Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Tư Vấn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpNguyên Trưởng khoa Xương Khớp Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Bệnh có thể khiến cho phần xương cột sống bị đau nhức, khó chịu, cản trở khả năng vận động. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Điều trị thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp, tuy không phải bệnh nan y nhưng điều trị tương đối khó khăn. Phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản và khả năng trị dứt điểm cũng cao hơn.

Bệnh này kéo dài dai dẳng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như: rối loạn cơ thắt (tiểu tiện không kiểm soát); teo chân tay; hội chứng chèn ép thần kinh; hội chứng đuôi ngựa và nguy hiểm nhất là bại liệt toàn thân. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Nhiều người bệnh quan tâm rằng: “Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”. Xét về lý thuyết, đĩa đệm đã gặp vấn đề (thoát vị, thoái hóa,…) thì không bao giờ trở lại như ban đầu được.

Dù người bệnh có áp dụng việc thay thế đĩa đệm hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn thì cũng chỉ là biện pháp tạm thời, không dứt điểm hoàn toàn được. 

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi phương pháp điều trị đều vô nghĩa. Điều trị sớm và theo lộ trình, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được các tình trạng bệnh (tỷ lệ thuyên giảm đến 80%).

Người bệnh sẽ không còn khó chịu với các triệu chứng đau buốt dai dẳng và vận động linh hoạt hơn.

Vấn đề “Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không và hiệu quả điều trị như thế nào?” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như:

  • Mức độ thoát vị đĩa đệm: Cũng như nhiều bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm càng dễ điều trị khi phát hiện ở những giai đoạn đầu. Khi đó, người bệnh có nhiều lựa chọn về phương pháp điều trị hơn. Ở những giai đoạn sau, khi bệnh diễn tiến nặng thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật
  • Sự kiên trì trong quá trình điều trị: Bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng đều cần thời gian lâu dài trong điều trị. Người bệnh cần kiên trì theo các phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, chủ động thay đổi lối sống, hạn chế bê vác nặng mới hỗ trợ điều trị nhanh chóng hơn.
  • Phương pháp điều trị đang lựa chọn: Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được lựa chọn tùy thuộc từng giai đoạn bệnh. Đôi khi, các phương pháp đem lại hiệu quả tùy thuộc cơ địa người bệnh. Do đó, bản thân người bệnh nên tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định điều trị. Không lạm dụng một phương pháp nào quá lâu nếu không thấy hiệu quả.

Chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?

“Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không và nên lựa chọn phương pháp nào?” Theo các chuyên gia y tế, phương pháp chữa trị bệnh ở mỗi người là khác nhau. Tốt nhất người bệnh nên đi khám khi thấy các biểu hiện của bệnh tại các cơ sở chuyên khoa.

Dựa vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm cần làm, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phù hợp với mức độ bệnh. 

Điều trị thoát vị đĩa đệ bằng thuốc

Sử dụng thuốc Tây y là biện pháp kiểm soát các cơn đau và điều trị tình trạng thoát vị tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không tự ý dùng thuốc mà phải có đơn kê của bác sĩ với liều lượng thích hợp. 

Nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách
Nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm đúng cách

Cụ thể, thường kê những nhóm thuốc sau cho người bệnh có chứng thoát vị đĩa đệm:

  • Thuốc giảm đau: Thường kê các thuốc nhóm NSAID (như ibuprofen, paracetamol,…). Tuy đều thuộc nhóm thuốc không kê đơn nhưng sử dụng nhóm thuốc này quá liều cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm (biến chứng về tim, chảy máu). Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc giảm đau
  • Thuốc giãn cơ: Giảm sự chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức vùng lưng, chân tay. Cụ thể là một số loại thuốc như amitriptyline; gabapentin; pregabalin;….
  • Vitamin, thuốc bổ sung canxi: Sử dụng thêm vitamin hoặc viên uống bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn. 

Tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà có các loại thuốc hỗ trợ khác nhau. Người bệnh cần điều trị đúng và đủ đợt để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả cao nhất.

Vật lý trị liệu

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu phải kể đến như: các bài tập căng cơ; massage; các bài tập aerobic; hoạt động thể thao như đi bộ, đạp xe; chườm lạnh/nóng; siêu âm trị liệu;….và một số phương pháp khác. 

Với phương pháp này, người bệnh phải điều trị dưới sự kiểm soát của bác sĩ có chuyên môn. Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh gặp các triệu chứng bất thường, cần thông báo với bác sĩ có chuyên môn để điều chỉnh cho hợp lý.

Phương pháp phẫu thuật cột sống

Không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật khi thuộc các nhóm đối tượng như: dây thần kinh bị chèn ép quá nhiều; hội chứng đuôi ngựa; điều trị phương pháp khác không hiệu quả;….

