7 Phương Pháp Xét Nghiệm Giang Mai Cho Từng Giai Đoạn Bệnh
Xét nghiệm giang mai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến những xét nghiệm này, giúp cả 2 giới có thêm kiến thức hữu ích.
Xét nghiệm giang mai là gì? Ai nên thực hiện?
Xét nghiệm giang mai là một giải pháp giúp chẩn đoán sớm các trường hợp nghi nhiễm bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị và ngăn ngừa lây lan ra cộng đồng.
Những đối tượng cần thực hiện xét nghiệm bao gồm:
- Người quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn, có nhiều bạn tình, bạn tình nghi bị giang mai.
- Người đang mắc bệnh xã hội khác như bệnh lậu, HIV/AIDS, sùi mào gà,… vẫn quan hệ tình dục có nguy cơ bị giang mai cao.
- Tất cả phụ nữ cần xét nghiệm bệnh trong lần đầu thăm khám tiền sản.
- Trường hợp phụ nữ mang thai nguy cơ bị giang mai cao cần xét nghiệm bệnh tại các cột mốc gồm: Ngay thời điểm nghi nhiễm, thai được 28 tuần và trước khi sinh nở.
Bên cạnh đó, những người xuất hiện triệu chứng dưới đây cần thực hiện xét nghiệm bệnh giang mai:
- Cơ thể xuất hiện vết loét nhỏ, không mủ, không đau, đặc biệt ở bộ phận sinh dục, hậu môn.
- Phát ban, mẩn đỏ trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, kèm cảm giác đau cơ, đau đầu, đau xương khớp, đau họng.
- Sốt cao, mệt mỏi.
- Sụt cân bất thường.
- Tóc rụng từng mảng.
Tìm hiểu các xét nghiệm bệnh giang mai phổ biến
Để chẩn đoán chính xác bệnh giang mai, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Syphilis TP test nhanh
Que test nhanh giang mai có tên TP syphilis, được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám hiện nay nhằm mục đích phát hiện kháng thể Treponema pallidum có trong huyết thanh hoặc huyết tương.
Quy trình thực hiện:
- Lấy máu từ tĩnh mạch, đựng vào ống có có chứa EDTA.
- Đặt que test lên mặt phẳng, lột tấm bảo vệ theo chiều mũi tên như hướng dẫn.
- Dùng pipet hút mẫu thử đã chuẩn bị trong ống nghiệm, nhỏ vào vị trí được hướng dẫn trên que thử. Chờ 15 phút và đọc kết quả.
Ưu điểm của phương pháp:
- Cung cấp kết quả nhanh, chỉ trong khoảng 15 phút.
- Cách dùng que test đơn giản, có thể thực hiện tại chỗ, không cần phụ thuộc máy móc phức tạp.
- Phương pháp test linh hoạt, có thể dùng mẫu thử bằng máu toàn phần, huyết tương hoặc huyết thanh.
Nhược điểm: Một số ít trường hợp cho kết quả sai nên cần xác nhận thêm bằng xét nghiệm khác.
Soi kính hiển vi trường tối
Phương pháp soi kính hiển vi trường tối được chỉ định trong trường hợp bệnh phát triển giai đoạn đầu. Lúc này xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập sâu vào trong cơ thể nên bệnh phẩm có thể lấy từ dịch niệu đạo, dịch âm đạo hoặc dịch từ các vết loét trên cơ thể.
Quy trình thực hiện:
- Lấy bệnh phẩm và đặt lên lam kính, bác sĩ soi bởi kính hiển vi nền đen.
- Xét nghiệm sẽ thấy rõ hình thành và trạng thái chuyển động của xoắn khuẩn giang mai nếu có.
Ưu điểm của phương pháp: Cho kết quả nhanh và phát hiện được lập tức xoắn khuẩn giang mai.
Nhược điểm:
- Độ chính xác của kết quả sẽ phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của người thực hiện.
- Một số trường hợp âm tính giả do lấy sai mẫu bệnh phẩm.
- Dễ bị nhầm Treponema Pallidum với các xoắn khuẩn cùng họ Treponema.
