Xương Quai Xanh: Cấu Tạo, Chức Năng, Làm Thế Nào Để Có

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpNguyên Trưởng khoa Xương Khớp Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Xương quai xanh hay chính là xương đòn là chiếc xương nằm gần dưới bả vai. Nhiều người coi đây là biểu tượng của sự thu hút, đặc biệt là ở phái nữ. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng cũng như cách chăm sóc xương đòn, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Xương quai xanh là gì?

Mỗi người trưởng thành sẽ có 2 xương quai xanh, cấu tạo dài, thuộc chi trên, tạo nên phần trước của bờ vai con người. Hình dáng xương hơi cong gần giống như hình chữ S, chúng ta có thể dễ dàng nhìn và sờ thấy xương quai xanh nổi rõ dưới da. Theo quan niệm thẩm mỹ, xương quai xanh vàng lộ rõ thì người đó có thân hình càng cân đối, thậm chí là gầy.

Xương quai xanh
Xương quai xanh

Xương quai xanh còn gọi là xương đòn, vì có nhiệm vụ kết nối cánh tay hai bên với phần còn lại của bộ xương cơ thể người, giống như một “đòn gánh” chịu lực, nâng đỡ toàn bộ vùng cánh tay. Thân xương khá dẹt, kết hợp với xương vai tạo thành đai vai, nguyên lý hoạt động của xương đòn cũng không khác gì một chiếc móc treo chịu lực.

Cấu tạo xương đòn

Kích thước trung bình của xương quai xanh ở người Việt Nam trưởng thành là:

  • Chiều dài: khoảng 13,75 cm.
  • Chu vi: khoảng 3,73 cm.

Xương đòn là một xương mạnh, chắc chắn, có cấu tạo đơn giải với thân xương, hai đầu xương, kết nối với các xương khác bằng 2 khớp nối. Cụ thể như sau:

  • Phần thân xương: Thân xương quai xanh có cấu tại 2 mặt, là mặt trên và mặt dưới. Trong mỗi mặt sẽ được chia thành phía trong và phía ngoài. Trong đó, phía ngoài mỗi mặt có cấu tạo gồ ghề, còn phía trong thì lại tương đối trơn nhẵn. Phần mà chúng ta thấy lồi lên và sờ được dưới da chính là phần nhẵn này. Mặt dưới của xương hầu như đều có cấu tạo gồ ghề, có một vết ấn nằm ở phía trong, và phía ngoài thì có củ nón.
  • Hai đầu xương: Bên phía trong xương là đầu ức, và ở ngoài là đầu cùng vai. Đầu ức có cấu tạo to và dày, kết nối với phần xương ức. Trong khi đó, đầu cùng vai khá dẹt, có chức năng kết nối với mỏm cùng xương vai.
Vị trí của xương đòn
Vị trí của xương đòn

Xương quai xanh tiếp nối với các loại xương khác thông qua hai khớp nối, tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh ở phần chi trên. Cụ thể:

  • Khớp cùng vai – đòn: Vị trí mỏm cùng vai của xương bả vai kết hợp với đầu ngoài của xương đòn chính là khớp cùng vai – đòn.
  • Khớp ức – đòn: Vị trí đầu trong xương đòn khớp nối với xương ức ở ngay trước ngực của bạn được gọi là khớp ức – đòn.

Chức năng của xương đòn

Xét về mặt thẩm mỹ, xương quai xanh có công dụng “làm đẹp” cho dáng người của chị em. Xét về mặt y học, xương đòn có các chức năng chính như sau:

  • Chức năng chịu lực: Xương đòn là bộ phận chịu lực chính, nâng đỡ vùng vai và cánh tay. Xương tạo ra vòng tròn kết nối giữa xương vai, xương quai xanh với xương ức ở vùng trên của cơ thể. Để hệ thống xương có thể di chuyển linh hoạt thì xương đòn vừa phải hoạt động như một thanh chắn vừa có vai trò là một thanh gắn kết. Nhờ vậy mà lực truyền được phân bố hợp lý, phạm vi vận động của vai được mở rộng, áp lực không tập chung vào một chỗ gây sức ép lên cánh tay.
  • Chức năng bảo vệ: Để các chi trên có thể hoạt động linh hoạt, mở rộng hết cỡ ra khỏi cơ thể thì phải cần đến sự giúp đỡ của xương quai xanh. Xương có vai trò hỗ trợ và giữ gìn cấu trúc thần kinh phức tạp, từ đó bảo vệ hiệu quả hệ thống mạch máu quan trọng ở vùng nách và vùng hạ đòn. Khi xương đòn kết hợp với các xương sườn, lồng ngực sẽ được củng cố, tạo thành một khung xương chắc chắn, bảo vệ hiệu quả tim và phổi, ngăn cản lực tác động từ bên ngoài gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng.
  • Chức năng móc treo: Xương đòn ở phía trước kết hợp với xương bả vai ở phía sau, tạo thành đai vai để treo và nâng cả cánh tay.

