Nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh xương khớp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Khoa Nam họcNguyên Phó giám đốc Chuyên môn Trung tâm Công nghệ cao Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Xương khớp là bệnh lý phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, khó điều trị. Trước thực trạng đó, CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc thực hiện đề tài nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Dưới đây là thông tin chi tiết về đề tài nghiên cứu này.

Đặt vấn đề về bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương gây ra tình trạng đau nhức, sưng cứng khớp, hạn chế vận động. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ quá trình thoái hóa, lão hóa xương khớp do tuổi tác; các chấn thương xương khớp trong quá trình lao động, vận động; các tư thế sai…

Bệnh xương khớp là bệnh lý phổ biến
Bệnh xương khớp là bệnh lý phổ biến

Các bệnh xương khớp thường gặp bao gồm thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, vôi – gai cột sống, khô khớp, tràn dịch khớp… Các vị trí dễ gặp bệnh xương khớp là khớp gối, cột sống (lưng, cổ), khớp bàn tay, cổ tay, cổ chân, bàn chân, khớp vai, khớp háng…

Bệnh xương khớp nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống. Bệnh nặng có thể dẫn đến liệt, mất khả năng vận động trở thành gánh nặng của gia đình.

Điều trị bệnh xương khớp hiện có nhiều phương pháp. Có thể kể đến một số phương pháp như: 

  • Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để cải thiện các triệu chứng đau nhức nhẹ tạm thời. 
  • Sử dụng thuốc Tây gồm các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, bổ sung 1 số chất tốt cho xương khớp để điều trị các triệu chứng đau nhức nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc Nam, thuốc Đông y theo kinh nghiệm điều trị bệnh từ căn nguyên bên trong, giảm triệu chứng bệnh.
  • Áp dụng các biện pháp phẫu thuật hiện đại khi bệnh nặng, hạn chế khả năng vận động.
Hiện có nhiều giải pháp điều trị bệnh xương khớp
Hiện có nhiều giải pháp điều trị bệnh xương khớp

Nhìn chung mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng bệnh xương khớp khó có thể điều trị dứt điểm. Mục tiêu trong điều trị bệnh xương khớp là cải thiện các triệu chứng đau nhức, phục hồi khả năng vận động và hạn chế tái phát đau giúp người bệnh dễ dàng hơn trong lao động và cuộc sống.

Từ lâu y học cổ truyền là phương pháp điều trị bệnh xương khớp được ưu tiên lựa chọn do có thể điều trị bệnh từ căn nguyên. Thuốc y học cổ truyền sử dụng hoàn toàn là thuốc Nam tự nhiên có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, bổ thận, mạnh gân cốt, tăng cường sức khỏe xương khớp. Đồng thời, các bài thuốc có tính hoạt huyết, hành khí, thông kinh hoạt lạc, kháng viêm, giảm đau tự nhiên.

Vì vậy, đội ngũ bác sĩ chuyên gia Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc thuộc CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc thực hiện đề tài nghiên cứu “Điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Nam và nguyên tắc y học cổ truyền”.

Tổng quan đề tài nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp theo y học cổ truyền

Bệnh xương khớp theo y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng Tý (Tắc nghẽn, không thông). Khi huyết trong kinh lạc bị tắc nghẽn, không lưu thông dẫn đến đau nhức và các phản ứng cơ thể liên quan. Bệnh xương khớp có giai đoạn biểu hiện phía ngoài cơ thể khi khí huyết trong kinh lạc bị tắc, khó lưu thông, gây đau đớn.

Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh là do các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào bên trong cơ thế gây tắc trở kinh lạc gây ra tình trạng đau nhức. Theo quan điểm của y học cổ truyền, cơ thể có 12 hệ thống kinh lạc vận hành khí, khí không lưu thông sẽ ảnh hưởng đến thận, can (gan), tỳ (tiêu hóa). Sự suy yếu của các tạng này là nguyên nhân gây bệnh xương khớp.

Nội ngoại nhân: Chấn thương, va đập gây sưng đau, ăn uống không điều độ khiến khí huyết hư suy, đàm thấp nội sinh, thiếu dinh dưỡng khiến kinh lạc bí tắc. Lao lực quá độ dẫn đến hao huyết, huyết ứ, tắc kinh lạc gây đau nhức xương khớp.