Xét nghiệm RPR
Đây là xét nghiệm huyết thanh không dùng treponemal để sàng lọc giang mai, hoạt động theo nguyên lý phát hiện kháng thể phản ứng trong huyết thanh và huyết tương. Xét nghiệm RPR được sử dụng khi bệnh đang chuyển sang giai đoạn 2. Bên cạnh đó, RPR cũng có tác dụng theo dõi khả năng đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị.
Quy trình thực hiện:
- Người bệnh ngồi thoải mái, y ta buộc ống cao su quanh cánh tay và tiến hành lấy máu tĩnh mạch.
- Mẫu máu sẽ được gửi sang phòng thí nghiệm để tiến hành xét nghiệm đúng quy trình.
Ưu điểm: Phương pháp thực hiện nhanh chóng, ít xâm lâm, ít gây rủi ro cho người bệnh.
Nhược điểm: Trường hợp bị giang mai giai đoạn 1 có thể âm tính hoặc dương tính giả.
Xét nghiệm VDRL
VDRL là xét nghiệm dùng để sàng lọc, theo dõi diễn biến bệnh giang mai. Đây là một trong những xét nghiệm được nhiều bệnh viện, phòng khám uy tín áp dụng hiện nay để chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Phương pháp xét nghiệm máu giang mai hoặc dịch tủy sống của bệnh nhân.
Quy trình thực hiện:
- Sử dụng thuốc thử gồm hỗn hợp lecithin, cardiolipin và cholesterol trộn với dịch tủy não chưa đun nóng hoặc huyết thanh đun nóng.
- Kháng thể IgG hoặc IgM phản ứng với kháng nguyên lipid sẽ xuất hiện phản ứng vón cục.
Ưu điểm của phương pháp:
- Độ chính xác cao.
- An toàn sức khỏe.
- Chi phí phải chăng.
Nhược điểm: Trường hợp bị giang mai giai đoạn 1 có thể âm tính hoặc dương tính giả nên cần thực hiện thêm phương pháp xét nghiệm khác.
Xét nghiệm dịch não tủy CSF
Nếu nghi ngờ người bệnh đã bị giang mai, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng đến thần kinh và não, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm dịch não tủy CSF thông qua cách chọc dò tủy sống.
Quy trình thực hiện:
- Bác sĩ yêu cầu người bệnh nhịn đói trong một khoảng thời gian nhất định và đi tiểu tiện để làm sạch ruột, bàng quang.
- Bệnh nhân nằm nghiêng người trên giường, co chân và gập người sau cho đầu gối và cằm cổ chạm vào ngực.
- Tiến hành sát khuẩn, tiêm thuốc gây tê da.
- Sử dụng kim tiêm chọc vào 2 đốt thắt lưng của người bệnh để lấy dịch tủy não. Khi đã lấy lượng lượng đủ theo yêu cầu sẽ đem đi xét nghiệm.
- Lưu ý, bệnh nhân cần giữ nguyên tư thế trong quá trình lấy dịch tủy, sau khi thực hiện xong cũng cần nằm trong 1 – 2 tiếng để tránh đau đầu.
Xét nghiệm TPHA
Xét nghiệm TPHA được chỉ định thực hiện nhằm mục đích phát hiện sự tồn tại của xoắn khuẩn giang mai trong huyết thanh từ máu người bệnh. Xét nghiệm dựa trên nguyên lý phản ứng ngưng kết , bao gồm 2 loại xét nghiệm gồm:
- Xét nghiệm TPHA định tính: Xét nghiệm thử phản ứng nhằm kiểm tra cơ thể có kháng lại xoắn khuẩn không. Thời gian cho kết quả khoảng 24 tiếng.
- Xét nghiệm TPHA định lượng: Xét nghiệm định lượng giang mai kiểm tra nồng độ kháng thể trong huyết thanh người bệnh. Qua đó bác sĩ chẩn đoán giai đoạn bệnh và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm nước ối bà bầu
Cách xét nghiệm giang mai này được chỉ định bổ sung trong trường hợp thai phụ nghi ngờ mắc bệnh giang mai. Xét nghiệm nước ối nhằm kiểm tra xoắn khuẩn giang mai đã lây truyền sang thai nhi chưa.
Ưu điểm của phương pháp:
- Phương pháp có độ chính xác cao, có thể thực hiện từ tuần 14 đến tuần 20 của thai kỳ.
