Nghiên Cứu Bài Thuốc Chữa Bệnh Phụ Khoa
Bệnh phụ khoa gây nên nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Song thực tế, các chị em vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn giải pháp toàn diện nhất. Thường dùng mẹo dân gian từ loại lá cây (trầu không, tía tô, diếp cá…) hoặc tý mua thuốc về sử dụng, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Trước thực trạng này, CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc đã thực hiện Đề tài nghiên cứu bài thuốc chữa bệnh phụ khoa bằng YHCT.
Thực trạng & đánh giá phương pháp điều trị bệnh phụ khoa
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa tại Việt Nam khá cao và con số này có xu hướng tăng qua các năm. Ngay cả những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục cũng có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Trong đó, viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến mà nhiều chị em gặp phải nhất. Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh phụ khoa là tình trạng âm hộ, âm đạo ẩm ướt, ngứa ngáy, khí hư có màu bất thường và có mùi hôi khó chịu.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lý phụ khoa với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tựu chung có 3 phương pháp điều trị bệnh phụ khoa được chị em sử dụng: mẹo dân gian, phương pháp Tây y và Y học cổ truyền. Mỗi hướng điều trị có những điểm nổi bật khác nhau.
- Mẹo dân gian: Thường được nhiều chị em tin dùng vì tính tiện lợi, giá rẻ và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với người có triệu chứng nhẹ, mới khởi phát và tác dụng tạm thời.
- Phương pháp Tây y (thuốc, phẫu thuật…): Phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp còn nhiều mặt hạn chế: có gây tác dụng phụ, không điều trị tận gốc nên dễ tái phát,
- Phương pháp Y học cổ truyền: Là giải pháp được nhiều phụ nữ ưu tiên lựa chọn để có được hiệu quả bền vững và ngăn chặn khả năng tái phát, không tác dụng phụ.
Có thể thấy, phương pháp YHCT vẫn còn tồn tại một vài điểm hạn chế trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa” được thực hiện nhằm khắc phục các hạn chế đó.
Tổng quan Đề tài nghiên cứu và ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh lý phụ khoa
Xuất phát từ thực trạng chị em chưa có nhận thức đầy đủ và chính xác về bệnh lý, nên chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin bệnh học dựa trên các kiến thức về Y học cổ truyền Việt Nam.
Bệnh phụ khoa theo Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, bệnh viêm nhiễm phụ khoa thuộc chứng trung khí bất túc (tỳ khí hư), can uất, đàm thấp và thận hư và cũng nhiều sách cổ ghi chép bệnh viêm phần phụ gọi là đới hạ.
Các tổn thương sinh lý của người phụ nữ không chỉ tác động từ trực tiếp ở bề ngoài (ngoại nhân) mà còn cả trong nội tâm của cơ thể (nội nhân). Những yếu tố tác động kinh Tâm – Thận – Can – Tỳ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của của các kinh trong cơ thể.
Biểu hiện bệnh lý thường là khí hư tiết ra nhớt kéo dài như sợi tơ không dứt có khi rất hôi. Đồng thời theo màu sắc bạch đới (trắng), xích đới (vẩn đục lờ lờ máu cá) mà chia ra thể bệnh khác nhau.
Phân loại thể bệnh phụ khoa
Cụ thể một số thể bệnh được phân chia theo biểu hiện khí hư thông qua màu sắc và mùi.
- Thể thấp nhiệt hạ tiêu: Cơ thể sợ lạnh, thỉnh thoảng có sốt. Vùng hạ vị và cự án đau nhức. Khí hư ra nhiều có màu vàng như dịch mủ, mùi hôi khó chịu. Kiểm tra lưỡi thấy có màu đỏ, rêu vàng, mạch đập nhanh, nhiều lần.
- Thể tỳ hư: Cơ thể mệt mỏi, yếu, chân tay lạnh, sắc mặt trắng, khí hư màu trắng đục như sữa, ít hôi, bụng không trướng, không đau, mạch hoãn nhược.
- Thể đàm thấp: Khí hư ra nhiều có dạng chất giống đờm ở họng, nặng đầu, váng đầu, ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, mạch huyền hoạt.
