3 Cách Điều Trị Viêm Xoang Nhanh Chóng, Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Bác sĩ Phan Đình Long – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó trưởng khoa Ngoại Trung tâm Y tế Hàng không Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Người bị viêm xoang, ngoài xuất hiện những triệu chứng khó chịu, bệnh còn có khả năng phát triển nghiêm trọng. Đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vậy đâu là cách điều trị viêm xoang hiệu quả, an toàn nhất? Nếu bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Bệnh viện Thuốc Dân Tộc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây. 

Viêm xoang là gì?

Bệnh viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang, xuất hiện khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Cụ thể là do virus, vi khuẩn, vi nấm hoặc các phản ứng dị ứng quá mức. Khi bị viêm xoang, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như ngạt mũi, chảy mũi mủ, đau mặt, nặng mặt, đau đầu, đau nhức sọ não, sốt,…

Bệnh viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang
Bệnh viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang

Viêm xoang được phân loại thành cấp tính – có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 30 ngày trở lại. Bán cấp – bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn trong 30 – 90 ngày. Viêm xoang tái phát, bùng phát vài lần mỗi năm, mỗi lần được giải quyết hoàn toàn dưới 30 ngày nhưng thường lặp lại theo chu kỳ. Cuối cùng là viêm xoang mãn tính, thường kéo dài trên 90 ngày.

Bệnh viêm xoang có chữa được không?

Viêm xoang được xếp vào dạng bệnh mãn tính, vậy nên có không ít người thắc mắc “viêm xoang có chữa khỏi được không”. Theo các chuyên gia y tế, viêm xoang có thể chữa khỏi nhưng điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như mức độ bệnh lý, phương pháp điều trị, chuyên môn của bác sĩ và thái độ hợp tác của bệnh nhân,…

Nếu bệnh viêm xoang ở mức độ cấp tính, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Bệnh nhân có thể chữa khỏi nếu thăm khám sớm và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển qua giai đoạn mãn tính, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn. Tình trạng viêm xoang lúc này sẽ khó có thể điều trị dứt điểm, các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh, tránh để chúng gây biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp bệnh nhân chủ quan, điều trị bệnh không đúng cách, không dứt điểm, viêm xoang có thể gây ra các biến chứng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh – phế quản. Ngoài ra còn có áp xe mí mắt, viêm túi lệ, viêm dây thần kinh thị giác, mù lòa, viêm ngoài màng cứng, viêm não, áp xe não, tụt kẹt não,…

Chính vì thế, khi có những dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và tiến hành điều trị sớm. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tìm hiểu, cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng các các cách điều trị viêm xoang để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả tốt nhất.

3 cách điều trị viêm xoang phổ biến nhất hiện nay

Có rất nhiều cách điều trị viêm xoang hiệu quả, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 3 phương pháp dưới đây. Để biết bản thân phù hợp với biện pháp chữa trị nào, bệnh nhân cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra để được bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.

Cách điều trị viêm xoang tại nhà

Các cách điều trị viêm xoang tại nhà sẽ phù hợp với những trường hợp bị viêm xoang cấp tính – khi các triệu chứng còn nhẹ và chưa có biến chứng. Mẹo chữa viêm xoang tại nhà được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn, ít tác dụng phụ và rất tiết kiệm.

Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi bằng nước muối giúp làm sạch bụi bẩn, cặn bã, dịch mũi bị mắc kẹt trong xoang mũi gây khó thở.

Rửa mũi bằng nước muối
Rửa mũi bằng nước muối

Cách thực hiện:

  • Bạn cho nước muối sinh lý vào bình bóp, bình xịt hoặc ống xi-lanh.
  • Nghiêng đầu về phía bồn rửa 45 độ, một lỗ mũi hướng xuống bồn rửa mặt, chúi đầu về phía trước, đừng ngửa ra sau để tránh nước mũi chảy ngược lại vào trong.
  • Đặt vòi của chai nước muỗi vào 1 bên mũi, mở miệng và xịt nước muối từ từ vào khoang mũi.
  • Nước muối sẽ chảy qua đường thở mang theo các tạp chất và thoát ra khỏi lỗ mũi còn lại. Nếu nước muối chảy xuống cổ họng bạn hãy nhổ chúng ra là được.
  • Xì mũi nhẹ nhàng để làm sạch dịch nhầy bên trong. Sau đó lặp lại quy trình vệ sinh mũi tương tự với bên còn lại.

