Nấm Candida Có Lây Không? Phòng Ngừa Bệnh Như Thế Nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Nấm candida là tác nhân chính gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là một loại nấm men có khả năng phát triển nhanh về số lượng và khó điều trị triệt để. Vậy nấm candida có lây không? Lây qua đường nào và đâu là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh? Cùng các bác sĩ tại Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc giải đáp những thắc mắc trên.

Nấm candida có lây không?

Nấm candida là một loại nấm sống trên da, niêm mạc và bộ phận sinh dục của con người. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh sôi phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm ngứa ngáy, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. Vậy candida có lây không?

Các chuyên gia cho biết bệnh nấm candida CÓ THỂ lây nhiễm từ người này sang người khác. Mặc dù tốc độ lây lan không cao nhưng chúng lại dễ dàng lây qua nhiều con khác nhau.

Nấm candida lây qua đường nào?

Nấm candida lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường thông qua các hình thức sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn

Nếu quan hệ với người đang bị nhiễm nấm candida mà không có biện pháp bảo vệ thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Ngoài ra, việc quan hệ bằng miệng và hậu môn, sử dụng sex-toy cũng làm tăng khả năng nhiễm nấm candida.

Quan hệ tình dục không an toàn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida
Quan hệ tình dục không an toàn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida
  • Dùng chung quần áo, khăn tắm

Dùng cung các đồ dùng cá nhân như quần áo, đồ lót, khăn tắm, bồn tắm, bàn chải đánh răng với người bệnh cũng rất dễ bị bào tử nấm men xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch suy giảm, nấm candida sẽ sinh sôi phát triển và gây bệnh.

  • Lây qua đường tiêu hóa, thức ăn, nguồn nước

Nấm candida xuất hiện ở khắp nơi, đặc biệt có trong thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh. Khi sử dụng những loại thực phẩm này, người bệnh sẽ dễ mắc phải bệnh nấm miệng và nấm đường ruột.

Những đối tượng dễ bị lây nhiễm nấm candida

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm nấm candida. Tuy nhiên bệnh sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở những nhóm đối tượng sau:

  • Người có sức đề kháng kém: Những người bị suy giảm hệ miễn dịch như: Người mắc HIV/AIDS, người đang điều trị hóa trị, xạ trị, người sau phẫu thuật cận trình, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch,… thường dễ bị lây nhiễm nấm candida.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiễm nấm candida ở miệng và đường tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu, dễ bị nấm, vi khuẩn và virus tấn công. Trường hợp người mẹ bị nấm candida ở âm đạo sẽ có khả năng lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường.
  • Người dùng nhiều thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng loại bỏ một số vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh và tạo điều kiện cho nấm candida phát triển.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh: Phụ nữ mang thai và sau sinh có sự thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trong đó có nhiễm nấm âm đạo.
  • Người dùng corticosteroid: Sử dụng corticosteroid qua mức cho phép hoặc dùng trong thời gian dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida.
  • Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường có nồng độ đường trong máu cao. Đây là môi trường rất tốt để nấm candida sinh sống.
  • Người có tình trạng bệnh lý đặc biệt: Các bệnh như bệnh viêm đại tràng, bệnh Crohn, bệnh tiêu chảy mạn tính có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển.
  • Người vệ sinh kém: Vệ sinh cơ thể kém hoặc không đúng cách sẽ khiến vùng kín luôn ẩm ướt. Đây là môi trường thuận lợi cho nấm men và vi khuẩn phát triển.
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm men
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm men

Những người thuộc các nhóm đối tượng trên cần chủ động đi khám bác sĩ định kỳ 6 tháng một lần. Đồng thời chú ý đến các biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh tái nhiễm và lây lan cho người khác.  

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh

Để phòng ngừa nhiễm nấm candida, người bệnh cần thực hiện theo các yêu cầu sau:

  • Giữ cho vùng kín luôn khô ráo sạch sẽ bởi nấm candida sẽ phát triển ở những nơi nóng ẩm. 
  • Sử dụng đồ lót thoáng mát, có độ thấm hút tốt, không bó sát vào cơ thể để tránh gây bí bách khó chịu.
  • Kiểm soát lượng đường huyết ở những bệnh nhân có tiền sử tiểu đường thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc corticoid khi không cần thiết. Chỉ nên dùng thuốc khi có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. 
  • Chăm sóc vùng kín bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ mỗi ngày 1 lần. Tránh sử dụng xà phòng có hương liệu mạnh, đồng thời không thụt rửa sâu vào bên trong.
  • Hạn chế tiêu thụ đường, thức ăn có lên men, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.
  • Duy trì hệ thống miễn dịch bằng cách ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tập thể dục thể thao thường xuyên, đi ngủ sớm và hạn chế căng thẳng stress. 
  • Không sử dụng bồn tắm công cộng hay hồ bơi công cộng, không dùng khăn tắm trong các nhà nghỉ, khách sạn, không dùng chung đồ cá nhân với bất kỳ đối tượng nào khác…

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc nấm candida có lây không và lây qua những đường nào. Nhìn chung, bệnh nấm candida có thể lây truyền theo nhiều cách khác nhau. Lời khuyên của các bác sĩ đó là người bệnh nên chủ động đi khám phụ khoa ngay nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn người bệnh điều trị theo đúng phác đồ. 

Xem Thêm: 

Array
Nhiễm Nấm Candida Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Nhiễm Nấm Candida Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Nấm candida là một loại nấm men sống ở cơ thể người. Chúng sống chủ yếu ở môi trường ẩm ướt. Vì vậy bộ phận sinh dục của nữ giới...
Lựa chọn chăm sóc sức khỏe, tăng cường sinh lý, cân bằng nội tiết hàng đầu của phụ nữ hiện đại

Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Nội Tiết, Yếu Sinh Lý Nữ – Liệu Trình Chỉ Từ 21 Ngày

Thực tế, có đến 45% phụ nữ sau tuổi 30 gặp vấn đề phiền toái trong cuộc sống hôn nhân,...

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp ngừa thai trong những tình huống đặc biệt dành cho phụ nữ....

Dấu Hiệu Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Thành Công 

Dấu Hiệu Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Thành Công 

Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, rất nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng không biết liệu thuốc...

Thuốc đặt là một trong 3 chế phẩm Diệp Phụ Khang diệt nấm, điều trị bệnh Phụ khoa

Diệp Phụ Khang Chỉ Định Với Đối Tượng Nào? – Cách Dùng Hiệu Quả

Bài thuốc Diệp Phụ Khang của Trung tâm Thuốc dân tộc hiện đang là giải pháp điều trị bệnh phụ...

Huyết Trắng Bị Kiến Bu Là Hiện Tượng Gì? Điều Trị Thế Nào?

Huyết Trắng Bị Kiến Bu Là Hiện Tượng Gì? Điều Trị Thế Nào?

Huyết trắng bị kiến bu là một dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc...