Đau Khớp Gối Kiêng Ăn Gì
Trong thời gian điều trị tình trạng đau nhức khớp gối, người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh và giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn. Vậy đau khớp gối kiêng ăn gì và nên ăn gì, cùng chúng tôi đi tìm đáp án ngay trong bài viết dưới đây.
Đau khớp gối là một tình trạng thường gặp ở người tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau khớp gối sẽ khiến mô sụn bị phá vỡ, gây xơ hóa, bào mòn và đau nhức khi vận động, đi lại nhiều.
Theo nghiên cứu, yếu tố lão hóa và thói quen vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổn thương ở mô sụn của khớp gối. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ đẩy nhanh tình trạng hư hại mô sụn, thoái hóa khớp và gây đau nhức.
Do đó, ngoài việc điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp y tế, chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một vấn đề mà người bệnh xương khớp nên lưu ý.
Mắc bệnh đau khớp gối kiêng ăn gì?
Đau khớp gối kiêng ăn gì là một thắc mắc của hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này. Theo đó, kiêng cữ những thực phẩm không lành mạnh hay những món ăn gây hại cho khớp gối sẽ giúp bạn cải thiện được phần nào bệnh đau khớp gối.
Đau khớp gối kiêng ăn gì? – Người bị đau khớp gối nên kiêng ăn thịt đỏ
Thịt đỏ là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Thịt đỏ chứa nhiều protein, đạm, chất dinh dưỡng giúp cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào, nâng cao sức khỏe và cải thiện hoạt động dẫn truyền của dây thần kinh.
Thịt đỏ bao gồm thịt heo, thịt bò, thịt dê, gan… Tuy nhiên, loại thực phẩm này chứa một hàm lượng lớn đạm và chất béo bão hòa gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch.
Hơn nữa, ăn thịt đỏ thường xuyên sẽ khiến nồng độ axit uric tăng cao, dẫn đến tình trạng khớp gối sưng viêm, đau dữ dội. Chưa hết, thịt đỏ còn gây tăng cân và khiến quá trình thoái hóa và mô sụn hư hại diễn ra nhanh hơn.
Thế nên, khi mắc bệnh đau khớp gối, người bệnh không nên ăn nhiều thịt đỏ, mà chỉ ăn với một lượng vừa phải nhằm cung cấp đủ chất cho cơ thể mỗi ngày.
Đau khớp gối kiêng ăn gì? – Thức ăn nhiều gia vị
Theo nghiên cứu, khi dung nạp các món ăn có chứa nhiều gia vị (như muối, đường), cơ thể sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi cho xương khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.
Đồng thời, khớp gối của người bệnh sẽ bị đau nhức và sưng viêm trầm trọng. Bên cạnh đó, các loại thức ăn chứa nhiều đường còn gây tăng cân, từ đó tạo lực đè nén lên các ổ khớp và gây ra thoái hóa khớp.
Trong khi đó, khi ăn quá mặn, muối sẽ kích thích thận đào thải clorua. Cùng với đó, khi natri clorua bị đào thải sẽ loại bỏ luôn cả canxi và các khoáng chất cần thiết khác.
Vì vậy, thói quen ăn mặn sẽ khiến xương khớp bị suy yếu và kích thích cơn đau ở khớp gối bùng phát mạnh. Do đó, khi mắc bệnh xương khớp, người bệnh nên ăn nhạt, không ăn đồ ăn quá cay, nóng, mặn, ngọt… để giảm thiểu các rủi ro bệnh tật cho cơ thể.
Đau khớp gối kiêng ăn gì? – Thức ăn nhiều dầu mỡ
Thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ khiến cholesterol tích tụ nhiều trong máu gây xơ vữa động mạch, tăng cân, béo phì. Khi cân nặng vượt mức cho phép, khớp gối phải chịu một áp lực lớn từ cơ thể gây ra thoái hóa mô sụn, đau nhức khi vận động.
Hơn nữa, khi ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, các chất béo này có xu hướng đọng lại trong mô sụn ở đầu gối gây xơ hóa và làm chức năng khớp gối bị suy yếu.
Do đó, nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ là loại thức ăn mà người mắc bệnh đau khớp gối nói riêng và người mắc bệnh xương khớp nói chung nên kiêng cữ.
Không sử dụng các chất kích thích gây hại
Khi sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể sẽ bị giảm sút. Theo đó, các caffeine và phosphor trong chất kích thích sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi và một số những chất cần thiết cho cơ thể như sắt, magie…
Bên cạnh đó, nước ngọt, rượu bia còn gây đầy hơi, chướng bụng và tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Sử dụng rượu bia thường xuyên khiến cơ thể giảm chức năng đào thải axit uric khỏi máu, kích thích phản ứng sưng viêm và đau khớp gối.
Bệnh đau khớp gối nên ăn gì?
Có thể thấy rằng, ăn uống điều độ và đúng cách mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch và loại bỏ được bệnh tật. Trong đó, dung nạp thực phẩm lành mạnh sẽ giúp mô sụn phục hồi nhanh chóng, tăng mật độ xương và giảm đau nhức ở khớp gối.
Bên cạnh đó, ăn uống đầy đủ chất còn giúp bổ sung một lượng nhầy cần thiết trong khớp gối, hạn chế tình trạng khô khớp và đau khớp khi vận động. Theo nghiên cứu, người mắc bệnh đau khớp gối nên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây.
