Nấm Candida Có Tự Khỏi Không? Hướng Dẫn Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Nấm candida là một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Vậy khi bị nhiễm nấm candida có tự khỏi không? Điều trị và phòng ngừa nhiễm nấm bằng cách nào? Bài viết sau đây Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc sẽ giải đáp những thắc mắc này của người bệnh.

Nấm candida có tự khỏi không?

Nấm candida là một loại nấm phổ biến tồn tại ở trong môi trường sống xung quanh. Chúng xâm nhập vào cơ thể và bám dính vào các bộ phận như khoang miệng, hệ tiêu hóa, da và đặc biệt là cơ quan sinh dục. Vậy nấm candida có tự khỏi không candida?

Các chuyên gia khẳng định, nấm candida KHÔNG THỂ TỰ KHỎI, thậm chí bệnh còn kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nhiều lần. Lý do là bởi tế bào nấm candida có sức sống rất mãnh liệt. Chúng đã tồn tại trong âm đạo từ trước, chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng tăng lên về số lượng.

Trong khi đó, môi trường ấm nóng, ẩm ướt của vùng kín chính là điều kiện sống lý tưởng để nấm candida phát triển. Vì vậy nếu không điều trị bệnh triệt để, các bào tử nấm còn sống sót sẽ lại tiếp tục sinh trưởng và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Nấm candida có tự khỏi không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm
Nấm candida có tự khỏi không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm

Ngoài ra các yếu tố như: Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hệ miễn dịch suy yếu, lạm dụng thuốc kháng sinh, quan hệ không an toàn, mặc đồ lót chật, ẩm ướt,… cũng là tác nhân khiến nấm candida phát triển và khó điều trị.

Để điều trị bệnh nấm candida, người bệnh bắt buộc phải điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Trong đó ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị, người bệnh cần phải xây dựng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.

Phương pháp chữa nấm candida

Nấm candida là một bệnh lý không thể xem nhẹ bởi khả năng lây lan của nó rất nhanh, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Vì vậy quá trình điều trị cần được tiến hành một cách khoa học, bài bản, theo đúng lộ trình, tránh sử dụng sai phương pháp.

Thuốc Tây y đặc trị nấm candida

Đối với tất cả các trường hợp bị nhiễm nấm candida, trước tiên người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Dựa trên mức độ nặng nhẹ và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 1 trong 3 nhóm thuốc sau:

  • Thuốc bôi tại chỗ

Thuốc bôi trị nấm candida được bào chế dưới dạng gel hoặc cream, bao gồm các loại như: Clotrimazole, Econazole, Miconazole, Ketoconazole,… Thuốc có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm trùng do nấm candida gây ra, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy tại chỗ. Người bệnh bôi thuốc trực tiếp lên vùng kín mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian sử dụng từ 3-14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc bôi thường dùng cho những đối tượng bị viêm ở mức độ nhẹ, mới chớm bị bệnh.

Xem thêm: Top 7 Thuốc Bôi Trị Nấm Candida Vùng Kín Dứt Điểm Cho Người Bệnh

  • Thuốc đặt âm đạo

Thuốc đặt âm đạo trị nấm candida bao gồm các loại thuốc phổ biến như Polygynax, Canesten, Mycogynax, Sadetab,… Dược chất trong thuốc sẽ giúp điều trị các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, viêm nhiễm âm đạo do nấm candida gây ra. Người bệnh đặt viên thuốc trực tiếp vào bên trong âm đạo, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian điều trị kéo dài từ 10-14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc đặt được dùng cho mọi đối tượng nhiễm bệnh từ nhẹ đến nặng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc kháng sinh đường uống

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm nấm candida được chỉ định dùng các loại thuốc uống như: Fluconazol 150mg, Metronidazole 500mg, Clindamycin 300mg, Doxycyclin 100mg,… Thuốc dùng cho những người bị nấm candida tại nhiều bộ phận trên cơ thể, bệnh tái phát nhiều lần ở mức độ nghiêm trọng hoặc điều trị bằng thuốc đặt, thuốc bôi không hiệu quả. Người bệnh uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng không đáng có.

Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống cho trường hợp bị bệnh nặng và hay tái phát
Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống cho trường hợp bị bệnh nặng và hay tái phát

Việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị nấm candida có những ưu điểm và nhược điểm riêng, có thể kể đến như: 

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao, giúp kiểm soát được triệu chứng ngứa ngáy, đau rát của bệnh nhanh chóng.
  • Thuận tiện khi sử dụng, thời gian điều trị ngắn, thích hợp với những người bận rộn.
  • Lựa chọn đa dạng với nhiều loại thuốc dạng bôi, viên uống, dạng đặt.

Nhược điểm:

  • Thuốc chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ, không tiêu diệt nấm tận gốc nên dễ tái phát.
  • Tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ như dị ứng, kích ứng, tiêu chảy.
  • Một số biến thể của nấm sẽ kháng thuốc và không phản ứng với các loại thuốc thông thường.
  • Thuốc kháng nấm gây ảnh hưởng tới các lợi khuẩn, làm mất sự cân bằng vi khuẩn trong môi trường âm đạo.

Đối tượng áp dụng:

  • Tất cả các đối tượng được chẩn đoán bị nhiễm nấm candida.
  • Người bị nhiễm trùng lan rộng sang nhiều bộ bộ phận khác.
  • Người có hệ miễn dịch yếu.
  • Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3 trở đi và phụ nữ sau sinh điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bị nhiễm nấm candida tái phát nhiều lần. 

Chữa nhiễm nấm candida tại nhà

Những trường hợp bị nhiễm nấm candida ở mức độ nhẹ nên tham khảo thêm các cách chữa nấm candida bằng những nguyên liệu tại nhà như sau:

  • Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, giúp tạo ra môi trường âm đạo khỏe mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm men gây bệnh. Mỗi ngày ăn 1 hộp sữa chua không đường sẽ giúp triệu chứng của bệnh được cải thiện.
  • Tinh dầu oregano: Tinh dầu oregano (dầu cây húng quế) có chứa hoạt chất kháng nấm cực mạnh thymol và carvacrol. Hoạt chất này có tác dụng chống nhiễm trùng và giết chết nấm gây hại. Người bệnh cho 2-3 giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình trong vòng 10 phút.
  • Giấm táo: Giấm táo giúp điều chỉnh nồng độ pH trong âm đạo và chống vi khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị nấm candida. Người bệnh pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1-1 và dùng bông gòn thấm dung dịch để thoa lên vùng bị nhiễm.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có chứa các axit béo chuỗi trung bình, giúp kháng khuẩn, tiêu diệt nấm men và cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo. Hàng ngày người bệnh thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống của mình để kiểm soát bệnh từ bên trong.
Sử dụng dầu dừa để loại bỏ nấm candida
Sử dụng dầu dừa để loại bỏ nấm candida

Việc sử dụng các nguyên liệu dân gian để điều trị nấm candida có những ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm: 

  • Nguyên liệu tự nhiên, an toàn, ít gây tác dụng phụ so với thuốc Tây y.
  • Phù hợp với những trường hợp bị nhiễm nấm ở mức độ nhẹ.
  • Các nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, giúp việc điều trị trở nên thuận tiện hơn.
  • Điều trị chủ động, người bệnh tự quản lý việc chữa nấm candida tại nhà.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không cao đối với trường hợp nặng.
  • Thời gian điều trị lâu, cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
  • Nguy cơ tái phát nấm candida sau khi điều trị rất cao.
  • Nếu không áp dụng đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

Đối tượng áp dụng:

  • Người có triệu chứng nhiễm nấm candida ở mức độ nhẹ.
  • Người từng mắc nấm candida và sử dụng các mẹo dân gian thành công.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu được chẩn đoán nhiễm nấm candida nhưng không thể dùng thuốc.

Điều trị bệnh bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng

Song song với quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.

Thực phẩm nên dùng: Người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Đồng thời sử dụng những thực phẩm có tính kháng viêm diệt khuẩn để điều trị nấm từ bên trong.

