7 Thuốc Điều Trị Bệnh Giang Mai Ở Nam Giới Hiệu Quả Tốt Hiện Nay
Để điều trị bệnh giang mai ở nam giới, các chuyên gia đã nghiên cứu và phát triển một số loại thuốc kháng sinh đặc trị giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 7 loại thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới được Y học đánh giá cao hiện nay.
Nguyên tắc dùng thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới
Khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh giang mai, cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để hiệu quả chữa bệnh phát huy tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.
- Dùng thuốc phù hợp từng giai đoạn: Giang mai phát triển theo các giai đoạn với các triệu chứng khác biệt. Ở mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để điều trị hiệu quả nhất.
- Tuân thủ phác đồ: Người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ đã xây dựng. Đảm bảo thực hiện theo chỉ định về liều lượng, liệu trình,…. Tuyệt đối không tự ý thay đổi sẽ gây những tác động tiêu cực đến quá trình điều trị.
- Không quan hệ tình dục: Trong quá trình điều trị giang mai, nam giới không quan hệ tình dục, đồng thời thống báo với bạn tình thăm khám và xét nghiệm giang mai để chủ động điều trị nếu mắc bệnh.
- Điều trị nội trú khi cần: Thông thường, bệnh giang mai được điều trị ngoại trú tại nhà ở trường hợp nhẹ. Nhưng nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cần nhập viện và tiến hành điều trị nội trú để bác sĩ tiện theo dõi.
7 thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới hiệu quả
Chuyên gia cung cấp thông tin về 7 loại thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới phổ biến hiện nay như sau:
Thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới Penicillin
Penicillin là kháng sinh nhóm β-lactam, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Đối với trường hợp nam giới mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc penicillin đơn lẻ đường tiêm. Những trường hợp mắc bệnh hơn 1 năm sẽ tăng liều để hiệu quả trị bệnh tốt hơn, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cân nặng, độ tuổi và chức năng thận người bệnh.
Cách dùng:
- Nam giới trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi: 1 – 4 triệu lU/ngày, chia đều 2 – 3 lần (0.6g – 2.4g/ngày).
- Trẻ nhỏ từ 1 tháng – 12 tuổi: Dùng liều 170.000 IU/kg/ngày và chia 3 lần (100mg/kg/ngày).
- Trẻ sơ sinh 1 – 4 tuần tuổi: Dùng liều 127.500 lU/kg/ngày, chia đều 3 lần (75mg/kg/ngày).
- Trẻ sơ sinh hay sinh thiếu tháng: Dùng liều 85.000 lU/kg/ngày, chia đều 2 lần (50mg/kg/ngày).
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng Penicillin, người bệnh có thể xuất hiện tác dụng phụ như sốt cao, buồn nôn, nhức đầu, ớn lạnh,… Nhưng các dấu hiệu này sẽ biến mất nhanh và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giá tham khảo: Khoảng 40.000 đồng/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Ceftriaxone
Trường hợp nam giới dị ứng với thuốc Penicillin sẽ được chỉ định dùng Ceftriaxone thay thế. Thuốc cũng được sử dụng trong điều trị giang mai giai đoạn sớm, giúp tiêu diệt xoắn khuẩn hiệu quả.
Cách dùng: Liều dùng Ceftriaxone 1g, áp dụng phương pháp tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày, liệu trình tiêm kéo dài từ 10 – 14 ngày.
Tác dụng phụ: Tiêu chảy, ngứa, nổi ban, sốt cao, phù, nổi mề đay, giảm bạch cầu, chóng mặt, thiếu máu, viêm đại tràng, rối loạn đông máu.
Giá tham khảo: 365.000 VNĐ/hộp.
Bệnh giang mai uống thuốc gì? Azithromycin
Tương tự như Ceftriaxone, thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới Azithromycin cũng được sử dụng thay thế trong trường hợp nam giới dị ứng với Penicillin. Tuy nhiên, Azithromycin được sử dụng theo đường uống.
Cách dùng: Thuốc Azithromycin 2g uống liều duy nhất.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, chóng mặt, khó ngủ, rối loạn nhịp tim,…
Giá tham khảo: 135.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
Benzathin penicillin
Benzathin penicillin là thuốc điều trị bệnh giang mai phổ biến, được ưu tiên lựa chọn nhờ hiệu quả cao. Đặc biệt, thuốc sử dụng được cho nam giới ở mọi độ tuổi (kể cả sơ sinh) và điều trị trong mọi giai đoạn (bệnh giai đoạn đầu hoặc giang mai giai đoạn muộn). Bên cạnh đó, đây cũng là thuốc điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ có thai.
Cách dùng:
- Nam giới bị giang mai sớm (dưới 2 năm): Tiêm Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị. Kỹ thuật tiêm bắp sâu, liều duy nhất.