Chữa viêm xoang bằng lá trầu không 

Lá trầu không chứa nhiều chất xơ, protein cùng các thành phần có tính kháng sinh mạnh mẽ. Do đó, chúng có khả năng ức chế – tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây viêm xoang hiệu quả. Trong trường hợp này, bạn nên tận dụng lá trầu không để xông hơi làm thông thoáng mũi xoang cũng như góp phần kiểm soát tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 10 lá trầu không tươi, nên ngâm qua nước muối pha loãng trong 5 – 10 phút.
  • Sau khi ngâm rửa lá trầu không xong, mọi người vò cho lá hơi nát.
  • Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá trầu vào nấu trong 10 phút.
  • Tiến hành xông hơi bằng cách dùng khăn lớn để trùm kín đầu, đảm bảo hơi nước không thoát ra ngoài. Tuy nhiên cần thực hiện một cách cẩn trọng để tránh bị bỏng.
  • Khi xông hơi, dịch nhầy trong xoang mũi sẽ loãng và liên tục chảy ra nên bạn có thể dùng khăn giấy để lau mũi.
  • Thực hiện cách điều trị viêm xoang này đều đặn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần xông khoảng 15 – 20 phút.

Trị viêm xoang với cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn) là một loại cây thân thảo được phân bố rộng rãi ở nhiều khu vực tại Việt Nam. Loại cây này thường mọc dại trong tự nhiên và không mọc theo mùa. Theo nghiên cứu, trong hoa ngũ sắc có chứa các thành phần có khả năng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực trùng hoặc tụ cầu vàng,…

Trị viêm xoang với cây hoa ngũ sắc
Trị viêm xoang với cây hoa ngũ sắc

Bên cạnh đó, chúng còn giúp kháng viêm, chống dị ứng và phù nề niêm mạc mũi. Đồng thời làm loãng dịch nhầy, tăng dẫn lưu dịch ra khỏi hốc xoang và làm giãn mạch ngoại biên. Vì thế, khi trị viêm xoang tại nhà, mọi người có thể tận dụng loại cây này.

Cách thực hiện:

  • Hái 1 ít cây hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Giã nát hoa ngũ sắc rồi vắt lấy nước.
  • Dùng bông gòn thấm vào nước hoa ngũ sắc nhét vào lỗ mũi trong khoảng 15 – 20 phút để làm dịch mủ trong xoang chảy ra ngoài.
  • Sau khi bỏ bông ra, bạn xì mũi nhẹ nhàng để dịch trong xoang chảy ra hết.
  • Ngày thực hiện 2 – 3 lần liên tục trong 1 tuần hoặc tới khi các triệu chứng viêm xoang thuyên giảm hoàn toàn.

Cách điều trị viêm xoang bằng thuốc Tây y

Trị viêm xoang bằng thuốc Tây là phương pháp được đa số bệnh nhân lựa chọn. Phương pháp này phù hợp với cả bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát, tình trạng dịch mủ tắc ứ ở xoang cũng được cải thiện, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, các loại thuốc trị viêm xoang còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó hạn chế các đợt tái nhiễm cũng như giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Một số loại thuốc chữa viêm xoang thường được bác sĩ kê toa gồm có:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Là những thuốc có công dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở xoang. Các loại thuốc kháng sinh thường được dùng trong trường hợp này gồm Bactrim, Septra Trimethoprim – Sulfamethoxazole, Cotrim, Amoxicillin hay Penicillin,…
  • Thuốc kháng viêm: Bao gồm các loại thuốc có chứa thành phần corticoid giúp ức chế tốt vi khuẩn, làm giảm triệu chứng sưng phù niêm mạc. Thuốc kháng viêm cũng có tác dụng làm tan dịch nhầy và góp phần đẩy chúng ra ngoài xoang dễ dàng hơn.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Bệnh nhân bị viêm xoang dị ứng sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc kháng Histamin.
  • Thuốc làm thông mũi: Bệnh nhân bị viêm xoang sẽ có triệu chứng tắc nghẹt mũi gây bất tiện khi thở. Bởi dịch nhầy chèn ép không để cho không khí đi vào. Vậy nên bệnh nhân cần tới các loại thuốc thông mũi dạng xịt để làm thông thoáng đường thở. Trong đó, Aladka và Benita,…là những loại thuốc xịt làm thông mũi được sử dụng phổ biến nhất.
Thuốc làm thông mũi
Thuốc làm thông mũi

Khi sử dụng thuốc trị viêm xoang, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, men gan cao, tăng huyết áp, suy tim,… Để đảm bảo an toàn, bạn cần thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng sau khi dùng thuốc cũng như tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị đã được chỉ định trước đó.

