Nhiễm Nấm Candida Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Khoa Phụ khoaNguyên Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Nấm candida là một loại nấm men sống ở cơ thể người. Chúng sống chủ yếu ở môi trường ẩm ướt. Vì vậy bộ phận sinh dục của nữ giới chính là nơi được nấm candida ký sinh phát triển nhiều nhất. Khi phát hiện bị nhiễm nấm, rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng không biết nấm candida có nguy hiểm không? Nội dung sau đây của Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc sẽ giải đáp thắc mắc  này của người bệnh.

Ai dễ bị nhiễm bệnh nấm candida?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm nấm candida. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn người khác:

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu, bị mắc bệnh HIV hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người dùng nhiều thuốc kháng sinh khiến cho hệ vi sinh trong cơ thể bị thay đổi, tạo điều kiện cho nấm dễ phát triển.
  • Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm nấm candida do sự thay đổi của hormone và sự gia tăng dịch của âm đạo trong suốt thai kỳ.
  • Người dùng corticosteroid quá thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Đối tượng bị bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida ở vùng kín và miệng.
  • Người tiêu thụ quá nhiều đường sẽ tạo môi trường thích hợp để nấm candida phát triển.
  • Người vệ sinh cơ thể không sạch sẽ hoặc sai cách dễ làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm candida và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm nấm candida
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm nấm candida

Nấm candida có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, nấm candida sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần chủ động điều trị từ sớm để phòng tránh bệnh tiến triển nặng và lây lan sang những cơ quan khác. Tuy nhiên, khi nấm phát triển quá mức trong cơ thể, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm nếu bệnh tái phát thường xuyên và không được điều trị dứt điểm:

Ảnh hưởng đến việc thụ thai

Nấm candida phát triển quá mức làm mất cân bằng nồng độ pH trong âm đạo. Từ đó tạo ra môi trường axit hoặc môi trường kiềm và tăng tiết khí hư khiến cho tinh trùng khó tồn tại trong âm đạo. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn của cả nam và nữ.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Người bệnh bị nhiễm nấm candida khi mang thai nếu không được điều trị tích cực sẽ dễ bị lây nhiễm sang cho trẻ trong quá trình sinh thường. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm candida ở trẻ sơ sinh và nhiều vấn đề khác về miệng, mắt, đường hô hấp.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Khi bị nhiễm nấm candida người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi quan hệ, vùng kín có mùi hôi chua khó chịu, làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Bên cạnh đó bệnh còn ảnh hưởng tới bàng quang, gây ra hiện tượng tiểu dắt, tiểu buốt.

Tăng nguy cơ viêm diễn diện rộng

Vùng kín bị viêm nhiễm do nấm trong thời gian dài không được điều trị sẽ dẫn tới những bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng hơn như: Viêm âm đạo, viêm niêm mạc âm đạo, viêm niêm mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phụ khoa toàn diện,…

Nấm candida không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều bệnh viêm phụ khoa khác
Nấm candida không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều bệnh viêm phụ khoa khác

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Nhiễm nấm candida xâm lấn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho các cơ quan nội tạng, gây viêm niêm mạc dạ dày và ruột. Tình trạng này khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau bên dưới rốn, tăng nguy cơ bị bệnh viêm đại tràng.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Người bị nhiễm nấm candida cần đi gặp bác sĩ trong những tình huống sau:

  • Triệu chứng lâu dài, không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà: Người bệnh đã tự điều trị bệnh tại nhà trong một thời gian nhưng không thuyên giảm thì cần đi thăm khám bác sĩ ngay.
  • Trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu bị nhiễm bệnh: Đối trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm hệ miễn dịch nhiễm nấm candida thì không tự chữa tại nhà mà cần đi khám bác sĩ để được điều trị được đúng cách.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng nội tiết: Người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng nội tiết do nấm candida như sốt cao, co giật, tính cách thay đổi,…cần nhanh chóng đến gặp bệnh viện để được kiểm tra.
  • Triệu chứng xuất hiện sau khi dùng kháng sinh hoặc corticosteroid: Người bệnh sử dụng kháng sinh hoặc corticosteroid, sau đó xuất hiện triệu chứng của nấm candida như nổi mảng đỏ trên da, ngứa ngáy, xuất hiện các nốt sần, mụn mủ,… thì cần thăm bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị và kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay không.
Nên đi khám bác sĩ nếu bệnh không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà
Nên đi khám bác sĩ nếu bệnh không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà

Cách thức phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh

Để phòng ngừa và ngăn không cho bệnh nấm candida tiến triển nặng, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc điều trị nấm candida theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý từ người có chuyên môn.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
  • Luôn để vùng kín được khô thoáng, sạch sẽ, không mặc đồ lót còn ẩm ướt, không mặc trang phục quá chật, bó sát gây bí bách.
  • Trong thời kỳ bị kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh thường xuyên 3-4 tiếng một lần. Không dùng các loại băng vệ sinh có mùi thơm hoặc nước hoa vùng kín để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Trong thời gian điều trị nấm candida không nên quan hệ tình dục. Sau thời gian điều trị bạn nên dùng bao cao su để quan hệ.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sữa chua và uống nhiều nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Cắt giảm tinh bột, đường, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ muối chua lên men và các chất kích thích để kiểm soát sự phát triển của nấm men.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tránh thức khuya ngủ muộn, hạn chế căng thẳng stress để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc nấm candida có nguy hiểm không. Tóm lại, bệnh sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường của sức khỏe, người bệnh cần chủ động đi khám bác sĩ từ sớm để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Xem Thêm:

Array
Diệp Phụ Khang có tốt không?

Diệp Phụ Khang Chữa Bệnh Phụ Khoa Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Gần đây, bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa bệnh phụ khoa đang thu hút sự chú ý, quan tâm của...

Cấy Que Tránh Thai Bị Rong Kinh Có Nguy Hiểm Không?

Rong kinh sau khi cấy que tránh thai là một hiện tượng thường thấy ở chị em sau khi thực...

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Trước Khi Quan Hệ Hay Sau Khi Quan Hệ?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp ngừa thai trong những tình huống đặc biệt dành cho phụ nữ....

Dấu Hiệu Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Thành Công 

Dấu Hiệu Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Thành Công 

Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, rất nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng không biết liệu thuốc...

Diệp Phụ Khang Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Không Diệt Tuyến

Bài thuốc Diệp Phụ Khang chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp...