Bệnh Giang Mai Có Chữa Được Không? Cách Chữa Thế Nào?
Giang mai là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Rất nhiều người lo lắng bị bệnh giang mai có chữa được không. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, đồng thời hướng dẫn các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?
Giang mai là bệnh gây ra do xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Loại xoắn khuẩn này lây qua đường tình dục, qua đường máu, lây do tiếp xúc vết thương hở với người bệnh hoặc lây từ mẹ sang con.
Vậy bệnh giang mai chữa được không?
Theo các bác sĩ, chuyên gia Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc cho biết, bệnh giang mai hoàn toàn chữa được nếu phát hiện sớm, khi mà xoắn khuẩn chưa phá hủy hệ tim mạch, lục phủ ngũ tạng và hệ thần kinh. Đồng thời, người bệnh cũng cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Cần lưu ý, với trường hợp nữ giới bị bệnh giang mai và muốn mang thai thì, cần chữa khỏi trước khi có kế hoạch mang thai. Nếu đã có thai mới phát hiện bệnh vẫn có thể chữa khỏi và phòng tránh lây sang cho con bằng cách thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời cần sinh mổ, không sinh thường.
Giang mai giai đoạn 3 có chữa được không?
Bác sĩ khẳng định có thể chữa được bệnh giang mai giai đoạn 3. Cụ thể, dù ở ở đoạn 1, giai đoạn 2 hay giai đoạn 3, chỉ cần người bệnh tiến hành phác đồ điều trị phù hợp, thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ dẫn. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 3 sẽ cần nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho điều trị và chăm sóc cơ thể. Đồng thời, các tổn thương do biến chứng giang mai ở thời kỳ 3 đã gây ra trước đó không thể phục hồi.
Khi nào cần khám bệnh?
Như chuyên gia đã phân tích, dù bệnh giang mai ở nam hoặc bệnh giang mai ở nữ có chữa được không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời điểm chữa trị. Nếu chữa càng sớm thì hiệu quả càng cao. Vậy nên, khi nằm trong các trường hợp sau, bác sĩ khuyến nghị nam nữ nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và trị bệnh.
- Trong vòng 3 – 90 ngày thực hiện quan hệ tình dục không an toàn.
- Vô tình tiếp xúc với các vết thương hở trên cơ thể người bệnh giang mai.
- Dùng chung kim tiêm với người mắc giang mai.
- Cơ thể xuất hiện các nốt mụn đỏ, nền cứng, không đau không ngứa, không chảy mủ, không lở loét ở vùng kín hoặc các khu vực trên cơ thể.
- Xuất hiện kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, sốt, sụt cân, mỏi khớp, đau họng, sưng hạch bạch huyết,…
Phương pháp chữa giang mai
Bệnh giang mai có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị. Dưới đây là các phương pháp chữa trị giang mai thường được áp dụng.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Phương pháp trị giang mai bằng thuốc kháng sinh được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả tốt. Thuốc sẽ kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai, sau đó điều trị các triệu chứng. Sau khi thăm khám, dựa trên giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và liệu trình thuốc khác nhau.
Benzylpenicillin
Thuốc được sử dụng cho hầu hết các trường hợp bị bệnh giang mai, liều dùng có sự khác biệt trong từng giai đoạn bệnh.
- Giai đoạn sớm: Tiêm bắp Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị và dùng 1 liều duy nhất. Ngoài ra, có thể thay thế bằng tiêm bắp Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị, 1 lần/ngày x 10 ngày.
- Giai đoạn muộn: Tiêm bắp Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị, 1 lần/tuần x 3 tuần liên tục. Ngoài ra, có thể thay thế bằng tiêm bắp Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị, tiêm 1 lần/ngày x 20 ngày.
- Giang mai bẩm sinh: Tiêm 1 mũi duy nhất Penicillin G 50 triệu đơn vị/1kg vào bắp.
- Giang mai bẩm sinh từ 2 tuổi trở lên: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với Penicillin G 20 – 30 triệu đơn vị liên tục trong 14 ngày.
Tetracyclin
Tetracyclin hoặc Doxycyclin (kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin) có tác dụng ức chế xoắn khuẩn tổng hợp protein, nhờ đó ức chế sự phát triển và sinh sôi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không dùng được Tetracyclin. Loại thuốc này sẽ được dùng trong điều trị bệnh giang mai với liều lượng như sau.
- Giai đoạn sớm: Dùng Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày với liệu trình liên tục 14 ngày.
- Giai đoạn muộn: Dùng Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày với liệu trình liên tục 30 ngày.
Erythromycin
Đây là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, mang tác dụng ức chế tế bào vi khuẩn và ức chế quá trình tổng hợp protein, giúp kìm khuẩn hiệu quả. Đây là loại kháng sinh thường được chỉ định với bệnh nhân dị ứng với penicillin, dùng được với trường hợp phụ nữ có thai và trường hợp giang mai bẩm sinh.
- Liều dùng: Dùng Erythromycin 500mg, 4 lần/ngày, liên tục 30 ngày.
- Giang mai bẩm sinh: Dùng Erythromycin 7.5 – 12.5mg/kg cân nặng, 4 lần/ngày và liên tục 30 ngày.
Ceftriaxone
Ceftriaxone là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng, giúp chữa khỏi giang mai do tác dụng ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Liều dùng: Tiêm bắp sâu Ceftriaxone 1 lần/ ngày, liên tục 10 – 14 ngày.
Liệu pháp cân bằng miễn dịch
Sử dụng liệu pháp cân bằng miễn dịch, bệnh giam mai có chữa được không? Câu trả lời là có. Liệu pháp này được nhiều bệnh viện, phòng khám chuyên khoa áp dụng hiện nay trong điều trị bệnh giang mai. Bên cạnh đó còn giúp người bệnh tăng cường miễn dịch cơ thể, thúc đẩy quá trình chữa hiệu quả nhanh chóng và thuận lợi hơn, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Quy trình thực hiện liệu pháp cân bằng miễn dịch
- Xét nghiệm: Thông qua kết quả kiểm tra, xét nghiệm và phân tích, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh. Sau đó xác định xem liệu pháp cân bằng miễn dịch có hiệu quả không.
- Diệt khuẩn: Đưa kháng sinh vào cơ thể, khi đó các ion thuốc sẽ nhanh chóng tác động lên vùng có mầm bệnh tồn tại, tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, loại bỏ triệu chứng của bệnh hiệu quả.
- Khống chế vi khuẩn: Các hoạt chất sẽ can thiệp để phá vỡ kết cấu của xoắn khuẩn giang mai, khiến chứng không thể sinh sôi, phát triển.
- Miễn dịch: Thực hiện biện pháp tăng cường miễn dịch chuyên sâu để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, phục hồi các vùng trên cơ thể bị tổn thương, viêm nhiễm, lở loét.
So với các phương pháp chữa giang mai khác, liệu pháp cân bằng miễn dịch được bác sĩ đánh giá cao bởi sở hữu những ưu điểm bao gồm:
- Nhanh chóng tác động và tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể, phá hủy cấu trúc của chúng để phòng ngừa bệnh tái phát.
- Thúc đẩy phục hồi các vùng da bị tổn thương, viêm nhiễm do bệnh giang mai gây ra.
- Phương pháp có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ, giúp tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng quát.
Phương pháp hỗ trợ điều trị
Bệnh giang mai có chữa được không cũng ảnh hưởng bởi các phương pháp hỗ trợ điều trị. Ngoài những phương pháp điều trị chuyên sâu bằng kháng sinh và liệu pháp cân bằng miễn dịch, chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên thực hiện một số phương pháp hỗ trợ dưới đây để thúc đẩy điều trị nhanh chóng hơn.
- Muối trắng: Muối có tính sát trùng, diệt khuẩn cao, giúp ức chế sự lây lan và hình thành của vi khuẩn tại các vùng da có vết thương hở. Người bệnh dùng muối pha loãng tắm và súc miệng hàng ngày.
- Gừng tươi: Với tính ấm và khả năng chống viêm, gừng sẽ hỗ trợ ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai. Người bệnh chỉ cần giã nhỏ gừng tươi, sau đó đem pha nước nóng để uống hằng ngày xen kẽ cùng nước lọc.
- Lá ngải cứu: Lá ngải chống viêm, chống nấm, bổ huyết, hỗ trợ giảm nhẹ các biến chứng về xương khớp do bệnh giang mai gây ra như đau xương, viêm xương khớp, mỏi khớp,… Có thể dùng lá ngải rang nóng để đắp lên vùng xương bị đau hoặc đun nước uống hằng ngày.
- Lá thổ phục linh: Đây là dược liệu có tác dụng đào thải chất cặn bã khỏi cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, làm liền vết loét da. Ngoài ra, dược liệu cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp do biến chứng giang mai. Đem sắc 11g thổ phục linh với phòng phong, xuyên khung, kim ngân hoa, đại hoàng, mộc thông (mỗi loại 4g), thêm 800ml nước, đun đến khi cạn còn 500ml thì tắt bếp, rót ra cốc và uống 3 – 4 lần trong ngày.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Người bệnh giang mai cần bồi bổ cơ thể tăng cường sức khỏe bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa, các loại rau và trái cây giàu vitamin B1, vitamin B6, vitamin A.
Các câu hỏi liên quan
Ngoài câu hỏi “bệnh giang mai là gì có chữa được không?”, dưới đây là giải đáp về một số vấn đề liên quan mà nhiều người cũng rất băn khoăn.
Có nên tự chữa giang mai tại nhà không?
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không tự áp dụng các phương pháp điều trị bệnh giang mai tại nhà. Bởi hiện nay chỉ có duy nhất phương pháp dùng kháng sinh và phương pháp miễn dịch có khả năng điều trị bệnh. Trong khi đó, những phương pháp này sẽ cần sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Vậy nên, nếu đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.
Giang mai chữa bao lâu sẽ khỏi?
Bệnh giang mai có chữa được không? Câu trả lời là có. Vậy giang mai chữa bao lâu sẽ khỏi? Bác sĩ cho biết, nếu phát hiện bệnh sớm, các triệu chứng còn nhẹ, chỉ cần khoảng 3 – 4 tuần để chữa trị khỏi bệnh. Nhưng nếu phát hiện khi bệnh đã chuyển giai đoạn nặng, sẽ cần nhiều thời gian chữa trị hơn.
Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?
Giang mai bẩm sinh do thai phụ mắc bệnh giang mai rồi truyền cho thai nhi trong quá trình mang thai. Quá trình lây truyền xảy ra từ tháng thứ 4 – tháng 5 của thai kỳ. Bệnh này chữa trị được. Nhưng do hệ miễn dịch của trẻ rất kém nên quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy nên, nữ giới chủ động thăm khám bệnh khi có kế hoạch mang thai. Trường hợp mang thai mới phát hiện bệnh vẫn có thể thực hiện phương pháp phòng tránh lây truyền cho con.
Trong quá trình chữa giang mai, không nên ăn gì?
Người bệnh giang mai cần tránh ăn các thực hiện có tính chất cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá ngọt, quá nhiều gia vị để tránh kích thích triệu chứng bệnh. Thay vào đó, nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, đạm và khoáng chất.
Bài viết giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi “bệnh giang mai có chữa được không?”. Đây là bệnh xã hội nguy hiểm và có những biến chứng nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.