Bệnh Lậu Có Nguy Hiểm Không? 6 Biến Chứng Ở Nam Và Nữ
Bệnh lậu là gì có nguy hiểm không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Đây là bệnh nhiễm trùng với con đường lây truyền chính là đường tình dục và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng các cơ quan trong cơ thể. Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin về những biến chứng nguy hiểm gây ra cho cả nam và nữ giới, giúp giải đáp cho câu hỏi bệnh lậu có nguy hiểm không.
Bệnh lậu có nguy hiểm không? Bác sĩ phân tích
Bệnh lậu là bệnh xã hội gây ra do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, lây lan nhanh qua đường tình dục, ngoài ra còn có thể lây qua đường máu, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh.
Trước câu hỏi “bệnh lậu nguy hiểm không?”, bác sĩ cho biết bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Khuẩn cầu lậu sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu tấn công các cơ quan – bộ phận: Trực tràng, buồng trứng, tinh hoàn, xương khớp, não bộ, thần kinh, họng,… Những biến chứng này có thể tồn tại vĩnh viễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của cả nam và nữ.
Đặc biệt, thời gian ủ bệnh lậu từ 2 – 10 ngày, lúc này người bệnh sẽ không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng vẫn dễ dàng lây lan sang cho những người có tiếp xúc không an toàn.
Vậy bệnh lậu có nguy hiểm đến tính mạng không?
Vi khuẩn lậu tấn công gây nhiễm trùng máu sẽ đe dọa tính mạng của người bệnh. Trường hợp thai phụ bị bệnh lậu nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, gây lưu thai hoặc khiến trẻ tử vong sau khi sinh.
6 biến chứng bệnh lậu gây ra ở nam và nữ giới
Việc điều trị bệnh lậu được khuyến cáo thực hiện sớm. Bởi nếu bệnh kéo dài, vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng di chuyển tấn công sang các khu vực khác gây bệnh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả nam giới và nữ giới. Cụ thể các biến chứng bao gồm:
Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Một trong những khu vực đầu tiên bị vi khuẩn lậu tấn công là cơ quan sinh sản của người bệnh.
- Ở nam giới: Khi bị bệnh lậu, nam giới dễ mắc phải bệnh viêm nhiễm nam khoa bao gồm viêm túi tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo,… Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng tinh trùng, đồng thời chất lượng tinh trùng cũng suy giảm, khiến nam giới dễ bị vô sinh, hiếm muộn. Do đó, trước câu hỏi “bệnh lậu ở nam giới có nguy hiểm không?”, câu trả lời là vô cùng nguy hiểm
- Ở nữ giới: bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không? Bác sĩ khẳng định có. Đối với nữ giới, nếu không chữa bệnh lậu sớm sẽ phải đối mặt với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, điển hình như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tiểu khung, viêm tắc vòi trứng hay viêm nội mạc tử cung. Những biến chứng này cũng khiến quá trình thụ thai gặp trục trặc, tinh trùng khó tiếp cận trứng. Nguy hiểm hơn, viêm nhiễm gây sẹo ở vòi trứng làm tăng khả năng hiếm muộn.
Ngoài ra, bệnh lậu khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu và khiến bộ phận sinh dục đau rát mỗi khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục và tình cảm của các cặp đôi.
Nhiễm trùng máu
Bệnh lậu có thể gây biến chứng nguy hiểm là nhiễm trùng máu. Vi khuẩn lậu ăn sâu vào đường máu rồi lây nhiễm dẫn đến nhiễm trùng máu với các biểu hiện như: Sốt cao, khó thở, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể,… không phát hiện và điều trị sớm sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
Biến chứng thành ung thư
Vi khuẩn lậu gây viêm nhiễm nghiêm trọng, những bệnh này sẽ tiến triển gây ra ung thư vòm họng, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, ung thư tử cung,… không chỉ ảnh hưởng khả năng sinh sản mà còn nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh lậu có nguy hiểm không? Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
Bệnh nhân mắc bệnh lậu sẽ có tỷ lệ nhiễm virus HIV/AIDS gây suy giảm miễn dịch. Khi mắc bệnh này, các bệnh cơ hội như cảm cúm, ho sốt,… cũng đồng loạt xâm nhập tấn công ảnh hưởng tính mạng.
Ảnh hưởng đến các cơ quan khác
Bệnh lậu là bệnh gì có nguy hiểm không? Bác sĩ khẳng định là có. Nếu bệnh diễn biến kéo dài và không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trên cơ thể bao gồm:
- Mắt: Bệnh lậu gây các biến chứng cho mắc như khiến mắt bị suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đau nhói khó chịu và chảy mủ (một bên hoặc cả 2 bên mắt).