- Thể can uất: Khí hư ra nhiều màu hồng nhạt hoặc màu trắng, dính, trong người cảm giác khó chịu, bực bội, miệng đắng, chán ăn, mạch huyền.
- Thể thận hư: Khí hư màu trắng như lòng trắng trứng gà, khí hư nhiều, ra không ngừng. Thể bệnh này chia làm 2 trường hợp: thận hư dương và thận hư âm.
Mỗi thể bệnh đều có chứng trạng và căn nguyên khác nhau nên để điều trị hiệu quả cần xác định đúng nguyên nhân để có liệu trình phù hợp.
Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế sinh bệnh phụ khoa nằm ở khí huyết và ngũ tạng không điều hòa dẫn đến tổn thương mạch xung – nhâm.
Hai mạch chủ đạo điều hành quá trình thai, sản của người phụ nữ. Các bệnh lý liên quan đến phần phụ của chị em đều bắt nguồn từ đây.
Khí huyết không điều hoà
Các bệnh kinh, đới, thai sản đều liên quan mật thiết với huyết.
- Khí hàn thì huyết hàn mà sắc xanh
- Khí nhiệt thì huyết nhiệt màu sắc đen
- Khí hãm xuống thì huyết đi xuống gây băng huyết.
- Khí thăng thì huyết nghịch mà xuất ra ngoài (xuất huyết)
Do đó khi khí huyết không điều hoà sẽ gây các bệnh về kinh, đới, thai, sản.
Ngũ tạng không điều hoà
- Nếu tâm khí suy yếu, huyết dịch không đầy đủ thì phụ nữ dễ bị kinh nguyệt không đều, hiếm muộn con.
- Nếu can khí uất kết, huyết không trở về can từ đó khiến chu kỳ kinh không đều, dễ băng lậu.
- Nếu tỳ hư làm huyết hư hoặc khí hư hạ hãm cũng khiến rong kinh, rong huyết, đới hạ, bế kinh.
- Nếu phế khí hư không vận tống gây ra tình trạng huyết khô, dịch tiêu hao; gây chứng thở dốc, đau ngực (tức bôn).
- Nếu thận hư, yếu cũng có phần gây chứng băng lậu, vô sinh, đẻ non.
Triệu chứng bệnh phụ khoa
Mỗi thể bệnh phụ khoa có triệu chứng bệnh khác nhau, dựa vào đặc điểm của khí hư, tình trạng vùng bụng dưới, vùng xương chậu,… Khi xuất hiện nhiều dấu hiệu hoặc chỉ một dấu hiệu ở vùng kín, chị em phụ nữ vẫn cần thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Những dấu hiệu cảnh báo chị em đang gặp vấn đề về bệnh phụ khoa:
- Khí hư ra nhiều có các điểm bất thường về màu sắc (xanh, vàng, trắng đục, trắng xanh…), mùi hôi khó chịu (mùi tanh nồng)
- Ra máu bất thường, đau rát sau khi quan hệ
- Vùng kín ngứa ngáy, âm hộ sưng nề khó chịu
- Vùng bụng dưới đau buốt kèm triệu chứng đau lưng, đau vùng xương chậu
- Tiểu buốt, tiểu nhiều lần
Dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa sẽ thay đổi tần suất, mức độ phụ thuộc vào tình trạng cấp tính hay mãn tính. Do đó, chị em phụ nữ cần quan sát thường xuyên để nhận biết những dấu hiệu bất thường của phần phụ.
Nguyên tắc và mục tiêu điều trị bệnh phụ khoa của Y học cổ truyền
Nguyên tắc và mục tiêu điều trị được xây dựng dựa trên cơ chế sinh của bệnh phụ khoa. Từ nguyên nhân khí huyết không lưu thông, ngũ tạng không lưu thông và mạch xung – nhâm bị tổn thương để có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên tắc điều trị được đặt lên hàng đầu là xử lý triệt để căn nguyên gây bệnh đồng thời làm lành tổn thương và hồi phục sức khỏe tổng thể. Hướng điều trị trong nghiên cứu này là nuôi dưỡng, điều hòa khí huyết, cải thiện và ổn định hoạt động của 5 tạng tâm – can – tỳ – phế – thận.
