Giang Mai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Từng Giai Đoạn Và Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Khoa Nam họcNguyên Phó giám đốc Chuyên môn Trung tâm Công nghệ cao Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Giang mai (Syphilis) là bệnh lây nhiễm đường tình dục nguy hiểm và đang ngày càng phổ biến. Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn với các triệu chứng khác nhau, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng. Để giúp nam nữ giới hiểu rõ về bệnh lý này, dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa, điều trị an toàn.

Bệnh giang mai là gì? Lây qua đường nào?

Giang mai (Syphilis) là bệnh tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh gây nên những triệu chứng khó chịu và dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh lây qua các đường sau:

  • Quan hệ tình dục: Quan hệ không an toàn với người mắc bệnh là con đường dễ gây lây lan nhất. Cụ thể, xoắn khuẩn giang mai có trong da và niêm mạc tại các cơ quan sinh dục người bệnh sẽ truyền sang và gây bệnh khi tiếp xúc thân mật.
  • Đường máu: Bệnh lây qua khi truyền máu của người bệnh hoặc dùng chung kim tiêm. Nếu lây nhiễm qua đường máu rất nguy hiểm, người bệnh sẽ trực tiếp có triệu chứng ở giai đoạn thứ 2.
  • Viêm nhiễm gián tiếp: Do sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị giang mai như khăn tắm, khăn mặt, dao cạo, đồ lót, bấm móng tay.
  • Lây từ mẹ sang con: Bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, có thể thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ hoặc nhiễm khi chui qua đường sinh nở tự nhiên.
giang mai
Syphilis là bệnh lây nhiễm đường tình dục nguy hiểm

Nguyên nhân bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh là do loại xoắn khuẩn Treponema pallidum. Xoắn khuẩn có hình lò xo khoảng 6 – 147 vòng xoắn, phát triển mạnh ở khoảng 37 độ C. Nghiên cứu Y học phát hiện Treponema pallidum rất yếu, chết ngay ở nhiệt độ phòng từ 20 – 30 độ C và chết sau 30 phút ở nhiệt độ 45 độ C. Ngoài ra, các loại xà phòng và chất tẩy rửa, sát khuẩn sẽ tiêu diệt được vi khuẩn giang mai trong vài phút.

Dấu hiệu giang mai

Triệu chứng giang mai mỗi giai đoạn sẽ rất khác nhau. Hiện Y học phân chia bệnh theo 5 giai đoạn chính như sau:

Giang mai giai đoạn 1

Đây là giai đoạn dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất. Sau 3 – 4 tuần bị lây nhiễm, cơ thể xuất hiện các tổn thương đặc trưng. Cụ thể biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn 1 như sau:

  • Xuất hiện săng giang mai: Săng giang mai là gì? Đây là vết loét không đau, hình tròn hoặc hình bầu dục, không có gờ cao, màu đỏ tươi và mặt cứng. Săng thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé và ở mép âm hộ nữ giới. Dấu hiệu giang mai ở nam giai đoạn 1 là xuất hiện săng giang mai ở miệng sáo, dương vật, quy đầu, bìu.
  • Xuất hiện hạch giang mai: Các nốt hạch sưng to, thường xuất hiện ở bẹn, tập trung thành chùm, trong đó sẽ có 1 hạch to nhất gọi là hạch chúa.

Vết thương săng giang mai giai đoạn 1 thường tự lành trong 3 – 10 tuần. Nếu người bệnh chủ quan, không phát hiện để điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2 – Thứ phát

Đây cũng là giai đoạn dễ lây nhiễm bệnh cho người khác. Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 sẽ bắt đầu sau 1.5 – 5 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng săng giang mai.

  • Đào ban giang mai: Các nốt đỏ hồng xuất hiện rải rác trên cơ thể.
  • Sẩn giang mai: Nốt sẩn màu đỏ hồng, hơi thẫm, có vảy viền xung quanh như vảy nến, một số sẩn dạng trứng cá hoặc sẩn dạng hoại tử. Xuất hiện tại các khu vực như bộ phận sinh dục, hậu môn.

Ngoài ra, một số dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ và nam giới trong giai đoạn này còn có: Sưng hạch bạch huyết, sốt, rụng tóc, đau nhức khớp, đau đầu, mệt mỏi, điếc 1 bên, viêm màng bồ đào, liệt thần kinh mắt.

giang mai
Các nốt đỏ hồng xuất hiện rải rác trên cơ thể

Giai đoạn tiềm ẩn bệnh

Giai đoạn này có thể xảy ra trước hoặc sau 1 năm bị nhiễm bệnh. Lúc này, tuy cơ thể không có triệu chứng rõ rệt nhưng bệnh vẫn đang phát triển, có thể phát hiện qua xét nghiệm huyết thanh.

