Thời Gian Ủ Bệnh Nấm Candida Bao Lâu? Yếu Tốt Khiến Bệnh Phát Triển
Nấm Candida có tên đầy đủ là Candida Albicans – một loại nấm men phổ biến, tồn tại xung quanh chúng ta. Khi xâm nhập vào cơ thể, nấm Candida sinh sống ở da, khoang miệng và bộ phận sinh dục. Ở điều kiện bình thường, chúng sống cân bằng cùng nhiều loại vi sinh khác. Nhưng nếu gặp yếu tố thuận lợi, nấm Candida phát triển mạnh mẽ và phát triển thành bệnh. Vậy thời gian ủ bệnh nấm Candida là bao lâu? Câu trả lời ở ngay bên dưới.
Thời gian ủ bệnh nấm Candida là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh nấm Candida kéo dài bao lâu mới bùng phát bệnh? Bác sĩ chuyên khoa cho biết, không xác định được chính xác thời gian ủ bệnh của nấm Candida. Trên thực tế, chúng tồn tại sẵn trong cơ thể người và khu trú tại những bộ phận như: Họng, lưỡi, đường sinh dục, đường ruột,…
Khi cơ thể cân bằng, nấm Candida tồn tại song song với các loại khuẩn và không gây bất kỳ nguy hiểm nào. Chỉ khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, nấm Candida phát triển mạnh mẽ. Chúng tấn công các lợi khuẩn, khiến niêm mạc bị viêm nhiễm, xuất hiện những mảng trắng như bã đậu kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát.
Yếu tố khiến nấm Candida phát bệnh
Thời gian ủ bệnh nấm Candida bao lâu phụ thuộc vào một số yếu tố, cụ thể:
- Vệ sinh cá nhân kém:
Nấm Candida thường sống trong môi trường ẩm ướt. Nếu vùng da luôn trong trạng thái bí bách, đặc biệt là vùng kín dễ tạo cơ hội cho nấm phát triển mạnh, ủ bệnh lâu. Ngoài ra việc vệ sinh cá nhân kém, thụt rửa âm đạo quá sâu, không vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ,… cũng là yếu tố gia tăng khả năng bị nhiễm trùng nấm men.
Nam giới ít vệ sinh dương vật, mặc đồ lót quá chật, tiếp xúc lâu với nước bẩn,… dễ bị nấm dương vật.
Bên cạnh đó, nấm Candida còn có ở răng miệng. Việc vệ sinh không đúng cách, niềng răng, đeo răng giả cũng tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển.
- Tiếp xúc với người bị bệnh
Quan hệ tình dục không an toàn là cơ hội lây nhiễm nấm Candida thường gặp nhất. Người khỏe mạnh bình thường quan hệ với người bị bệnh sẽ lây nấm men. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài khoảng một tuần trước khi xuất hiện triệu chứng.
- Hệ miễn dịch yếu
Những người hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh nền như: Tiểu đường, HIV-AIDs, phụ nữ đang mang thai, người đang thực hiện hóa trị/xạ trị ung thư,… Nấm Candida dễ phát triển mạnh hơn, tấn công vào cơ thể người, tiêu diệt lợi khuẩn và gây bệnh cho con người.
Những trường hợp này, thời gian ủ bệnh nấm Candida sẽ ngắn hơn, nhanh chóng có biểu hiện ngứa ngáy, nổi bợn trắng ở vị trí nhiễm bệnh.
- Lạm dụng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh lâu ngày, đặc biệt là Corticoid có khả năng tiêu diệt các lợi khuẩn trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng vi sinh, tạo cơ hội cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ.
- Ăn uống sinh hoạt kém khoa học
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc lây nhiễm và ủ bệnh nấm Candida. Thường xuyên dùng đồ nóng, nhiều gia vị, các loại nước uống rượu, bia,… khiến nhiệt độ môi trường vùng kín tăng. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm men sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, thời gian ủ bệnh ngắn và bùng phát triệu chứng nhanh.
- Đọc Thêm: Bị Nấm Candida Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Cách phòng ngừa và điều trị nấm candida
Như đã trả lời ở đầu, không thể xác định chính xác thời gian ủ bệnh nấm Candida vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và gặp đúng tác nhân kích thích. Vì vậy người bệnh nên biết cách điều trị khi không may nhiễm nấm và luôn có biện pháp phòng ngừa trong cuộc sống hằng ngày.