Triệu chứng bệnh xương khớp theo y học cổ truyền

Tùy vào các vị trí khác nhau mà bệnh xương khớp gây ra các triệu chứng không giống nhau. Đối với các khớp, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng đau nhức, sưng, nóng, đỏ hoặc đau nhức các khớp không có nóng đỏ. Các cơn đau cũng âm ỉ và dữ dội khác nhau, cứng khớp và khó vận động.

Đối với cột sống, người bệnh có thể gặp các triệu chứng đau nhức vùng lưng, vùng cột sống cổ, hạn chế vận động. Cơn đau thường lan xuống các vùng lân cận do rễ thần kinh bị chèn ép. Đau, tê bì, yếu cơ các chi là vấn đề nhiều người gặp phải khi mắc các bệnh lý cột sống. Can thận hư, bệnh lâu ngày khiến giảm sút khí huyết, can huyết hư không nuôi dưỡng được xương khớp nên dễ bị thoái hóa, biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp là các triệu chứng nghiêm trọng.

Bệnh xương khớp thuộc Chứng Tý của y học cổ truyền
Bệnh xương khớp thuộc Chứng Tý của y học cổ truyền

Các thể bệnh xương khớp theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền phân loại bệnh xương khớp thành các thể bệnh sau:

Phong tý: Đau mỏi khớp, tình trạng đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác.

Hàn tý: Đau nhiều tại 1 khớp và ít di chuyển, đau tăng khi gặp lạnh, giảm đau khi được làm ấm.

Thấp tý: Đau và căng mỏi khớp, tay chân nặng nề, khớp sưng đau nhưng không đỏ.

Nhiệt lý: Sưng nóng đỏ đau, sốt, khát, sợ nóng.

Phong thấp nhiệt tý, can thận âm hư: Đau nhức tại các khớp co duỗi, khớp sưng, biến dạng, teo cơ, co gân, khó duỗi.

Phong thấp hàn tý, khí huyết hư suy: Yếu chi, đau mỏi âm ỉ, nặng nề, ăn uống kém, hay hồi hộp, đánh trống ngực.

Tích bối thống: Đau lưng, tức nặng vùng lưng, tê bì vai gáy, cánh tay.

Kiên thống: Đau vai, tê bì xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay, hạn chế vận động vùng vai.

Yêu thống: Đau thắt lưng, đau lan xuống mông, chân, đầu gối.

Hạc tất phong: Sưng đau tại đâu gối, teo cơ dưới gối.

Lịch tiết phong: Đau dữ dội các đốt bàn chân, ngón cái, cổ chân, có tính chất cấp.

Nguyên tắc và mục tiêu điều trị bệnh xương khớp

Đề tài nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh xương khớp chỉ rõ, tạng thận chủ cốt tủy, can chủ tàng huyết, tỳ chủ thống huyết, nhấp huyết… Do đó, y học cổ truyền chú trọng lưu thông khí huyết, hành khí hoạt huyết, trừ các yếu tố phong, hàn, thấp, nhiệt. Đồng thời, y học cổ truyền bổ hư, bồi bổ khí huyết, bồi bổ tạng phủ, phục hồi chính khí, cân bằng âm dương.

Theo nguyên tắc này, y học cổ truyền sẽ đi sâu điều trị căn nguyên gây bệnh trước khi điều trị triệu chứng. Nhờ vậy, các bài thuốc Nam, thuốc y học cổ truyền được ưu tiên sử dụng bởi tính hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp và an toàn  với sức khỏe. Y học cổ truyền đề cao việc nâng cao vinh vệ, chống thoái hóa, biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ để phục hồi chức năng xương khớp.

Nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp theo Đông y
Nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp theo Đông y

Cơ sở nghiên cứu, các bài thuốc nghiên cứu

Cơ sở của đề tài nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh xương khớp gồm:

  • Nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp trong y học cổ truyền.
  • Kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc Nam trong điều trị bệnh xương khớp.
  • Các bài thuốc bí truyền, nổi bật là bài thuốc xương khớp của người Tày ở vùng Na Rì – Bắc Kạn.
  • Các bài thuốc cổ phương, y  pháp Hải Thượng Lãn Ông.
  • Kiến thức về cơ xương khớp của y học hiện đại.

Một số bài thuốc cổ truyền được lấy làm nền tảng trong nghiên cứu gồm:

Bài thuốc Quyên Tý Thang gia giảm

Thành phần:  Khương hoạt, phòng phong mỗi vị 8g; khương hoàng, xích thược, cát căn, quế chi mỗi vị 10g; đương quy, cốt toái bổ, mộc qua, độc hoạt mỗi vị 12g; hoàng kỳ, tang ký sinh mỗi vị 16g; dùng tươi 3 lát, cam thảo 3g.