Bệnh phụ khoa được điều trị từ căn nguyên, không chỉ dứt điểm bệnh lý mà còn hồi phục và nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Mục tiêu điều trị của phương thuốc này là đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững cho người phụ nữ.
Ngoài ra, để phù hợp với nhu cầu của phụ nữ Việt Nam hiện đại, đề tài nghiên cứu cũng tìm ra những hướng đi mới khi bào chế các chế phẩm điều trị. Việc này nhằm cải biến, phát triển phương thuốc tối ưu nhất để thuận tiện cho người dùng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cơ sở nghiên cứu
Bài thuốc còn được nghiên cứu, phát triển dựa trên:
- Nguyên tắc điều trị bệnh phụ khoa của YHCT
- Nguyên tắc điều hòa khí huyết và ngũ tạng Tâm – Thận – Can – Tỳ trong Y học cổ truyền.
- Kinh nghiệm, kiến thức từ dân gian trong điều trị bệnh phụ khoa.
- Kiến thức được nghiên cứu, chứng minh bởi y khoa của Y học hiện đại.
- Đề tài cũng kết hợp, nghiên cứu và ứng dụng các kết luận y khoa trong Đề tài nghiên cứu thạc sĩ của Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Phụ Bệnh viện YHCT Trung ương.
- Đề tài nghiên cứu và kế thừa những kiến thức, kinh nghiệm, lý luận từ cuốn sách Phụ đạo xán nhiên của Đại danh y Hải thượng Lãn ông.
Ngoài ra đề tài cũng nghiên cứu thêm một phương diện khác là ứng dụng khoa học hiện đại vào Y học cổ truyền chữa bệnh phụ khoa. Khía cạnh này giúp phương thuốc mang tính vượt trội, phù hợp với nhu cầu chữa bệnh của người phụ nữ hiện đại.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ từ 18 đến 55 tuổi, hay nói cách khác là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Chị em trong độ tuổi này có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Ngoài ra đối tượng nghiên cứu của đề tài có một số đặc điểm khác như:
- Bận rộn công việc, không có nhiều thời gian dành cho quá trình điều trị
- Tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe
- Đã từng hoặc chưa từng quan hệ tình dục
Kết luận và bàn luận
Đề tài nghiên cứu Ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh lý phụ khoa được thực hiện kỹ lưỡng và thu hoạch được nhiều kết quả tích cực. Sau 3 năm, đề tài nghiên cứu đã nghiệm thu với bài thuốc Diệp Phụ Khang được kiểm nghiệm và mang lại kết quả điều trị tích cực cho người bệnh.
Hoàn thiện và nghiệm thu đề tài
Đề tài nghiên cứu phát hiện và chứng minh tinh chất diệp lục có trong các loại thảo dược khi kết hợp đúng liều lượng và sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị bệnh phụ khoa.
Tinh chất diệp lục có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm với các chất chống viêm, chất chống oxy hóa, đặc biệt là kháng sinh tự nhiên. 90% thành phần bài thuốc là các thảo dược quý, có tính đặc trị viêm nhiễm, khám khuẩn và chứa nhiều tinh chất diệp lục.
Dó đó bài thuốc được hoàn thiện với tên gọi là Diệp phụ khang, “Diệp” nghĩa là các lá cây thuốc nam quý tự nhiên, thành phần của bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược chiết xuất từ lá cây, đảm bảo tính sát khuẩn tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe sinh sản của chị em.
Nghiệm thu công trình nghiên cứu đề tài Ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh lý phụ khoa cho kết quả rất tích cực là bài thuốc Diệp Phụ Khang với 3 chế phẩm chuyên sâu: Viên uống, viên đặt và dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Thành phần:
Dạng bào chế:
- Thuốc uống: Dạng viên hoàn, sử dụng dễ dàng, chỉ cần sử dụng 2 lần 1 ngày. Hạn chế việc sắc thuốc cồng kềnh nhưng vẫn giữ được dược chất cần thiết cho quá trình tiêu viêm, kháng khuẩn và bồi bổ sức khỏe sinh sản.