Giang mai giai đoạn cuối – Giai đoạn tam phát

Ở giai đoạn này sẽ biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ như sau:

  • Xuất hiện gôm giang mai: Là các khối tròn có cấu trúc cứng, có gờ tạo ranh giới rõ ràng với các vùng da lành xung quanh.
  • Tổn thương các bộ phận: Vi khuẩn tấn công và gây tổn thương tim mạch, thần kinh trong cơ thể.

Biến chứng do bệnh gây ra

Nếu không điều trị sớm, xoắn khuẩn của bệnh sẽ tấn công và làm tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây ra các biến chứng như:

  • Xuất hiện khối u nhỏ: Đây gọi là u bã đậu, có thể phát triển trên da, gan hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. U bã đậu thường xuất hiện ở người bệnh giai đoạn cuối.
  • Nhiễm HIV: Chuyên gia cho biết, người mắc bệnh giang mai sẽ có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 5 lần. Do các vết loét bệnh gây ra sẽ chảy máu liên tục, tạo điều kiện HIV xâm nhập trong quá trình quan hệ.
  • Gây vấn đề thần kinh: Người bệnh gặp các vấn đề về thần kinh như đau đầu, mất thính lực, mù lòa, viêm màng não, sa sút trí tuệ, rối loạn chức năng tình dục,…
  • Biến chứng thai nhi: Phụ nữ đang mang thai bị giang mai sẽ lây truyền sang thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc trẻ tử vong sau khi sinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các chuyên gia khuyến nghị nam nữ nên thăm khám bệnh tình dục định kỳ để phát hiện sớm nếu không may mắc phải. Ngoài ra, những trường hợp dưới đây sẽ cần đến bệnh viện ngay để tiến hành chẩn đoán bệnh:

  • Phát hiện đã quan hệ với người bị bệnh.
  • Cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh.
  • Bản thân đã quan hệ tình dục nhưng chưa từng kiểm tra bệnh.

Chẩn đoán bệnh giang mai ở nam và nữ

Để chẩn đoán chính xác giang mai ở nam và nữ giới, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm dưới đây:

  • Thử nghiệm huyết thanh STS: Xét nghiệm nhằm sàng lọc và kiểm tra sự tồn tại của kháng thể bệnh ở trong huyết thanh.
  • Soi kính hiển vi trường tối: Xét nghiệm được chỉ định cho bệnh nhân nghi mắc giang mai giai đoạn đầu. Lúc này các xoắn khuẩn chưa xâm nhập sâu nên có thể soi bằng kính hiển vi trường tối. Bác sĩ sẽ lấy mẫu thử từ vết loét trên da, dịch niệu đạo, dịch âm đạo.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ triệu chứng thần kinh do bệnh này gây ra. Bác sĩ lấy dịch não tủy bằng thủ thuật dọc dò ở thắt lưng.
  • Sàng lọc RPR: Đây là phương pháp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ bắt đầu tự sản sinh kháng thể chống lại bệnh. Phương pháp RPR sẽ giúp phát hiện ra kháng thể này.
giang mai
Thử nghiệm huyết thanh STS

Đối tượng nguy cơ bị bệnh cao

Bất cứ ai quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh này, tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Người quan hệ tình dục không áp dụng các biện pháp an toàn.
  • Những người quan hệ tình dục nhiều bạn tình.
  • Quan hệ tình dục đồng tính.
  • Người sử dụng đồ cá nhân chung với người khác.
  • Tiêm chích chung kim tiêm.
  • Mẹ bầu bị giang mai không điều trị khỏi sẽ lây sang con.

Điều trị bệnh giang mai

Phương pháp được ứng dụng trong điều trị bệnh giang mai là dùng Penicillin – Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn trong các giai đoạn. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn sẽ có liệu trình khác nhau như:

  • Giai đoạn sơ cấp, thứ phát và tiềm ẩn (dưới 1 năm): Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 1 lần kháng sinh Penicillin.
  • Giai đoạn bệnh tam phát (trên 1 năm): Bác sĩ chỉ định tiêm liều bổ sung.

Sử dụng Penicillin cũng là phương pháp điều trị duy nhất được áp dụng cho phụ nữ mang thai bị bệnh.