- Kết quả chính xác, giúp thai phụ chủ động kiểm soát được sức khỏe.
- Ngoài ra, khi thai phụ thực hiện xét nghiệm này sẽ giúp phòng ngừa, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm cho thai nhi và ngăn ngừa giang mai bẩm sinh.
Xét nghiệm giang mai sau bao lâu có kết quả?
Nhiều người băn khoăn kết quả xét nghiệm giang mai sau bao lâu thì chính xác. Bác sĩ cho biết, có nhiều yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm. Bao gồm:
Phương pháp xét nghiệm
Xét nghiệm bệnh giang mai bằng cách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian nhận kết quả. Theo khảo sát, thời gian có kết quả của một số phương pháp xét nghiệm phổ biến như sau:
- Soi kính hiển vi trường tối: Thời gian thực hiện chỉ mất từ 15 – 20 phút.
- Xét nghiệm RPR: Thời gian xét nghiệm chỉ mất từ 10 – 15 phút.
- Xét nghiệm TPHA: Thời gian nhận kết quả xét nghiệm thường từ 1 – 2 ngày.
Đơn vị y tế
Thời gian cho kết quả xét nghiệm giang mai sẽ có sự khác nhau giữa các đơn vị y tế. Đối với những địa chỉ chuyên khoa uy tín, đáp ứng chất lượng về mặt yếu tố nhân lực và vật lực, chắc chắn thời gian cho kết quả chỉ số xét nghiệm giang mai trong thời gian ngắn. Ngược lại, các đơn vị y tế chưa đáp ứng các yếu tố trên, sở hữu đội ngũ bác sĩ thiếu kinh nghiệm và trang thiết bị truyền thống, chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian để cho ra kết quả xét nghiệm.
Phụ thuộc mức độ mắc bệnh
Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn, nếu xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh (từ 3 – 90 ngày đầu tiên) sẽ khó phát hiện, cần thực hiện kết hợp một số phương pháp khác để đạt kết quả chuẩn nhất. Do đó, thời gian nhận kết quả xét nghiệm cũng kéo dài hơn bình thường.
Những trường hợp xét nghiệm sau khoảng thời gian ủ bệnh, cơ thể xuất hiện các vết đỏ, viêm loét và triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, xét nghiệm sẽ nhanh cho kết quả hơn.
Chi phí xét nghiệm giang mai
Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền được nhiều người quan tâm. Hiện nay mức chi phí sẽ giao động từ 320.000 VNĐ – 500.000 VNĐ. Tuy nhiên, trên thực tế xét nghiệm giang mai giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Giá xét nghiệm giang mai phụ thuộc đơn vị thực hiện xét nghiệm.
- Phương pháp xét nghiệm.
- Trình độ bác sĩ thăm khám, xét nghiệm.
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất, cần lựa chọn đơn vị y tế uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, có trang bị thiết bị máy móc tiên tiến, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, mức chi phí ở đây sẽ cao hơn so với các đơn vị khác.
Nếu có nhu cầu thăm khám, nên liên lạc trước với các đơn vị để được tư vấn rõ ràng về chi phí, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai chuẩn
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và đọc hết quả, đồng thời hướng dẫn những việc bệnh nhân cần làm sau đó.
Cách đọc kết quả xét nghiệm
Dưới đây, chuyên gia sẽ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai dương tính và âm tính như sau:
Với que test giang mai
- 2 vạch đỏ: Dương tính với giang mai, nghĩa là cơ thể xuất hiện kháng thể chống lại xoắn khuẩn (đã bị mắc bệnh giang mai).
- 1 vạch C: Âm tính với giang mai, nghĩa là cơ thể không có kháng thể chống lại xoắn khuẩn (không mắc bệnh giang mai).
- Không lên vạch: Kết quả không có giá trị.
Đọc kết quả xét nghiệm RPR và VDRL:
- Âm tính: Cơ thể không có xoắn khuẩn giang mai, nghĩa là không mắc bệnh.
- Dương tính: Có nguy cơ cao đã bị giang mai, để cho kết quả chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một số xét nghiệm khác.
Đọc kết quả xét nghiệm TPHA, TPPA:
- Âm tính: Không bị giang mai.