Tùy thuộc mức độ và thể trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp:

  • Mổ nội soi: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật và loại bỏ phần nhân nhầy đã thoát vị ra ngoài 
  • Mổ thường: Cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ (kính hiển vi,…) để giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép gây đau ở người bệnh

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ cần cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết để xác định cụ thể mức độ bệnh cũng như vị trí bị thoát vị

Điều trị bằng phương pháp sóng cao tần

Phương pháp này đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam. Điều trị bằng sóng cao tần có ưu điểm là tập trung chữa trị khu vực đĩa đệm bị tổn thương, không ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Đồng thời, thời gian chữa trị tương đối nhanh và hiệu quả đem lại khá rõ rệt

Các bài tập tại nhà cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm

Ngoài phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên luyện tập tại nhà với một số bộ môn phù hợp. Việc luyện tập giúp kích thích sự vận động của cột sống, giúp cơ thể dẻo dai và linh hoạt hơn. 

Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo bài tập đơn giản tại nhà sau đây:

  • Tập xà đơn: Khởi động kỹ càng trước khi luyện tập tránh biểu hiện chuột rút, co cơ. Lưu ý trong quá trình lên xuống xà cần chú ý không nhảy lên hoặc nhảy xuống tránh ảnh hưởng đến đĩa đệm. Trong quá trình luyện tập, kết hợp hít thở đúng cách và thả lỏng cơ thể, không gồng quá sức
  • Bài tập nâng người: Nằm ngửa trên sàn, đầu gối co và hóp bụng lại. Để thẳng hai tay, dùng sức mông nâng lên cao, để thẳng lưng. Giữ nguyên khoảng 5s rồi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại các động tác trên vài lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh việc tự luyện tập, người bệnh cũng có thể tìm kiếm và tham gia một số lớp tập dành cho đối tượng bị thoát vị đĩa đệm. Trong đó, luyện tập bộ môn yoga là hợp lý và phù hợp nhất với người có bệnh xương khớp

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng mẹo dân gian

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, người bệnh cũng có thể tham khảo các mẹo điều trị trong dân gian.

Đa số các mẹo này đều là bài thuốc truyền miệng, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả. Do đó, người bệnh cũng cần lưu ý khi áp dụng, tránh lạm dụng khi bệnh ở mức độ nặng

  • Đắp ngải cứu trị thoát vị đĩa đệm: Rang nóng một nắm ngải cứu và một nắm muối. Cho toàn bộ hỗn hợp vào khăn vải sạch, đắp lên vùng lưng có tình trạng thoát vị đĩa đệm đến khi hỗn hợp nguội. Có thể lặp lại vài lần để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất
Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu
Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu
  • Bài thuốc từ cây đinh lăng: Giã nhuyễn một nắm lá đinh lăng và đắp lên vùng bị đau nhức trong vòng 30 phút. Sau đó, người bệnh nên tắm với nước ấm để phát huy tác dụng của bài thuốc
  • Bài thuốc với lá lốt: Rửa sạch lá lốt (4-5 lá), giã nát và chắt lấy nước cốt. Hòa với một lượng sữa bò vừa đủ, khuấy đều và uống hàng ngày. Bài thuốc này giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm tương đối hiệu quả.

Bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc “Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”. Với bệnh lý ngày, điều trị càng sớm càng hiệu quả, giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau cũng như ngăn ngừa biến chứng.

Thông tin hữu ích: Các Loại Thuốc Chữa Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Array

Top 7 Bài Tập Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5 Hiệu Quả Nhất

Bài tập thoát vị đĩa đệm l4 l5 có khả năng hỗ trợ điều trị và phục hồi bệnh lý. Khi người bệnh tập đúng kỹ thuật với tần suất...

Xương Quai Xanh: Cấu Tạo, Chức Năng, Làm Thế Nào Để Có

Xương quai xanh hay chính là xương đòn là chiếc xương nằm gần dưới bả vai. Nhiều người coi đây...

Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể

Bộ xương người là một trong những bộ phận không thể tách rời khỏi cơ thể. Xương đảm đương nhiều...

Thuốc đóng gói dạng cao mới dễ sử dụng và mang theo

Công Dụng Của Bài Thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang Và Địa Chỉ Bán Thuốc

Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang không còn xa lạ với nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài...

Xương Chũm: Cấu Tạo, Vị Trí, Đặc Điểm Và Chức Năng Chính

Xương chũm là xương có kích thước nhỏ, nằm ở vùng xương thái dương, đóng vai trò rất quan trọng....

Bộ 3 thuốc Gout Đỗ Minh

Bài Thuốc Gout Đỗ Minh: Trị Sưng Đau, Hạ Axit Uric [HIỆU QUẢ ĐÃ KIỂM CHỨNG]

Gout Đỗ Minh là bài thuốc đặc trị bệnh gout do nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường nghiên...