Phẫu thuật điều trị viêm xoang

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với biện pháp điều trị nội khoa, viêm xoang có cấu trúc bất thường hay có nguy cơ biến chứng cao,… Người bệnh sẽ được các bác sĩ Tai Mũi Họng hội chẩn và chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật viêm xoang hiện đang được tiến hành theo 2 phương pháp sau:

  • Phẫu thuật nội soi xoang triệt căn: Là phương pháp được dùng trong trường hợp thoái hóa niêm mạc nhiều xoang, nhiễm nấm hoặc polyp mũi.
  • Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng: Thường được chỉ định khi cấu trúc mũi xoang bất thường, viêm xoang ở trẻ nhỏ, viêm xoang do phức hợp phễu hoặc do lỗ thông mũi.

Phẫu thuật mũi được chỉ định trong trường hợp bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần cân nhắc khi tiến hành phẫu thuật vì chúng có thể tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định, đặc biệt là với phẫu thuật triệt căn. Lúc này bệnh nhân có thể đối diện với các vấn đề như rách màng não, vỡ sàn sọ, đứt động mạch sàng hay rách bao ổ mắt,…

Lưu ý khi điều trị viêm xoang

Trong quá trình áp dụng các cách điều trị viêm xoang như đã nêu trên, để bệnh được kiểm soát tốt, hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Hãy rửa đường mũi xoang hàng ngày, tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng và tối.
  • Trong ngày nên dùng thuốc xịt mũi để làm ẩm đường mũi cũng như giúp đường thở thông thoáng hơn.
  • Với những trường hợp viêm xoang cần dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định – phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu phải tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý, nghỉ ngơi đầy đủ để giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi cũng như rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà hoặc cạnh giường ngủ, nhất là vào thời điểm hanh khô.
  • Xì mũi nhẹ nhàng từng bên một, không xì mạnh, tránh làm tổn thương đường mũi hoặc đẩy chất nhầy chứa vi khuẩn trào ngược vào sâu bên trong xoang.
Bệnh nhân cần xì mũi một cách nhẹ nhàng
Bệnh nhân cần xì mũi một cách nhẹ nhàng
  • Tránh dùng thuốc kháng histamin nếu chưa được bác sĩ kê đơn vì loại thuốc này có thể làm chất nhầy đặc lại, khó thoát ra ngoài.
  • Cẩn thận với các loại thuốc thông mũi như viên nén chứa pseudoephedrine, thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline hoặc phenylephrine. Bởi chúng có thể gây ra các phản ứng ngược làm xoang mũi bị sưng tấy, phù nề hơn, thậm chí là khiến bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm xoang nên kê cao gối để giúp giảm tình trạng nghẹt mũi làm gián đoạn giấc ngủ.

Trên đây là tổng hợp các cách điều trị viêm xoang phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, ngoài việc áp dụng các biện pháp chữa trị, bệnh nhân cũng nên xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, khoa học để giúp cải thiện bệnh tốt hơn.

Viêm Xoang Cấp: Cách Điều Trị Và Chăm Sóc Hiệu Quả

Viêm Xoang Cấp: Cách Điều Trị Và Chăm Sóc Hiệu Quả

Viêm xoang cấp là tình trạng tắc nghẽn trong màng lót mũi cũng như các xoang xung quanh trong thời...

Triệu chứng của bệnh viêm xoang

8+ Cách Trị Viêm Xoang Hàm Tại Nhà Hiệu Quả An Toàn Nhất

Cách trị viêm xoang hàm tại nhà với những nguyên liệu thiên nhiên từ lâu đã được dân gian ta...

Viêm Xoang Mũi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Viêm Xoang Mũi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Viêm xoang mũi là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến đối với người Việt. Tình trạng này gây...

Bài Thuốc Điều Trị Viêm Xoang – Viêm Mũi Đỗ Minh Đường: 10 Người Dùng 9 Người Khỏi 

Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường có sở hữu bài thuốc độc quyền điều trị hiệu...

TOP 12 Sản Phẩm, Thuốc Xịt Viêm Xoang Tốt Nhất

TOP 12 Thuốc Xịt Viêm Xoang Được Bác Sĩ Đánh Giá Hiệu Quả Cao

Viêm xoang là một bệnh lý hô hấp gây khó chịu với các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, sổ...