Tác dụng: Bổ khí huyết, khu phong thắng thấp, ích khí hòa dinh ứng dụng trong điều trị các chứng thoái hóa đốt sống cổ, đau vai gáy, viêm khớp vai, gai đốt sống cổ và lan tê xuống tay.

Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang

Thành phần: Độc hoạt, phòng phong, bạch thược, xuyên khung, đương quy mỗi vị 12g; đỗ trọng, phục linh, ngưu tất, địa hoàng mỗi vị 16g; tế tân, tần giao mỗi vị 8g; tang ký sinh 24g; quế tăm, chích thảo mỗi vị 4g.

Tác dụng: trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng khí, bổ huyết, bổ can thận, chủ trị thoái hóa khớp, viêm đau xương khớp, đau thần kinh tọa…

Nhiều bài thuốc được nghiên cứu
Nhiều bài thuốc được nghiên cứu

Bài thuốc Tam tý thang

Thành phần: Đỗ trọng, ngưu tất, phục linh, đẳng sâm, bạch thược mỗi vị 16g; xuyên khung, độc hoạt, đương quy, phòng phong, tần giao mỗi vị 12g; địa hoàng 24g; hoàng kỳ, tế tân mỗi vị 8g; chích thảo, quế chi, tục đoạn, sinh khương mỗi vị 4g.

Tác dụng: Chủ trị viêm đau khớp mãn tính, đau nhức xương khớp, đau lưng lâu ngày, đau thần kinh tọa…

Bài thuốc bí truyền của người Tày – Bắc Kạn

Thành phần: Các vị thuốc Nam được khai thác từ rừng tự nhiên có tiếng tày như Thau pinh, tào đông, phác kháo cài, phác mạy nghiến, phác mạy liến, kha khếp, mạy vang… cùng nhiều vị thuốc bí truyền khác được gia giảm theo kinh nghiệm của thầy lang bản địa.

Tác dụng: Hiệu quả với các chứng đau lưng, mỏi gối, viêm khớp, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm…

Đối tượng nghiên cứu

Công thức bài thuốc, hiệu quả và thời gian điều trị các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gout, các chứng đau nhức xương khớp mãn tính. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả trên người bệnh xương khớp ở các mức độ nặng – nhẹ khác nhau.

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi và đánh giá các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng. Nghiên cứu thí nghiệm trên động vật (chuột nhắt, thỏ giống đực và cái) , chủng vi khuẩn do Viện Vệ sinh dịch tễ cung cấp. Hóa chất, dung môi tinh khiết và tinh khiết phân tích.

Làm tiêu bản, chụp ảnh cây, quan sát và phân tích dưới kính hiển vi định tính các thành phần, các hoạt chất riêng của từng thảo dược bằng phản ứng hóa học, sắc ký lớp mỏng và sắc ký giấy. Chiết xuất và phân lập các chất bằng sắc ký cột…

Nghiên cứu được diễn ra trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu được diễn ra trong phòng thí nghiệm

Kết luận và bàn luận

Thành quả của đề tài

Thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu là bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả trong điều trị các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thấp khớp, bệnh gout…

Thành phần:

Bài thuốc được phối chế 58 vị thuốc Nam có tác dụng tốt cho bệnh xương khớp. Một số thành phần chủ dược có thể kể đến như:

Thau pinh (kê huyết đằng)

Các loại tầm gửi như tầm gửi kháo cài, tầm gửi cây nghiến, tầm gửi cây liến, tầm gửi cây gạo…

Nhiều vị thuốc bí truyền của người bản địa như kha khếp, tào đông, co bát vạ, mạy vang, lịn tưa…

Các vị thuốc xương khớp nổi danh như thiên niên kiện, hầu vĩ tóc, ngưu tất, na rừng, hy thiêm, gối hạc, đương quy, bạch truật, độc hoạt, tục đoạn…

Dạng bào chế:

Bài thuốc dạng thuốc thang sắc uống, gia giảm theo thể trạng, thể bệnh xương khớp mỗi người gặp phải.