Lưu ý:

  • Trong những ngày đầu điều trị với Penicillin, người bệnh sẽ gặp phản ứng Jarisch-Herxheimer (có triệu chứng ớn lạnh, sốt, buồn nôn, đau đầu, nhức mỏi). Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày.
  • Với người bệnh dị ứng Penicillin, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng khác sinh khác hoặc dùng thuốc giải mẫn cảm với Penicillin.
giang mai
Penicillin giúp kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn trong các giai đoạn

Sau khi được điều trị với thuốc, người bệnh cần được theo dõi sát sao. Bác sĩ sẽ yêu cầu:

  • Xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra, đảm bảo người bệnh đáp ứng với liều lượng thuốc Penicillin đang sử dụng.
  • Không quan hệ tình dục đến khi kết thúc điều trị và các xét nghiệm cho kết quả khẳng định bệnh đã khỏi.
  • Thông báo với bạn tình để họ kiểm tra bệnh và điều trị nếu mắc phải.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Nam giới và nữ giới thực hiện các phương pháp sau đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh: Chung thủy quan hệ 1:1, sử dụng bao cao su, không dùng chất kích thích khi quan hệ.
  • Không dùng chung đồ cá nhân: Bao gồm những đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dũa móng tay, bấm móng tay,…
  • Bà bầu bị bệnh cần thông báo bác sĩ: Đối với những phụ nữ phát hiện mắc bệnh khi đang mang bầu, cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp chăm sóc bản thân và ngăn lây nhiễm cho thai nhi.
  • Thăm khám định kỳ: Bác sĩ khuyến nghị mỗi năm cần khám bệnh tình dục này 1 lần, đối với người đã từng mắc và đã được chữa khỏi, nên khám 6 tháng/lần để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe.

Đây là bệnh tình dục nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị với phương pháp phù hợp. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên nam giới và nữ giới cần theo dõi sức khỏe và thăm khám bệnh định kỳ hằng năm, bên cạnh đó, áp dụng nghiêm túc các hướng dẫn phòng ngừa bệnh bác sĩ đã chia sẻ trong bài viết.

Câu hỏi liên quan về bệnh

Dưới đây là giải đáp về một số vấn đề liên quan đến bệnh tình dục giang mai giúp nam – nữ giới hiểu rõ hơn về bệnh tình dục này.

Giang mai ủ bệnh bao lâu?

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 – 4 tuần (khoảng 9 – 90 ngày). Lúc này bắt đầu xuất hiện các săng giang mai qua nốt hình trọng với kích thước 2cm, không đau và không có gờ nổi cao. Phát hiện trong giai đoạn này sẽ giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.

Bị giang mai ngứa không?

Chuyên gia cho biết, bệnh này không gây ngứa. Dấu hiệu của bệnh giang mai ở nam và nữ giới ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau, nhưng triệu chứng chung là nổi mụn giang mai, phát ban giang mai, xuất hiện vết loét giang mai,… màu đỏ hoặc nâu, có kích thước bằng đồng xu, xuất hiện giang mai ở môi, ở tay, giang mai miệng, ở dương vật, âm hộ,… mà không gây ngứa.

Bệnh có tái phát không?

Bệnh nếu phát hiện sớm, điều trị phù hợp trong 1 – 2 tuần đầu sẽ có thể điều trị dứt điểm, giảm khả năng tái phát dai dẳng.

Giang mai là bệnh nguy hiểm, dễ dàng lây truyền qua nhiều con đường như tình dục, đường máu, đường mẹ con hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân. Chủ động áp dụng các phương pháp phòng tránh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, cần thăm khám định kỳ và điều trị sớm khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Tài liệu tham khảo:

benh giang mai co chua duoc khong

Bệnh Giang Mai Có Chữa Được Không? Cách Chữa Thế Nào?

Giang mai là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm....

thoi gian u benh lau

Thuốc Tiêm Bệnh Lậu Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Chi Tiết

Thuốc tiêm bệnh lậu bao nhiêu tiền được rất nhiều người quan tâm. Bởi không ít người bệnh thuộc đối...

cach chua benh lau

16 Cách Chữa Bệnh Lậu Hiệu Quả Cho Cả Nam Và Nữ Giới

Các thông tin về bệnh lậu và cách chữa trị luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của cả...

tu the quan he

20 Tư Thế Quan Hệ Giúp Cặp Đôi Hưng Phấn Kéo Dài Cuộc Yêu

Tư thế quan hệ là một trong những yếu tố giúp tăng lửa cho cuộc yêu và giúp cặp đôi...

Cách Làm Tình Cho Chàng Yêu Bạn Nhiều Hơn Với 12 Tuyệt Chiêu

Để có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, ngoài chăm chút cho gia đình, cho vẻ đẹp thì chị em...