  • Rau củ quả: Các loại rau củ quả bao gồm cam, dứa, kiwi, cà rốt, đu đủ, xoài chín, cà chua, bông cải xanh, rau bina,… rất giàu vitamin A, C, giúp ngăn ngừa nấm candida phát triển, chống viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt lanh, hạt bí đỏ, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt cải… rất giàu vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3, tinh dầu, chất xơ, chất chống oxy hóa. Những hợp chất này giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại sự tấn công của vi khuẩn, rất tốt cho người bị nấm candida.
  • Thực phẩm có tính kháng khuẩn: Những thực phẩm bao gồm mật ong, hành tây, tỏi, nghệ, quế, gừng,… đều có tính kháng viêm diệt khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để phòng ngừa và chống lại bệnh nấm candida.
  • Các loại tinh dầu: Một số loại tinh dầu có tác dụng cải thiện triệu chứng của nhiễm nấm candida bao gồm: Dầu Oregano (dầu húng quế), dầu dừa, dầu tràm,… Những loại dầu này có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và có lợi cho hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Thực phẩm không nên dùng: Nấm candida sẽ phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, nhiều đường và tinh bột. Vì vậy người bệnh cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm ngọt: Những loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột sẽ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển mạnh mẽ. Vì vậy người bệnh nên hạn chế dùng bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa, mứt, hoa quả sấy,…
  • Đồ chiên rán, cay nóng: Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng sẽ thúc đẩy nấm candida phát triển mạnh mẽ và khiến tình trạng tổn thương, viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chất kích thích: Rượu bia thuốc lá khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo. Từ đó khiến bệnh nấm candida phát triển mạnh mẽ và khó điều trị dứt điểm.
  • Thực phẩm lên men: Những loại đồ ăn như: Dưa muối, rau củ muối, kim chi, bánh mì, pho mát, nước tương, thịt chua, nem chua, giăm bông… đều có tính axit cao. Chúng tạo điều kiện cho nấm candida phát triển và rất dễ tái phát.
Người bị nhiễm nấm candida không nên sử dụng các đồ muối chua lên men
Người bị nhiễm nấm candida không nên sử dụng các đồ muối chua lên men

Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm candida tái phát

Để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa nấm candida tái phát, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng bằng cách rửa với nước sạch và dung dịch vệ sinh có tính kiềm nhẹ, không thụt rửa vào sâu bên trong. Sau khi lau khô vùng kín rồi mới mặc quần áo.
  • Không mặc đồ lót quá chật hoặc vẫn còn ẩm ướt, nên chọn loại quần được làm bằng vải cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Phòng tránh lây nhiễm nấm candida bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ. Đặc biệt, nếu đang trong giai đoạn điều trị nấm candida vùng kín, người bệnh không nên quan hệ dưới bất cứ hình thức nào.
  • Khi đi vệ sinh nên dùng giấy hoặc khăn sạch để lau khô, không lau từ hậu môn ra trước để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào bộ phận sinh dục.
  • Không lạm dụng các chất tẩy rửa hoặc dùng nước hoa vùng kín. Bởi điều này sẽ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, giảm tiêu thụ đường, chất béo, đồ ăn cay nóng và các chất kích thích khác.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiểm soát lượng đường huyết bởi nếu đường huyết tăng quá cao và không kiểm soát được sẽ khiến nấm men phát triển nhanh hơn.
  • Tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya, căng thẳng, stress,…

Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh trả lời câu hỏi nấm candida có tự khỏi không? Để điều trị triệt để và phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Đồng thời tích cực thăm khám phụ khoa từ 3-6 tháng/lần để sớm phát hiện mầm mống gây bệnh và điều trị từ sớm.

Array
Nấm Candida Có Lây Không? Phòng Ngừa Bệnh Như Thế Nào?

Nấm Candida Có Lây Không? Phòng Ngừa Bệnh Như Thế Nào?

Nấm candida là tác nhân chính gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là một loại nấm men có khả năng phát triển nhanh về số lượng và...
Ưu điểm bài thuốc trong chữa viêm nấm âm đạo

[Khám Phá] Cơ Chế, Phác Đồ Diệp Phụ Khang Chữa Viêm Nấm Âm Đạo

Diệp Phụ Khang là bài thuốc viêm nấm âm đạo được hàng triệu phụ nữ Việt tin tưởng, truyền tai...

1 Tháng Uống 5 Lần Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Sao Không?

1 Tháng Uống 5 Lần Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Sao Không?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc dùng để ngừa thai khi nữ giới có phát sinh quan hệ tình...

Bí quyết giúp phái đẹp lấy lại cân bằng nội tiết từ bài thuốc nam gia truyền

Nội tiết tố là yếu tố quyết định sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý của phái đẹp. Cũng bởi...

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp ngừa thai trong những tình huống đặc biệt dành cho phụ nữ....

Thời Gian Ủ Bệnh Nấm Candida Bao Lâu Thì Phát Hiện Triệu Chứng?

Thời Gian Ủ Bệnh Nấm Candida Bao Lâu? Yếu Tốt Khiến Bệnh Phát Triển

Nấm Candida có tên đầy đủ là Candida Albicans - một loại nấm men phổ biến, tồn tại xung quanh...