- Thuốc đặt: Dang viên, dễ tan trong môi trường âm đạo, không cặn, không gây vướng víu khó chịu, có tác dụng kích thích loại bỏ tạp khuẩn, khí hư bất thường trong môi trường âm đạo, giảm ngứa ngáy và mùi hôi tanh.
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Dạng bọt mềm, dễ thẩm thấu để làm sạch âm hộ, giúp vùng kín của chị em sạch sẽ, khô thoáng, lưu hương thơm trong nhiều giờ.
Công dụng:
- Thanh thấp nhiệt hạ tiêu, lợi tiểu, sát trùng, điều trị các bệnh lý phần phụ, làm sạch và khô ráo vùng kín.
- Giúp làm sạch, khử mùi khó chịu, cân bằng PH, dưỡng ẩm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bảo vệ vùng kín mang lại cảm giác tự tin cho phái nữ
Kết quả điều trị theo dõi lâm sàng trên 100 bệnh nhân
Thống kê hiệu quả của bài thuốc Diệp Phụ Khang dựa trên khảo sát thực tế 100 bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong 2 tuần cho kết quả như sau:
- 100% bệnh nhân hài lòng về chất lượng bài thuốc, sử dụng tiện lợi và công nhận về sự an toàn và lành tình
- 96,9% người bệnh nhận được hiệu quả tích cực, khỏi bệnh hoàn toàn sau 1 – 3 tháng, hồi phục sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục viên mãn, tâm trạng và tình hình sức khỏe tốt và không có dấu hiệu bệnh tái phát.
- 3,1% người bệnh cần nhiều thời gian tác động hơn do bệnh đã chuyển biến nặng hoặc mãn tính và ảnh hưởng từ quá trình điều trị trước đó.
Tác dụng phụ không mong muốn
Trong quá trình thử nghiệm thực tế và thời gian ra mắt, ứng dụng rộng rãi bài thuốc Diệp Phụ Khang, chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào xuất hiện dấu hiệu bất thường trong khi điều trị. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, Diệp Phụ Khang giúp điều trị, cân bằng và ổn định sức khỏe cơ thể an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài thuốc Diệp Phụ Khang được điều chỉnh phù hợp với tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân. Thể nhẹ hay nặng, tình trạng cấp tính hay mãn tính đều có thể sử dụng liệu trình Diệp Phụ Khang. Tuy nhiên liệu trình cụ thể sẽ khác nhau với từng thể bệnh khác nhau. Nhưng tựu chung, bài thuốc vẫn đảm bảo 5 yếu tố sau đây:
Chuyển giao ứng dụng
Đề tài nghiên cứu Ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh lý phụ khoa với kết quả là bài thuốc Diệp Phụ Khang được rất nhiều người bệnh sử dụng và đạt được những hiệu quả tích cực. Bài thuốc được chuyển giao toàn bộ cho Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để ứng dụng vào thực tiễn điều trị. Bao gồm cơ chế điều trị, chế phẩm điều trị, công thức bào chế, sản xuất và các thông tin liên quan khác.
Do đó, để điều trị bệnh phụ khoa bằng phương thuốc đặc hiệu Diệp Phụ Khang, chị em phụ nữ hãy liên hệ tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được hướng dẫn thăm khám và kê đơn phù hợp.
Lưu ý Diệp Phụ Khang là bài thuốc ĐỘC QUYỀN chỉ có tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bất kỳ cá nhân, đơn vị nào khác ngoài Trung tâm Thuốc dân tộc cung cấp bài thuốc này đều là hàng giả, hàng nhái. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin liên quan trước khi sử dụng để tránh tiền mất tật mang.
Đề tài nghiên cứu Ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh lý phụ khoa được thực hiện thành công và đem kết quả là bài thuốc Diệp Phụ Khang vào quá trình điều trị bệnh phụ khoa của cộng đồng. Hy vọng bước đột phá này của Y học cổ truyền sẽ giúp phụ nữ Việt tạm biệt các chứng bệnh phần phụ phiền toái, khỏe đẹp từ trong ra ngoài, để tự tin chinh phục thế giới.