. Đoàn công tác may mắn được kết nối với những thầy lang và bà mế, là những người giữ gìn những bí quyết chữa bệnh độc đáo của người Dao.

Các thầy lang chia sẻ xã Như Cố có hàng trăm loại cây thuốc, được coi như là một kho tàng dược liệu quý giá. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển “kho báu” này vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, gây nguy cơ cạn kiệt và thậm chí tuyệt chủng cho nhiều loại cây thuốc tại địa phương. Trong bối cảnh này, một số người dân đã thực hiện các biện pháp bảo tồn, nhưng thường chỉ ở mức quy mô nhỏ, tại gia đình, chưa thể khai thác hết tiềm năng và giá trị của nguồn dược liệu địa phương. Điều này cũng đồng nghĩa rằng việc bảo tồn và phát triển cây thuốc chưa được đầu tư tương xứng với vị trí, tiềm năng phát triển của nguồn tài nguyên dược liệu.

Nhận thấy tiềm năng phát triển và nhu cầu cấp thiết trong việc bảo tồn dược liệu quý hiếm, CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đã quyết tâm tiến hành thực hiện dự án nuôi trồng dược liệu hữu cơ tại xã Như Cố. Ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng Giám đốc CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc cho biết: “Xã Như Cố có địa thế miền núi, đất đai và thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển các loại dược liệu tự nhiên. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn xây dựng một khu dược liệu tại xã Như Cố, nhằm tạo ra nguồn cung cấp dược liệu đáng tin cậy. Đồng thời đảm bảo phát triển ngành dược liệu hiện đại. Đồng thời, việc này cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Chúng tôi đặt ra mục tiêu xây dựng mạng lưới sản xuất, quản lý chất lượng, thiết lập quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO và Bộ Y tế”.

Dự kiến vùng trồng dược liệu của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn sẽ sớm được triển khai và đi vào hoạt động trong thời gian tới.

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung điều trị chứng mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Sáng ngày 01/03/2020 Trung tâm Thuốc dân tộc đã đón tiếp Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Hương Dung – Nữ...

ky-ket-hop-tac-1-min-1

Ký kết hợp tác với Phòng khám Đa khoa Phúc An thành lập Trung tâm Thuốc dân tộc

Ngày 15/06/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Bệnh viện Thuốc dân tộc đã ký kết hợp tác với Công...

CTCP Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc có quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, khoa học và nhanh chóng

Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, CTCP Bệnh viện Thuốc Dân Tộc...

Hướng về cội nguồn 2018 – Chương trình khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí chào mừng ngày 30/04

Hòa chung không khí kỷ niệm 43 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2018) trên...

Bác sĩ Doãn Hồng Phương và Lương y Nguyễn Quang Hưng thăm hỏi GS Nguyễn Tài Thu nhân ngày 20/11 

Ngày 13/11/2020 Bác Doãn Hồng Phương - Giám đốc Trung tâm Đông phương Y pháp và Lương y Nguyễn Quang...