Bị Nấm Candida Có Thai Được Không? Làm Gì Để Tăng Khả Năng Thụ Thai?
Nấm candida là nguyên nhân gây viêm phụ khoa hàng đầu hiện nay. Ở điều kiện bình thường, nấm men trú ngụ tại bộ phận sinh dục nhưng không gây bệnh. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch suy giảm, độ pH trong âm đạo thay đổi sẽ khiến số lượng vi khuẩn và nấm men tăng lên, gây ra các bệnh phụ khoa. Vậy người bị nấm candida có thai được không? Tìm hiểu bài viết dưới đây của Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc để biết được câu trả lời.
Bị nấm candida có thai được không?
“Bị nấm candida có thai được không” là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều người bệnh hiện nay. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bị nhiễm nấm candida KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến khả năng sinh sản. Bệnh cũng ít khi gây vô sinh hay sẩy thai.
Trừ trường hợp bệnh nhân cùng lúc bị nhiễm trùng sinh dục do các nguyên nhân khác như: Mắc bệnh lậu, nhiễm Chlamydia trachomatis, nhiễm lao… Khi đó người bệnh sẽ bị viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng dẫn đến khó thụ thai, vô sinh hoặc sẩy thai.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi nếu bị nhiễm nấm candida nghiêm trọng và tái phát nhiều lần sẽ khiến hệ vi sinh bên trong âm đạo bị mất cân bằng. Đồng thời hiện tượng nhiễm trùng cũng làm thay đổi độ đặc của chất nhầy ở cổ tử cung, khiến cho tinh trùng khó vượt qua cổ tử cung để tiếp cận với trứng.
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng nấm men đều được điều trị khỏi bằng thuốc chỉ sau 1-2 tuần sử dụng. Vì vậy nếu bệnh nhân đi khám càng sớm thì thời gian điều trị sẽ càng được rút ngắn lại.
Kế hoạch điều trị nấm candida giúp tăng khả năng mang thai
Các bác sĩ sản khoa cho biết, mặc dù nhiễm nấm candida vẫn có khả năng thụ thai. Thế nhưng tỷ lệ thụ thai thành công sẽ giảm đi đáng kể nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Vì vậy để tăng khả năng có con, người bệnh cần chú ý đến những vấn đề như sau:
Những việc người bệnh nên làm
Nếu bạn đang bị nhiễm nấm candida và có kế hoạch mang thai thì cần chú ý thực hiện những vấn đề như sau:
Dùng thuốc theo chỉ định
Để điều trị nấm candida, người bệnh cần đi khám bác sĩ để nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Một số loại thuốc được chỉ định dùng cho những người bị nhiễm nấm candida bao gồm:
- Thuốc kháng sinh đường uống: Fluconazole, Doxycyclin, Clindamycin,…
- Thuốc bôi tại chỗ: Clotrimazole, Econazole, Miconazole,…
- Thuốc đặt phụ khoa: Polygynax, Sadetab, Mycogynax,…
Những loại thuốc này cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng. Người bệnh không được tùy tiện mua thuốc về dùng để tránh làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.
Xem thêm: Top 7 Thuốc Bôi Trị Nấm Candida Vùng Kín Dứt Điểm Cho Người Bệnh
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Song song với việc dùng thuốc, người bệnh cần chú ý tới việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Bởi bộ phận này có đặc điểm là luôn ẩm ướt, dễ bị ra khí hư. Do đó nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm nấm ngứa, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men phát triển.
Một số vấn đề người bệnh cần chú ý thực hiện như sau:
- Rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh có độ pH dịu nhẹ mỗi ngày 1 lần.
- Khi tắm hoặc đi vệ sinh xong cần lau khô vùng kín rồi mới mặc quần áo.
- Thay quần lót mỗi ngày 2 lần, nên giặt bằng tay và phơi khô trước ánh nắng mặt trời.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng góp phần vào việc điều trị nấm candida và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy để tăng khả năng thụ thai trong giai đoạn điều trị, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh theo gợi ý sau:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, probi.
- Uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày các loại nước ép trái cây.
- Tích cực sử dụng những loại thực phẩm có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, ngừa nấm như hành, tỏi, nghệ, mật ong, dầu dừa,…
- Chế độ ăn low-carb bằng cách tích cực sử dụng rau xanh, cá, trứng, đậu lăng, các loại hạt, thịt gia cầm và thịt bò.
- Nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc và hấp.
Tìm hiểu thêm: Bị Nấm Candida Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Tập luyện thể dục
Tập luyện thể dục không chỉ giúp người bệnh nâng cao đề kháng để chống chọi lại với bệnh tật, mà còn giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe của buồng trứng và hỗ trợ khả năng thụ thai tự nhiên. Một số bài tập người bệnh nên tích cực tập luyện bao gồm: Bơi lội, yoga, khiêu vũ, đi bộ nhanh…
Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, việc tập luyện với cường độ cao cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy mỗi ngày người bệnh chỉ cần dành ra khoảng 30-45 phút để tập và mỗi tuần tập từ 3-4 buổi là đủ.
Những việc không nên làm
Ngoài những việc nên làm, người bệnh cũng cần hạn chế những điều sau:
Không tự ý điều trị tại nhà
Nhiều người có tâm lý e ngại không muốn đi khám phụ khoa nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn dùng thuốc không đúng bệnh hoặc áp dụng các mẹo dân gian mà không có sự tham vấn từ người có chuyên môn. Việc điều trị sai cách sẽ làm tăng sự phát triển của nấm, gây ra tình trạng kháng thuốc. Từ đó khiến các vấn đề viêm nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh những loại thực phẩm nên sử dụng, người bệnh cần hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm sau:
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, đồ ăn chứa nhiều đường.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và bất kỳ chất kích thích nào khác.
- Không ăn thức ăn có dấu hiệu bị mốc, hư hỏng, hết hạn sử dụng.
Hạn chế căng thẳng stress
Căng thẳng stress không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho nấm phát triển mà còn khiến cho hormone trong cơ thể bị thay đổi. Các nhà khoa học cho biết, mối liên hệ giữa căng thẳng áp lực và tình trạng nhiễm nấm candida phụ thuộc vào hormone cortisol (được tiết ra khi não bộ căng thẳng).
Khi người bệnh bị stress kéo dài, nồng độ cortisol tăng cao khiến lượng đường trong máu cũng sẽ tăng theo, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển. Vì vậy người bệnh nên hạn chế căng thẳng stress bằng cách thiền định, tập yoga và đi ngủ sớm.
Chú ý tới các sản phẩm vệ sinh không phù hợp
Sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi hương mạnh cho vùng kín sẽ gây ra một số vấn đề viêm nhiễm, bao gồm cả nhiễm nấm candida. Các sản phẩm có hương thơm sẽ gây kích ứng và làm mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên trong âm đạo, làm cho nấm candida dễ dàng phát triển.
Thay vào đó, người bệnh nên dùng các loại dung dịch có độ pH dịu nhẹ, lành tính như: Dạ Hương Lavender, Saforelle, Canesten Sensicare Calm, Natural Feminine Curcumin Wash, Femfresh Soothing Wash, Perfecta Femina SOS, Lactacyd Pro Sensitive,….
Phòng ngừa bệnh nấm candida
Để phòng ngừa nhiễm nấm candida cả trước và trong thời điểm mang thai, người bệnh cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Luôn giữ cho âm đạo sạch sẽ, khô thoáng bằng cách rửa nước muối loãng, sau đó lau khô lại bằng khăn bông mềm.
- Mặc đồ lót với chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, không mặc quần lót quá chật sẽ gây bí bách khó chịu. Nên thay quần lót mỗi ngày và mua quần mới sau 3 tháng sử dụng.
- Không dùng chung khăn tắm, đồ lót, quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác để tránh bị lây nhiễm chéo.
- Trong thời kỳ kinh nguyệt bạn nên thay băng vệ sinh khoảng 3 tiếng một lần, chọn loại băng có độ thấm hút cao, không dùng loại có mùi quá thơm do hóa chất.
- Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không nên thụt rửa vào sâu bên trong và lau khô lại bằng khăn bông sạch.
- Khi quan hệ tình dục nên dùng bao cao su, nếu người bệnh đang trong thời gian điều trị thì không nên quan hệ dưới bất kỳ hình thức nào.
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị nấm candida có thai được không? Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên chủ động đi khám bác sĩ từ sớm để được điều trị bệnh kịp thời.
Bài viết hấp dẫn: Nấm Candida Có Tự Khỏi Không? Hướng Dẫn Phòng Ngừa Và Điều Trị Bệnh