- Dương tính: Đã bị giang mai, cần điều trị sớm.
Cần lưu ý, có rất nhiều trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả dương tính giả. Điều này do nhiều yếu tố tác động như giai đoạn mắc bệnh sớm, tuổi tác, công nghệ xét nghiệm, tay nghề người thực hiện,… Vì thế, sau khi xét nghiệm lần đầu có kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm sàng lọc khác để kết quả chuẩn xác nhất.
Việc cần làm sau khi khám
Khi kết quả đã có, trường hợp không mắc bệnh, bác sĩ đưa ra các biện pháp an toàn như:
- Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ để giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai.
- Không dùng chung đồ cá nhân như khăn tay, bấm móng tay, bàn chải đánh răng,…
- Kiểm tra định kỳ để chủ động kiểm soát sức khỏe, phát hiện và điều trị sớm nếu không may mắc phải.
Trường hợp chẩn đoán dương tính, người bệnh sẽ cần:
- Thực hiện phác đồ điều trị chuyên sâu bác sĩ đưa ra.
- Tuyệt đối không quan hệ giai đoạn này.
- Kiểm tra định kỳ để bác sĩ nắm bắt được hiệu quả quá trình điều trị. Nếu là thai phụ sẽ cần xét nghiệm mỗi tháng 1 lần để kiểm tra diễn biến bệnh và ngăn chặn biến chứng cho thai nhi.
Nguyên tắc khi thực hiện xét nghiệm
Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ đưa ra những nguyên tắc quan trọng cần thực hiện để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
- Chỉ xét nghiệm bệnh giang mai theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bộ test nhanh tại nhà vì sẽ không đảm bảo kết quả chính xác.
- Trước khi xét nghiệm, cần thông báo rõ ràng, chuẩn xác về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng thường gặp, thông tin về thói quen sinh hoạt. Đặc biệt, cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng gần đây. Bởi một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống co giật,… ảnh hưởng kết quả xét nghiệm.
- Quá trình xét nghiệm và điều trị giang mai có thể xuất hiện các biến chứng. Ví dụ xét nghiệm máu sẽ gây nhiễm trùng, bầm tím da, chảy máu kéo dài,… hoặc xét nghiệm dịch loét gây đau rát, viêm nhiễm, ngứa,… Lúc này cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe và có phương pháp xử lý an toàn.
- Thông thường, khi xét nghiệm bệnh giang mai sẽ không cần nhịn ăn. Tuy nhiên một số trường hợp bác sĩ vẫn yêu cầu điều này tùy theo từng loại xét nghiệm. Do đó, trước khi thăm khám, cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Trước ngày thăm khám, cần vệ sinh cơ thể và bộ phận sinh dục sạch sẽ, không quan hệ trong khoảng 3 – 5 ngày để đảm bảo kết quả chính xác.
Một số câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số câu hỏi khác liên quan được nhiều người thắc mắc:
Xét nghiệm giang mai ở đâu?
Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám đều cung cấp dịch vụ xét nghiệm bệnh lý giang mai và các bệnh tình dục khác. Cần lưu ý lựa chọn các đơn vị y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ trình độ cao và công nghệ máy móc hỗ trợ hiện đại để đảm bảo quá trình xét nghiệm đạt kết quả chuẩn xác nhất.
Nhiễm giang mai bao lâu thì xét nghiệm được?
Bác sĩ cho biết, có thể phát hiện xoắn khuẩn giang mai trong vòng 1 – 2 tuần sau khi săng giang mai xuất hiện. Săng giang mai thường phát triển trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, kết quả sẽ chính xác nhất khi xét nghiệm khoảng 30 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây.
Xét nghiệm giang mai có cần nhịn ăn không?
Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Nhưng trong trường hợp xét nghiệm dịch não tủy CSF, bác sĩ yêu cầu người bệnh nhịn đói trong một khoảng thời gian nhất định và đi tiểu tiện để làm sạch ruột, bàng quang.
Trên đây là thông tin về các phương pháp xét nghiệm giang mai. Ở mỗi giai đoạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm khác nhau, vậy nên, nếu đang nghi nhiễm, bác sĩ khuyến nghị cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.