Bài thuốc cũng có thể được sắc sẵn dưới dạng cao tinh chất đặc hoặc cô thành viên hoàn và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Bài thuốc được hỗ trợ sắc sẵn dạng cao tinh chất tiện dụng
Bài thuốc được hỗ trợ sắc sẵn dạng cao tinh chất tiện dụng

Công dụng:

Khu phong hàn, trừ thấp nhiệt, điều trị các bệnh xương khớp từ căn nguyên. Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu dịch, thông huyết mạch, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức. Bồi bổ can thận, dưỡng huyết, bổ khí, hành khí, dưỡng can, kiện tỳ, mạnh gân cốt, tăng cường thể trạng, tăng cường hệ xương khớp, phục hồi vận động và chống tái phát.

Liệu trình điều trị:

Tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ bệnh xương khớp gặp phải mà bài thuốc sẽ được kê đơn theo liệu trình phù hợp. Thông thường liệu trình điều trị với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang là 2-3 tháng đối với người bệnh đáp ứng thuốc tốt và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Kết quả theo dõi lâm sàng

Trong quá trình thử nghiệm, kết quả theo dõi lâm sàng trên 100 bệnh nhân xương khớp cho thấy:

Độ tuổi bệnh nhân: Từ 40 đến 70 tuổi bao gồm cả nam giới và nữ giới, trong đó nữ giới nhiều hơn.

Các thể bệnh xương khớp: Thoái hóa khớp (chiếm 40%), thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm (chiếm 30%), viêm khớp và các bệnh khác (chiếm 30%).

Mức độ cải thiện triệu chứng:

  • 70% bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng đau nhức, sưng cứng khớp sau 2 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.
  • 25% bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng đau nhức, cải thiện vận động sau 3 tháng tuân thủ sử dụng bài thuốc theo chỉ định.
  • 5% bệnh nhân thuyên giảm chậm, các triệu chứng đau nhức giảm nhẹ và cần thời gian dùng thuốc lâu hơn.

Mức độ cải thiện chức năng vận động:

Kết thúc quá trình điều trị, người bệnh phục hồi được chức năng vận động, lao động dễ dàng hơn. Cấu trúc và chức năng xương khớp, cột sống được bảo tồn.

Hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua từng giai đoạn
Hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua từng giai đoạn

Tác dụng phụ không mong muốn

Trong suốt quá trình điều trị, không có ghi nhận trường hợp bệnh nhân gặp các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, nóng trong, tích nước, dị ứng… do bài thuốc có thành phần 100% thuốc Nam. Thử nghiệm cũng cho thấy không có trường hợp nào bị nhiễm độc, bài thuốc đảm bảo được tính an toàn.

Chuyển giao ứng dụng bài thuốc xương khớp

Sau khi được nghiên cứu và thử nghiệm thành công, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyển giao ứng dụng trực tiếp tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị trực thuộc CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc.

Đây là đơn vị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền uy tín hàng đầu hiện nay. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền đầu ngành. Phụ trách chuyên khoa xương khớp là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng hoàn toàn dược liệu sạch trong điều trị bệnh. 80% nguồn dược liệu được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO do Trung tâm phát triển. 20% nhu cầu dược liệu còn lại được khai thác từ rừng tự nhiên có chất lượng dược tính dồi dào.

Thực tế điều trị tại Trung tâm, 95% bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng bệnh xương khớp, phục hồi vận động sau 2-3 tháng sử dụng. 5% bệnh nhân còn lại cần nhiều thời gian điều trị hơn, 100% không gặp tác dụng phụ.

Nguồn gốc Mãnh Lực Trường Xuân hỗ trợ điều trị yếu sinh lý hiệu quả

Với sứ mệnh gìn giữ và phát huy những tinh hoa của nền y học cổ, Trung tâm Nghiên cứu...

Thuốc đặt là một trong 3 chế phẩm Diệp Phụ Khang diệt nấm, điều trị bệnh Phụ khoa

Nghiên Cứu Bài Thuốc Chữa Bệnh Phụ Khoa

Bệnh phụ khoa gây nên nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nữ giới....

quyet-dinh-hop-tac

Hợp Tác Nghiên Cứu Y Học Cổ Truyền Cùng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Sáng ngày 27/7/2019, tại biệt thự B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội,...

Quá trình nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, khoa học, bài bản

Đề Tài Nghiên Cứu Bài Thuốc Chữa Bệnh Dạ Dày

Bệnh dạ dày đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, việc tìm kiếm một phương pháp...

Thành lập hội đồng nghiên cứu bài thuốc Sơ can Bình vị tán thế hệ 2

Với mong muốn mang đến cho người bệnh dạ dày những dịch vụ điều trị hiệu quả nhất, thời gian...