Phương Pháp Chẩn Đoán Và Xét Nghiệm Nấm Candida Hiện Nay
Nấm candida là một loại nấm men có kích thước nhỏ, trú ngụ tại nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có da, đường ruột, miệng và vùng kín. Một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả đó là thực hiện xét nghiệm nấm candida. Bài viết sau của Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc sẽ cùng người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Khi nào cần thực hiện các xét nghiệm nấm candida?
Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm nấm candida khi có những dấu hiệu bất thường sau:
- Vùng kín xuất hiện nhiều cặn màu trắng như bã đậu, có mùi hôi, chua, khó chịu.
- Âm đạo ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ, cơn ngứa xuất hiện nhiều vào ban đêm.
- Đau rát khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo tiết nhiều dịch, đồ lót luôn có hiện tượng ẩm ướt.
- Tiểu buốt, tiểu rắt.
- Có quan hệ không an toàn với người bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
- Người bệnh đã từng bị nhiễm nấm candida và tái phát nhiều lần.
Việc xét nghiệm đúng loại nấm và mức độ viêm nhiễm của nấm candida sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phương án điều trị phù hợp.
Các phương pháp xét nghiệm nấm candida hiện nay
Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp xét nghiệm cần thiết như sau:
- Soi tươi: Nghiền mẫu bệnh phẩm lấy từ người bệnh với nước muối sinh lý. Quan sát mẫu bệnh dưới kính hiển vi để xem có sự xuất hiện của nấm candida hay không. Nấm candida có màu trắng, hình tròn hoặc bầu dục, có thể có chồi hoặc không.
- Nuôi cấy: Nuôi cấy nấm trong môi trường thạch Sabouraud với nhiệt độ là 370 độ C.
- Nhuộm gram: Nấm candida sẽ bắt màu tím và soi được từ 3-5 bài tử nấm.
- Sinh học phân tử: Phương pháp xét nghiệm này giúp bác sĩ phân biệt được cụ thể loại nấm mà người bệnh mắc phải.
- Mô bệnh học: Quan sát mô bệnh ở trên lam kính nhuộm tế bào.
- Xét nghiệm máu: Xác định mức kháng thể chống lại nấm candida trong máu để xác định được mức độ nhiễm trùng.
- Xét nghiệm niêm mạc: Xét nghiệm niêm mạc miệng để xác định sự hiện diện của nấm candida.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm mẫu nước tiểu của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của nấm candida.
- Xét nghiệm kháng dịch: Được sử dụng để xác định kháng thể chống nấm candida.
Điều trị nấm candida chuẩn y khoa
Sau khi tiết hành các xét nghiệm nấm candida, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc đặc trị dưới đây:
Thuốc dạng uống:
- Thuốc Ketoconazole: Ketoconazole là thuốc kháng nấm thuộc nhóm azol có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm trong cơ thể. Người bệnh uống mỗi ngày từ 1-2 viên trong hoặc bữa ăn. Điều trị liên tục trong vòng 1 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất.
- Thuốc Fluconazole: Fluconazole là thuốc trị nấm được dùng để điều trị bệnh phụ khoa do nấm candida gây ra. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang hoặc dung dịch uống, có tác dụng tiêu diệt nấm coccidioides immitis, nấm candida và vi khuẩn gây viêm nhiễm. Người bệnh uống mỗi ngày 1 viên kéo dài trong vòng 1 tuần theo chỉ định của bác sĩ.
- Itranstad: Itranstad là thuốc dạng uống có chứa hoạt chất Itraconazol 100mg, giúp điều trị nấm candida toàn thân. Người bệnh uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên 100mg. Dùng liên tục trong 3 ngày hoặc theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Thuốc dùng tại chỗ:
- Thuốc Terbinafine: Terbinafine là thuốc trị nấm candida dạng kem bôi. Sản phẩm có chứa hoạt chất Terbinafin hydroclorid 1,0%, có tác dụng điều trị nấm candida ở da. Người bệnh bôi thuốc mỗi ngày 2 lần vào vùng da bị nhiễm bệnh. Dùng thuốc liên tục trong vòng 2 tuần để bệnh khỏi hẳn.
- Thuốc Miconazole: Miconazole có thành phần chính là miconazole nitrate, được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da và thuốc đặt âm đạo. Hoạt chất này có tác dụng kháng nấm candida và loại bỏ một số loại vi khuẩn, trực khuẩn gây bệnh. Người bệnh bôi thuốc hoặc đặt thuốc vào âm đạo, dùng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ có tác dụng hiệu quả.
- Thuốc Clotrimazole: Clotrimazole là thuốc chống nấm tại chỗ phổ rộng có tác dụng điều trị nấm candida và nhiều nhóm vi khuẩn khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên ngậm, kem bôi ngoài da và viên đặt âm đạo. Hoạt chất clotrimazole có liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, giúp tiêu diệt bào tử nấm và ngăn chúng tái phát.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nhiễm nấm candida như sau:
- Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là bộ phận sinh dục.
- Không mặc quần áo quá chật, nên chọn loại thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi.
- Rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh có độ pH nhẹ dịu để không làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên.
- Không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticosteroid trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không dùng các sản phẩm có mùi thơm tại khu vực này như xà phòng, tampon, nước hoa vùng kín, băng vệ sinh,…
- Bổ sung probiotic để tăng cường lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo.
- Giảm tiêu thụ đường để vì nấm candida sẽ phát triển trong môi trường có nhiều đường bột.
Xét nghiệm nấm candida là một dịch vụ quan trọng giúp xác định đúng chủng nấm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Bài đọc thêm:
- Mẹ Bầu Bị Nấm Candida: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Thích Hợp