Cách làm đẹp xương quai xanh ở phái nữ

Như chúng ta đều biết, hiện nay xương quai xanh đã trở thành một trong những tiêu chí đánh giá về vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhiều người mong muốn có được xương quai xanh đẹp, nhưng không phải ai cũng biết được cách chăm sóc và duy trì vẻ đẹp cho loại xương này.

Luyện tập là một cách làm đẹp xương quai xanh hiệu quả
Luyện tập là một cách làm đẹp xương quai xanh hiệu quả

Xương quai xanh thế nào đẹp?

Xương quai xanh được cho là đẹp khi đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Xương dài, mảnh, uốn cong tạo nên sự hấp dẫn.
  • Hai bên xương đều nhau, không bị lệch bên to bên nhỏ.
  • Xương quai xanh hiện rõ dưới lớp da nhưng không bị thô to.

Một số bài tập làm đẹp xương quai xanh

Nhiều người lựa chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để để có xương quai xanh quyến rũ hơn. Nhưng trong thực tế, bạn có thể sở hữu vóc dáng cuốn hút nhờ vào 10 phút tập xương quai xanh mỗi ngày. Các bài tập thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Phương pháp massage làm đẹp xương
Phương pháp massage làm đẹp xương
  • Tập thể dục toàn thân: Vóc dáng của bạn càng săn chắc thì xương quai xanh càng hiện rõ, vì vậy hãy kiên trì luyện tập để sở hữu thân hình khỏe mạnh không có mỡ thừa. Các bài tập đơn giản nhất là bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, yoga,… kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.
  • Bài tập cho cổ và bả vai: Việc tập cổ và ngực giúp thư giãn phần trên, giải quyết tình trạng gù lưng ảnh hưởng đến vóc dáng. Duy trì thói quen vận động cổ và bả vai thường xuyên sẽ nhanh chóng làm phần xương quai xanh nổi bật lên. Bạn chỉ cần xoay cổ như lúc khởi động để chơi thể thao, sau đó thực hiện xoay bả vai theo vòng tròn về phía sau. Thực hiện liên tục 10-15 lần và đổi chiều xoay ngược lại là được.
  • Bài tập cho cơ ngực: Bạn thực hiện ngồi xếp bằng trên thảm, nâng cả 2 vai để xương đòn nhô ra. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thả lỏng, thực hiện liên tục 8-10 lần.
  • Bài tập kéo dãn cơ bắp tay: Bài tập này giúp căng giãn cơ vùng lưng, vai, bắp tay và thư giãn cơ bụng, làm lộ xương quai xanh. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần đứng thẳng, chân mở rộng và đưa 2 cánh tay lên cao. Gập khuỷu tay trái lại, dùng bàn tay phải để giữ khuỷu tay trái, nhẹ nhàng kép về phía đầu. Giữ tư thế khoảng 15-20 giây và thực hiện tương tự với bên ngược lại.
  • Bài tập chống đẩy: Là bài tập cường độ cao mang lại nhiều lợi ích, vừa cải thiện khối cơ vừa nâng cao sức khỏe tim mạch. Bạn hãy kiên trì chống đẩy liên tục khoảng 15-20 lần, thực hiện mỗi ngày sẽ thấy dáng người được cải thiện, đứng thẳng hơn và xương quai xanh lộ rõ hơn.
  • Phương pháp massage: Bạn dùng đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa của tay để tạo thành chữ V, đặt vào bên phải phần xương quai xanh. Thực hiện kéo nhẹ từ từ từ trong vài phút và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Một số vấn đề và bệnh lý thường xảy ra ở xương đòn

Nếu xương đòn bị tổn thương có thể khiến cơ thể mất cân bằng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu tạo của cơ thể. Một số chấn thương và vấn đề có thể xảy ra ở xương quai xanh như sau:

Gãy xương đòn
Gãy xương đòn
  • Gãy xương quai xanh: Là loại chấn thương vùng vai phổ biến nhất, đa số trường hợp đều bị gãy ở khoảng ⅓ giữa xương. Nguyên nhân chính là do va chạm mạnh, tai nạn giao thông,…. Hậu quả là gây tổn thương màng phổi, tổn thương thần kinh hoặc mạch máu. Xương đòn khá dễ lành nên sẽ không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng khi bị gãy sẽ gây đau nghiêm trọng, không thể nâng hoặc cử động cánh tay. Cách điều trị chính là điều trị bảo tồn đối với trường hợp đơn giản và phẫu thuật trong trường hợp phức tạp.
  • Viêm khớp AC: Viêm khớp xương quai xanh mãn tính thường xảy ra khi sụn bảo vệ xương bị thoái hóa, bắt nguồn từ chấn thương hoặc nhiễm trùng ở các khớp bất kỳ. Sau đó vi khuẩn lây truyền qua đường máu và di chuyển đến gây viêm khớp AC. Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc chống viêm và vật lý trị liệu. Nếu không có hiệu quả sẽ phải xem xét đến phương pháp phẫu thuật.
  • Thoái hóa khớp cùng vai đòn: Khớp ở vị trí cuối xương đòn bị thoái hóa khi phải chịu một lực lớn tác động lên trong thời gian dài, biến chứng nguy hiểm có thể làm tiêu biến xương. Đa số người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khớp sưng, khó vận động, nghe thấy tiếng lạo xạo, khó giơ tay và cử động khớp vai,… Phương pháp giảm đau tạm thời là chườm lạnh và uống thuốc giảm đau. Nếu tình trạng nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ nơi bị thoái hóa ở đầu cuối xương đòn.
  • Trật khớp xương ức: Thường xảy ra khi xương ức và xương quai xanh bị lệch khỏi vị trí thông thường, làm ảnh hưởng đến khí quản và các mạch máu chính. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy hô hấp, hạn chế lưu thông máu và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cách điều trị thường được áp dụng là nẹp và sử dụng thuốc chống viêm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ phải nắn khớp rồi định vị lại.

Phương pháp bảo vệ xương đòn

Chúng ta không thể ngăn cản các tai nạn gây tác động cho xương đòn, nhưng có thể thực hiện các phương pháp tăng cường sức khỏe và độ chắc của xương. Trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Bổ xung chế độ ăn giàu Vitamin D giúp cải thiện sức khỏe của xương
Bổ xung chế độ ăn giàu Vitamin D giúp cải thiện sức khỏe của xương
  • Phòng tránh tai nạn lao động bằng cách trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách khi làm việc.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, cẩn thận thi tham gia giao thông để hạn chế tai nạn.
  • Trước khi luyện tập và chơi thể thao cần khởi động kĩ tất cả các khớp, trong quá trình chơi không cố ý tấn công hoặc gây chấn thương cho đối thủ.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho xương.
  • Tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ trong các trường hợp chấn thương do vận động.

Trên đây là tổng hợp thông tin về cấu tạo, vị trí, chức năng, phương pháp chăm sóc và làm đẹp xương quai xanh. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về xương này, cũng như biết cách để sở hữu xương quai xanh khỏe đẹp.

Xương Chũm: Cấu Tạo, Vị Trí, Đặc Điểm Và Chức Năng Chính

Xương chũm là xương có kích thước nhỏ, nằm ở vùng xương thái dương, đóng vai trò rất quan trọng....

Thuốc đóng gói dạng cao mới dễ sử dụng và mang theo

Công Dụng Của Bài Thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang Và Địa Chỉ Bán Thuốc

Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang không còn xa lạ với nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài...

Bộ Xương Người Có Mấy Phần, Cấu Tạo Và Chức Năng Cụ Thể

Bộ xương người là một trong những bộ phận không thể tách rời khỏi cơ thể. Xương đảm đương nhiều...

Bộ 3 thuốc Gout Đỗ Minh

Bài Thuốc Gout Đỗ Minh: Trị Sưng Đau, Hạ Axit Uric [HIỆU QUẢ ĐÃ KIỂM CHỨNG]

Gout Đỗ Minh là bài thuốc đặc trị bệnh gout do nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường nghiên...

Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Các Mẹ Cần Biết

Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng báo hiệu chiều cao của bé trong tương...