- Họng: Vi khuẩn lậu tấn công vào niêm mạc cổ họng gây tổn thương, khiến họng đau đớn, sưng hạch bạch huyết cổ.
- Trực tràng: Bác sĩ cho biết, bệnh lậu sẽ gây biến chứng nguy hại cho trực tràng, cụ thể với các triệu chứng bao gồm chảy mủ trực tràng, ngứa hậu môn, chảy máu hậu môn.
- Các khớp nối: Tình trạng viêm khớp nhiễm trùng sẽ xảy ra khi khuẩn lậu tấn công vào xương khớp, khiến khớp đau đớn, sưng nóng, đặc biệt khi vận động nhiều.
Ngoài những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe, bệnh lậu cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, người bị bệnh lậu sẽ gặp khó khăn trong duy trì mối quan hệ với bạn đời và có thể nhận phải sự kỳ thị từ xã hồi. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành tâm lý tự ti, tuyệt vọng, chán nản thậm chí trầm cảm.
Biến chứng ở bà bầu và thai nhi
Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu, vi khuẩn lậu sẽ tấn công nhanh chóng vào nước ối khiến thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi sinh.
Trường hợp thai kỳ bé phát triển khỏe mạnh, nhưng mẹ bầu lựa chọn sinh thường, trẻ khi sinh ra sẽ mắc bệnh lậu do nhiễm khuẩn ở đường sinh. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm lậu trong quá trình mẹ chuyển dạ được gọi là bệnh lậu bẩm sinh, dễ gặp các vấn đề như: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, sưng đau ở mắt dẫn tới mù lòa, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, thậm chí nhiễm khuẩn khớp dẫn đến tử vong.
Cách ngăn ngừa biến chứng bệnh lậu
Sau khi giải đáp “bệnh lậu có nguy hiểm không?”, 6 biến chứng được bác sĩ phân tích khiến nhiều người lo lắng bệnh bệnh xã hội này. Vậy có cách nào để ngăn ngừa biến chứng của bệnh lậu? Các bác sĩ tiếp tục phân tích như sau:
- Điều trị sớm: Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng bệnh lậu chủ động phát hiện bệnh sớm và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi nhiễm bệnh hoặc có các tiếp xúc không an toàn với người mắc bệnh, cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Tuyệt đối không e ngại mà dấu bệnh sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Xuyên suốt quá trình điều trị lậu, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ chữa trị bác sĩ đã xây dựng, sử dụng đúng liều lượng và liệu trình kháng sinh được chỉ định để hiệu quả đạt tốt nhất.
- Điều trị cùng bạn tình: Khi phát hiện bản thân bị lậu, cần thông báo cho bạn tình để cả 2 cùng xét nghiệm và điều trị. Điều này sẽ ngăn ngừa trường hợp lây nhiễm lại cho nhau sau liệu trình điều trị.
- Tạm ngừng quan hệ tình dục: Không ít người thắc mắc “bị bệnh lậu có quan hệ được không?” Bác sĩ nghiêm cấm những người đang trong quá trình điều trị bệnh lậu tuyệt đối không quan hệ tình dục để tránh lây bệnh cho bạn tình.
- Tái khám thường xuyên: Sau khi đã điều trị khỏi bệnh lậu, người bệnh vẫn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ, tái khám theo yêu chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa khuẩn lậu còn tồn tại trong cơ thể khiến bệnh tái phát dai dẳng.
- Quan hệ an toàn: Sau khi đã hoàn thành quá trình điều trị, các cặp đôi khi quay lại sinh hoạt tình dục cần sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn như dùng bao cao su, quan hệ chung thủy,… Điều này không chỉ đảm bảo ngăn ngừa tái nhiễm lậu mà còn ngăn ngừa các bệnh tình dục khác.
- Sinh hoạt lành mạnh: Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng, đồ chơi tình dục,… Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống và thể thao khoa học để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Bài viết giúp bạn giải đáp thông tin “bệnh lậu có nguy hiểm không?”. Đây là bệnh xã hội thực sự nguy hiểm, do đó những người nghi nhiễm cần thăm khám, xét nghiệm và có phương pháp điều trị sớm nếu không may mắc phải. Đồng thời, cần đặc biệt lưu ý và tuân thủ theo các hướng dẫn phòng ngừa bệnh mà bác sĩ đã đưa ra để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và cả những người xung quanh.