Giặt Đồ Chung Có Bị Lây Sùi Mào Gà Không? 5 Đường Lây Phổ Biến
Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Nguy hiểm hơn, virus sùi mào gà có tốc độ lây lan rất nhanh qua nhiều phương thức. Do đó, nhiều người băn khoăn “giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không?”. Dưới đây là giải đáp từ chuyên gia Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc.
Giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không? Giải đáp chi tiết
Sùi mào gà là tình trạng xuất hiện mụn cóc ở bộ phận sinh dục, nguyên nhân gây bệnh là do virus HPV Human Papillomavirus. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như viêm âm đạo, viêm quy đầu, viêm cổ tử cung,… và giảm khả năng sinh sản.
Nhiều người lo lắng đối với bệnh sùi mào gà, giặt đồ chung máy giặt có lây bệnh không? Trước câu hỏi này, chuyên gia Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc trả lời giặt chung quần áo có nguy cơ lây nhiễm bệnh do virus HPV vẫn tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ở ngoài môi trường, nhưng tỷ lệ rất thấp. Lý do giải thích như sau:
- Virus HPV khi ở ngoài tế bào sống của vật chủ có sức đề kháng rất kém. Đồng thời, ở môi trường ngoài chúng không thể thực hiện quá trình trao đổi chất hay nhân đôi phát triển nên sẽ chết trong khoảng thời gian rất ngắn.
- Khi giặt quần áo, bột giặt hay nước giặt có tính tẩy rửa rất cao, đây là môi trường diệt khuẩn nên virus HPV sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại được. Do đó, khi giặt đồ chung với đồ của người bị sùi mào gà dù có nguy cơ lây bệnh như rất thấp.
Hướng dẫn phòng ngừa, giảm nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà
Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa khi giặt quần áo như sau:
- Giặt đồ với lượng bột giặt (hoặc các chất tẩy rửa) như hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo độ tẩy rửa.
- Hiện nay một số loại máy giặt có chế độ giặt khử khuẩn, người dùng có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng.
- Không tiếp xúc trực tiếp kề da với quần áo của người bị bệnh sùi mào gà khi chưa giặt.
- Thường xuyên vệ sinh lồng giặt, các đồ dùng cá nhân, sát khuẩn định kỳ để đảm bảo an toàn nhất.
- Tốt nhất, nên giặt riêng quần áo và các đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh để tránh tối đa rủi ro mắc bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ bồn cầu, các dụng cụ trong nhà tắm, nhà vệ sinh,… bằng hóa chất tẩy rửa để tiêu diệt virus còn bám lại trên đó.
Các con đường lây truyền của virus sùi mào gà
Sau khi giải đáp “giặt chung quần áo có lây sùi mào gà không?”, nhiều người không khỏi băn khoăn về các đường lây truyền phổ biến của loại virus này. Y học đã chứng minh những phương thức virus dễ lây truyền như sau:
- Quan hệ tình dục: Đây là con đường lây truyền bệnh sùi mào gà phổ biến nhất. Đặc biệt các trường hợp quan hệ không có biện pháp bảo vệ an toàn, quan hệ nhiều bạn tình, quan hệ bằng đường miệng hoặc bằng đường hậu môn với người đang mang mầm bệnh.
- Tiếp xúc da với da: Virus HPV có thể dễ dàng lây lan qua các tiếp xúc da kề da, tiếp xúc với các vùng da đang bị viêm loét, có vết thương hở.
- Lây từ mẹ sang con: Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà, nếu lựa chọn phương pháp sinh thường thì tỷ lệ trẻ sinh ra sẽ bị lây truyền bệnh sùi mào gà khi tiếp xúc đường sinh âm đạo.
- Các đường lây truyền gián tiếp: Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bị bệnh sùi mào gà như khăn tắm, quần lót, quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… cũng sẽ có nguy cơ cao bị bệnh sùi mào gà.
Trước câu hỏi “giặt đồ chung có bị lây sùi mào gà không?”, chuyên gia khẳng định khả năng lây truyền rất thấp. Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt vẫn cần tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh cá nhân và sử dụng vật dụng riêng biệt. Nếu có bất cứ triệu chứng nghi ngờ liên quan tới bệnh sùi mào gà hay những bệnh lây truyền khác, cần đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.