Đau khớp gối nên ăn gì? – Thực phẩm giàu canxi
Canxi là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp. Chất này giúp duy trì xương khớp chắc khỏe, tăng mật độ xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Chính vì thế, khi bị đau khớp gối, bệnh nhân nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi để giúp phục hồi ổ khớp và làm chậm quá trình lão hóa ở xương khớp. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến như phô mai, khoai lang, súp lơ xanh, đậu trắng, tôm, cua, cá….
Thực phẩm chứa hàm lượng omega 3 dồi dào
Omega 3 là một loại axit lành mạnh và thật sự cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không giống như những chất khác, omega 3 không được tổng hợp trong cơ thể mà phải bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Sở dĩ omega 3 có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe là vì chất này tốt cho hệ thần kinh và não bộ, đồng thời có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và phục hồi chức năng của xương khớp.
Theo nhiều nghiên cứu, bổ sung omega 3 thường xuyên sẽ làm giảm tình trạng đau nhức, ngăn ngừa thoái hóa và ổn định lượng chất nhờn trong khớp gối. Omega 3 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, cải xoăn, dầu oliu, bơ…
Bổ sung nhiều rau xanh khi bị đau khớp gối
Hầu hết các nghiên cứu đều cho biết rằng, rau xanh là loại thực phẩm lành mạnh, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, rau xanh còn giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế các bệnh xương khớp mãn tính.
Các chất xơ và vitamin trong rau xanh có khả năng loại bỏ độc tố tích trữ trong máu và trong xương khớp. Thường xuyên bổ sung rau xanh giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
Như đã biết, đầu gối không chỉ giữ chức năng vận động cho cơ thể mà còn giữ vai trò nâng đỡ cả cơ thể. Do đó, bổ sung rau xanh thường xuyên sẽ rất tốt cho cơ thể, giảm áp lực lên ổ khớp và hạn chế các cơn đau nhức ở khớp gối xảy ra.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Bổ sung nhiều thực phẩm chống oxy hóa sẽ làm giảm các số lượng của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ chức năng xương khớp. Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn có công dụng kháng viêm và giảm đau nhức hiệu quả.
Do đó, khi mắc bệnh xương khớp, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Từ đó, tình trạng viêm đau khớp gối sẽ suy giảm, hỗ trợ tái tạo mô sụn và làm chậm quá trình lão hóa.
Sử dụng một số gia vị lành mạnh
Ít ai biết rằng, một số gia vị hàng ngày như gừng, ớt, nghệ… có nhiều công dụng trong việc chống oxy hóa, giảm đau nhức và thoái hóa ở khớp gối. Do vậy, bổ sung các chất này hàng ngày là rất cần thiết:
- Gừng: Gừng là một loại gia vị lành mạnh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Gừng chứa nhiều hoạt chất có công dụng kháng viêm, giảm đau nhức và ngăn ngừa ung thư. Bên cạnh đó, chất gingerol có trong gừng tươi được chứng minh có khả năng giảm đau và kháng viêm giống như aspirin.
- Ớt: Chất capsaicin trong ớt có khả năng giảm các cơn đau nhức ở xương khớp, đặc biệt là ở khớp gối. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng ớt vừa phải để tránh gây kích ứng và viêm loét dạ dày.
- Nghệ: Hoạt chất curcumin trong nghệ tươi có công dụng chống oxy hóa hiệu quả. Thế nên, bổ sung nghệ vàng vào bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện chức năng xương khớp, giảm viêm và đau nhức.
Người bệnh cần lưu ý gì khi bị đau khớp gối?
Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi khi gặp phải tình trạng đau đầu gối nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung. Do đó, người bệnh cần phải lưu ý một vấn đề sau:
- Mỗi ngày cung cấp đủ 2000 calo nhằm đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động.
- Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Điều này giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và hạn chế các cơn đau nhức.
- Người bệnh phải ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi và không nên vận động mạnh, đi lại nhiều sau khi ăn.
- Khi bị đau khớp gối do thiếu hụt các chất dinh dưỡng, vitamin, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa những chất này để giúp phục hồi và tái tạo mô sụn.
- Bệnh nhân nên ăn uống đa dạng các món ăn mỗi ngày, giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và duy trì một thể trạng khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
- Bạn nên dành ra 10 – 15 phút tắm nắng vào sáng sớm. Cách này giúp cơ thể hấp thụ vitamin D, từ đó phục hồi các tổn thương ở xương khớp và giảm đau nhức ở khớp gối.
- Người bệnh nên ăn uống đủ chất cùng với một lối sống sinh hoạt khoa học nhằm kiểm soát bệnh tật và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc đau khớp gối kiêng ăn gì cùng với những thức ăn tốt cho xương khớp bạn nên bổ sung mỗi ngày.
Qua đó, bạn có thể xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật. Bên cạnh đó, nếu tình trạng đau khớp gối kéo dài và tiến triển nặng, người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
XEM THÊM
- Khớp Gối Kêu Lục Cục Và Đau Là Bệnh Gì? Cách Phòng Ngừa, Điều Trị
- Ăn Gì Để Tạo Dịch Khớp? TOP 7 Thực Phẩm Tốt Nhất