Điều trị nấm Candida
Nhiễm nấm Candida không thể tự khỏi mà cần có biện pháp điều trị để ngăn chặn nấm phát triển và lây lan ra các vùng xung quanh. Ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, điều trị nấm Candida bằng cách dùng kháng sinh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp bị nhiễm nấm nhẹ hoặc lần đầu bị nấm. Việc dùng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn, liều lượng của bác sĩ kê đơn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc kháng sinh được kê đơn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ quan bị nhiễm nấm, cụ thể:
- Nhiễm nấm Candida ở miệng: Clotrimazole và Nystatin dạng bôi hoặc trường hợp nặng phối hợp thêm Itraconazole và Fluconazole cho đường uống.
- Nhiễm nấm Candida ở vùng thực quản: Chỉ dùng Itraconazole và Fluconazole cho đường uống.
- Nhiễm nấm Candida trên da: Dùng Miconazole, Clotrimazole, Nystatin, Ketoconazole,… luôn giữ làn da thông thoáng, sạch sẽ.
- Nhiễm nấm Candida ở vùng kín: Miconazole hoặc Clotrimazole bào chế dạng viên. Người bệnh đặt thuốc vào âm đạo. Ngoài ra, kết hợp dùng thêm thuốc uống như Itraconazole và Fluconazole. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không dùng thuốc này. Quá trình dùng thuốc cần kiêng quan hệ tình dục, không uống rượu bia.
- Nhiễm nấm Candida toàn thân: Dùng Voriconazole hoặc Fluconazole tiêm vào tĩnh mạch. Nếu người bệnh bị suy giảm bạch cầu cần dùng thêm thuốc Micafungin hoặc Caspofungin.
- Phụ nữ mang thai nhiễm nấm: Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuộc nào, thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Xem Thêm: Top 7 Thuốc Bôi Trị Nấm Candida Vùng Kín Dứt Điểm Cho Người Bệnh
Ngoài ra, điều trị nấm men Candida hiện nay còn ứng dụng công nghệ ánh sáng sinh học hiện đại. Phương pháp giúp tăng hiệu quả tiêu viêm, diệt nấm, hỗ trợ tái tạo tế bào mới, nhanh chóng phục hồi những tổn thương ở vị trí nhiễm bệnh.
Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm nấm Candida
Để tránh nhiễm nấm và tránh kéo dài thời gian ủ bệnh nấm Candida, người bệnh cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa hữu ích ngay dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô thoáng. Không thụt rửa âm đạo quá sâu, gây nhiễm trùng nấm nặng hơn.
- Với nam giới nên cắt sớm bao quy đầu nếu bị dài/hẹp/nghẹt, để việc vệ sinh được sạch sẽ không bị cản trở, tránh gây tích tụ cặn sinh dục là môi trường thuận lợi để nấm men phát triển.
- Lựa chọn những sản phẩm vệ sinh vùng kín an toàn cho cả nam và nữ. Sau khi tắm rửa cần dùng khăn bông lau khô cơ thể, đặc biệt là vùng kín trước khi mặc đồ.
- Quan hệ tình dục lành mạnh 1 vợ 1 chồng và hoạt động với tần suất khoa học.
- Trong sinh hoạt cá nhân, không dùng chung những đồ vệ sinh với người khác: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, bông tắm và đặc biệt là đồ lót.
- Tránh mặc đồ lót quá chật, nên chọn đồ lót và trang phục ngoài làm bằng chất liệu mềm mại, thoáng khí, cotton.
- Không mặc đồ ướt như đồ sau khi bơi, trang phục sau khi vận động mạnh đồ mồ hôi quá lâu.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp thấy những triệu chứng bất thường của cơ thể hãy đi thăm khám cẩn thận để có hướng xử lý tốt nhất.
- Khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng một lần, theo dõi sức khỏe và sớm điều trị bệnh.
Với những thông tin trên đây của bác sĩ chuyên khoa hẳn bạn đọc đã biết thời gian ủ bệnh nấm Candida là bao lâu, những yếu tố tác động, phương pháp điều trị. Nhiễm nấm Candida không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại phổ biến và dễ để lại biến chứng. Do đó mọi người hãy luôn chủ động, phòng tránh trong cuộc sống.
Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Nấm Candida Sống Được Bao Lâu? Cách Tiêu Diệt Nấm Ngừa Tái Phát
- Phương Pháp Chẩn Đoán Và Xét Nghiệm Nấm Candida Hiện Nay