- Nam giới bị giang mai muộn (trên 2 năm: Tiêm Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị. Kỹ thuật tiêm bắp tay sâu, 1 lần/tuần và kéo dài trong 3 tuần liên tiếp.
- Giang mai bẩm sinh: Tiêm Benzathin penicillin G liều 50.000 đơn vị/kg/ngày. Tiêm bắp 1 liều duy nhất.
Tác dụng phụ: Benzathin penicillin có thể gây huyết khối, tổn thương thần kinh.
Giá tham khảo: 25.000 VNĐ/lọ.
Procain penicilin
Procain penicillin là thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới được chỉ định trong trường hợp không có Benzathin penicillin. Loại kháng sinh Procain penicillin cũng được bác sĩ đánh giá mang lại hiệu quả tốt trong điều trị bệnh giang mai các giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn cụ thể, liều lượng và liệu trình sử dụng Procain penicilin có sự khác biệt.
Cách dùng:
- Giai đoạn sớm: Tiêp bắp Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị, tiêm 1 lần/ngày. Liệu trình kéo dài trong 10 – 14 ngày.
- Giai đoạn muộn: Tiêp bắp Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị, tiêm 1 lần/ngày. Liệu trình kéo dài 20 ngày.
- Giang mai bẩm sinh: Tiêp bắp Procain penicillin với liều 50.000 đơn vị/kg/ngày. Liệu trình từ 10 – 15 ngày.
Tác dụng phụ: Loại thuốc này có thể gây phát ban, sốt cao, huyết thanh chậm, sốc phản vệ,…
Giá tham khảo: Đang cập nhật.
Doxycyclin
Đối với trường hợp không có Procain penicillin, loại thuốc trị bệnh giang mai hiệu quả được bác sĩ áp dụng là Doxycyclin. Thuốc này có hiệu quả với cả trường hợp bị giang mai sớm và muộn.
Cách dùng:
- Nam giới bị giang mai giai đoạn sớm: Dùng Doxycyclin 100mg, 2 lần/ngày và uống liên tục trong vòng 14 ngày.
- Nam giới bị giang mai giai đoạn muộn: Dùng Doxycyclin 100mg, 2 lần/ngày và uống liên tục trong 30 ngày.
Tác dụng phụ: Nhức đầu, đau răng, đau lợi, hội chứng cảm cúm, chảy mủ lợi, răng tăng nhạy cảm với nhiệt, tiết nhiều dịch.
Giá tham khảo: 100.000 – 125.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Erythromycin
Một trong những loại thuốc điều trị bệnh giang mai được đánh giá cao hiện nay là Erythromycin. Thuốc giúp ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn, đồng thời tiêu diệt tận gốc giúp người bệnh trị dứt điểm giang mai.
Cách dùng:
- Nam giới bị giang mai giai đoạn sớm: Dùng Erythromycin 500mg với liều uống 4 lần/ngày và liệu trình trong 14 ngày.
- Nam giới bị giang mai giai đoạn muộn: Dùng Erythromycin 500mg với liều uống 4 lần/ngày và liệu trình trong 30 ngày.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy.
Giá tham khảo: 215.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới
Ngoài các nguyên tắc sử dụng an toàn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình sử dụng thuốc trị bệnh giang mai nhằm thúc đẩy tốc độ chữa khỏi.
- Nam giới cần tuân thủ đúng theo các nguyên tắc dùng thuốc mà bác sĩ đã hướng dẫn. Đặc biệt, không tự ý dừng đột ngột thuốc vì điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
- Không sử dụng chung với mọi người các đồ dùng cá nhân như khăn thăm, bàn chải đánh răng, bấm móng chân,….
- Cần đảm bảo mua thuốc trị giang mai tại đơn vị uy tín, đảm bảo sản phẩm thuốc chất lượng, có đầy đủ giấy tờ chính hãng, chứng minh nguồn gốc, hạn sử dụng dài.
- Nam giới bị bệnh giang mai cần thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng hiện tại, qua đó bác sĩ có thể thay đổi phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Cần lưu ý bổ sung thêm vào thực đơn những loại thực phẩm chứa nhiều chất kháng viêm, chống khuẩn, vitamin và khoáng chất để thúc đẩy tăng cường đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn, ổn định sức khỏe.
- Vệ sinh cá nhân, đặc biệt vùng nhạy cảm phải luôn trong trạng thái sạch sẽ, thông thoáng để tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây bệnh.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, cần thông báo sớm với bác sĩ để được xử lý an toàn.
- Trường hợp đã điều trị khỏi bệnh cũng không nên chủ quan vì giang mai có thể tái phát nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn.
Bài viết cung cấp thông tin về 7 thuốc điều trị bệnh giang mai ở nam giới phổ biến hiện nay. Trên thực tế, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám, xác định tình trạng bệnh hiện tại để có hướng dẫn cụ thể về cách chữa trị.