CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc phát triển mô hình Hợp tác xã dược liệu tại Bắc Kạn
Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền, Công ty Cổ phần Bệnh viện Thuốc dân tộc luôn tập trung phát triển nguồn dược liệu sạch ứng dụng trong điều trị bệnh. Trong chương trình nuôi trồng và bảo tồn các cây thuốc, con thuốc quý bản địa, CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đã quy hoạch và phát triển mô hình Hợp tác xã dược liệu tại Bắc Kạn. Sau khi đi vào hoạt động, Hợp tác xã Dược liệu Thuốc dân tộc Bắc Kạn đã khoác lên mình diện mạo mới, phủ màu xanh tươi của dược liệu lên vùng đất khô cằn.
CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc quy hoạch Hợp tác xã dược liệu tại Bắc Kạn
Nằm trong mục tiêu phát triển nguồn dược liệu sạch, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền tại nước ta, Ban lãnh đạo CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đã quyết định thành lập Hợp tác xã dược liệu tại Bắc Kạn. Dự án có quy mô 1000m², đặt tại thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Theo quy hoạch, Hợp tác xã dược liệu tại Bắc Kạn sẽ trồng một số loại dược quý hiếm được chuyển từ rừng nguyên sinh về cùng nhiều loại dược liệu quý hiếm của người bản địa. Chẳng hạn như: Cây tào đông, Phác mạy liến, Phác mạy nghiến, Thau pú lùa, Phác kháo cài, Tầm gửi cây hồng, Tầm gửi cây gạo, Co bát vạ, Sâm quản trọng, Thuỷ xương bồ, Thau pinh, Dương xỉ, Dây đau xương…
CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đầu tư mạnh mẽ vào Hợp tác xã này cả về nhân lực và nguồn lực. Đội ngũ kỹ thuật viên tại đây là các kỹ sư nông nghiệp được đào tạo bài bản, am hiểu sâu về dược liệu. Quy trình chăm sóc cũng được áp dụng chuẩn chỉ, đảm bảo quy chuẩn GACP – WHO. Điều này nhằm đảm bảo dược liệu được nuôi trồng có hàm lượng dược tính cao, phẩm chất tốt, an toàn với sức khỏe. Vùng dược liệu cũng được đầu tư khu chiết tách tại chỗ, đảm bảo cung ứng dược liệu tốt nhất cho quá trình sản xuất thuốc và điều trị tại hệ thống Phòng khám của Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Với quy trình khép kín, đầu tư bài bản, Hợp tác xã dược liệu tại Bắc Kạn là vùng dược liệu trọng điểm của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc.
Ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng giám đốc CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc cho biết: “Trước thực trạng dược liệu bẩn đang tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng thuốc và niềm tin của người bệnh với Y học cổ truyền, chúng tôi cương quyết nói không với “dược liệu bẩn”, tập trung đầu tư phát triển các vùng dược liệu. Hợp tác xã Nam Thuốc dân tộc Bắc Kạn là dự án trọng điểm của chúng tôi, được đầu tư hơn 50 tỷ cho công tác di thực, bảo tồn, chăm sóc và thu hái.
Khi đưa vào khai thác, vùng dược liệu tại Bắc Kạn sẽ cung cấp gần 40% nguyên liệu làm thuốc cho chuỗi phòng khám của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc.”
Sau một thời gian chuẩn bị, Hợp tác xã dược liệu Bắc Kạn của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đã chính thức khởi công xây dựng, đưa vào nuôi trồng các dược liệu quý bản địa từ tháng 10/2021.
Quy trình nuôi trồng dược liệu thuận tự nhiên tại Hợp tác xã dược Bắc Kạn
Các bước nuôi trồng và thu hái dược liệu tại Hợp tác xã Nam dược Thuốc dân tộc Bắc Kạn được thực hiện theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới. Quy trình nuôi trồng và thu hái dược liệu tại Hợp tác xã gồm:
- Chọn giống: Giống dược liệu có xuất xứ rõ ràng, lựa chọn cây giống bản địa, quy trình quản lý giống chặt chẽ.
- Địa điểm: Điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc, Đất trồng dược liệu nhiễm kim loại nặng, nguồn nước sạch, cách xa khu công nghiệp, bãi rác…
- Khí hậu, môi trường: Điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp, gieo trồng từng loại dược liệu đúng thời vụ. Quy trình nuôi trồng dược liệu không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
- Thổ nhưỡng: Đất màu mỡ, phù hợp với đặc tính dược liệu, hàm lượng kim loại nặng không vượt quá ngưỡng quy định.
- Phân bón: Sử dụng phân vô cơ có trong danh mục được phép sử dụng và phân hữu cơ ủ hoai mục. Có hồ sơ theo dõi quá trình bón phân, thời gian cách ly phù hợp.
- Tưới và thoát nước: Sử dụng nước sạch, cung cấp lượng nước cần phù hợp với yêu cầu của từng loại cây thuốc.
- Chăm sóc, bảo vệ: Mỗi loại dược liệu có quy trình chăm sóc riêng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng.
- Thu hoạch: Thu hoạch đúng thời vụ, đảm bảo thời gian cách ly. Dược liệu thu hoạch đạt chuẩn GACP-WHO và có dược tính cao nhất.
Sau khi thu hoạch, dược liệu trải qua quá trình sơ chế, bảo quản theo quy trình khép kín, đảm bảo an toàn thực phẩm và các tiêu chí khoa học, lưu giữ trọn vẹn giá trị dược tính.
Bảo tồn và nuôi trồng hàng trăm cây thuốc quý
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã dược liệu tại Bắc Kạn đã góp phần phủ xanh địa phương này. Tính đến đầu năm 2023, Hợp tác xã dược liệu Bắc Kạn đã nuôi trồng và bảo tồn thành công hơn 100 vị thuốc quý, là các cây thuốc Nam giá trị của người bản địa. Các cây thuốc sinh trưởng, phát triển tốt, hàm lượng dược tính cao, phẩm chất tốt, không chứa tác nhân gây bệnh, an toàn với sức khỏe, hiệu quả điều trị cao. Một số loại dược liệu Hợp tác xã đã nuôi trồng thành công có thể kể đến như: Mắt sòng, Gà ấp, Bình vôi đỏ, Dạ cẩm, Khôi nhung tía, Chân rết, Tậu khuôn…
Bên cạnh đó, Hợp tác xã dược liệu Bắc Kạn đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục người dân nơi đây. Với kinh nghiệm lấy cây thuốc, canh tác và chăm sóc cây thuốc bản địa, người dân địa phương góp phần không nhỏ trong công tác quy hoạch, phát triển dược liệu sạch tại Bắc Kạn.
Dưới đây là hình ảnh một số loại dược liệu đang được nuôi trồng tại Hợp tác xã dược liệu Bắc Kạn của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc:
Hiện tại, Hợp tác xã dược liệu Bắc Kạn tiếp tục có kế hoạch mở rộng diện tích, quy hoạch, phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Mục tiêu hướng tới các hợp tác xã trên toàn quốc của CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc sẽ đáp ứng được nhu cầu dược liệu sạch trong điều trị bệnh tại chuỗi phòng khám Y học cổ truyền thương hiệu Thuốc dân tộc.
Trong thời gian sắp tới, CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc sẽ tiếp tục mở rộng các vùng dược liệu tại một số địa phương thuộc vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái,… Bởi vì đây là những địa phương có nguồn thuốc Nam dồi dào, nhiều dược liệu bản địa quý hiếm cần được bảo tồn và nhân rộng.