Khô Khớp Gối Uống Thuốc Gì, Uống Như Thế Nào Đúng Cách?

Bên cạnh việc tìm hiểu chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách, khô khớp gối nên uống thuốc gì cũng là vấn đề được bệnh nhân quan tâm hàng đầu. Trong đó, thuốc Tây y, Đông y và các mẹo dân gian chữa khô khớp gối là các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy công dụng thực sự của những loại thuốc này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này.

Khô khớp gối nên uống thuốc gì?

Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định khô khớp gối nên uống thuốc gì. Do đó, mỗi một nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị kèm thuốc uống khác nhau. Vậy, bị khô khớp gối uống thuốc gì? 

Mục đích chung của việc điều trị khô khớp gối đó là tăng tiết dịch bôi trơn ở khớp, tăng cường khả năng tái tạo của sụn khớp. Đồng thời, giảm các triệu chứng sưng đau và cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân. Theo đó, có ba loại thuốc bệnh nhân khô khớp nên tham khảo như sau: 

Chữa khô khớp gối bằng thuốc Tây y

Dưới đây là một số loại thuốc Tây y chữa khô khớp gối thường được bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc giảm đau khô khớp gối Paracetamol

Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm nóng đỏ vùng khớp gối và các cơn đau khớp gối ở mức nhẹ hoặc trung bình. Là thuốc không kê theo toa, khá an toàn nên người cao tuổi cũng có thể sử dụng. 

Cơ chế hoạt động: đi vào hệ thần kinh trung ương, gây ức chế COX (Enzyme cyclooxygenase) làm giảm sản sinh và tổng hợp Prostaglandin – chất trung gian gây đau khớp gối.  

Tác dụng phụ:  Đau dạ dày, buồn nôn, sốt nhẹ, đắng miệng, nước tiểu sẫm màu. 

Chống chỉ định: Người bị suy gan, vấn đề về tim mạch và phổi, người thiếu máu, thiếu hụt men G6PD.

Khô khớp gối nên uống thuốc gì tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của người bệnh
Khô khớp gối nên uống thuốc gì tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của người bệnh
  • Thuốc giảm đau và tái tạo sụn khớp Glucosamine

Glucosamine là chất nội sinh có tác dụng duy trì mật độ tế bào xương và độ dẻo dai của mô sụn. Tuổi tác càng cao, lượng Glucosamine trong cơ thể càng suy giảm khiến sụn khớp bị khô, thoái hóa.

Bổ sung Glucosamine không những có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp mà còn giúp tái tạo mô sụn bị tổn thương. Đối với người bị khô khớp gối, Glucosamine là hoạt chất giúp kích thích tăng sản sinh dịch nhờn ở khớp, bảo vệ đầu xương và sụn khớp. Từ đó, loại thuốc này giúp tránh những va chạm gây đau, giúp vận động linh hoạt hơn và ngăn ngừa quá trình lão hóa. 

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón, đau đầu, buồn nôn, phát ban 

Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi không nên dùng khi chưa được kê đơn

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không chứa Steroid có cơ chế hoạt động giống với thuốc giảm đau Paracetamol. Tuy nhiên, ngoài khả năng ức chế sản sinh và tổng hợp Prostaglandin, NSAID còn ngăn chặn sự tổng hợp PGF2. Từ đó, các dây thần kinh sẽ giảm khả năng cảm nhận cơn đau từ chất trung gian serotonin và histamine. 

Do vậy, khi Paracetamol không mang lại hiệu quả, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng NSAID (dạng bôi hoặc thuốc uống) 

Tác dụng phụ: Gây các phản ứng trên ruột và dạ dày như viêm loét, xuất huyết và thủng dạ dày. Ảnh hưởng đến tim mạch, gan và thận nếu sử dụng trong thời gian dài. 

Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị viêm loét dạ dày, suy thận, suy gan và hội chứng rối loạn đông máu. 

Trong khô khớp gối, các loại thuốc NSAID được sử dụng bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam,…

Chữa khô khớp gối bằng thuốc Đông y

Thuốc điều trị khô khớp nói chung bằng Đông y vận dụng các vị thuốc quý, không chỉ tác động sâu và trực tiếp vào khớp gối mà còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường vận động.

Theo đó, bài thuốc được kê cho người bệnh sẽ dựa trên mục tiêu là điều trị cơ chế gây bệnh, nguyên nhân và triệu chứng biểu hiện. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị khô khớp gối như sau: 

  • Bài thuốc trị khô khớp gối số 1: Quyên tý thang gia giảm

Dùng cho thể Phong hàn thấp tý

Phép điều trị: thông kinh lạc, trừ thấp, khu phong tán hàn

Triệu chứng: Nóng rát và đau nhức vùng khớp gối bị tổn thương 

Các vị thuốc: Khương hoạt 12g, Hải phong đằng 30g, Độc hoạt 13g, Tang chi 30g, Nhũ hương 8g, Quế chi 12g, Cam thảo 4g, Tân giao 12g, Mộc hương 6g, Đương quy 12g, Kê huyết đằng 30g, Xuyên khung 12g. 

Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 tháng, sắc lấy nước chia làm 2 lần.

Thuốc điều trị khô khớp gối bằng Đông y vận dụng các vị thuốc quý có lợi cho xương khớp
Thuốc điều trị khô khớp gối bằng Đông y vận dụng các vị thuốc quý có lợi cho xương khớp
  • Bài thuốc trị khô khớp gối số 2: Độc hoạt tang ký sinh thang

Dùng cho thể Phong hàn thấp tý thêm huyết hư

Phép điều trị: khu phong tán hàng, thông kinh hoạt lạc, trừ thấp, ích can thận.

Triệu chứng: Vùng khớp gối sưng đỏ, đau nhức, đau nhiều về đêm

Các vị thuốc: Độc hoạt 12g, Ngưu tất 10g, Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 12g, Quế chi 6g, Phòng phong 12g, Phục linh 10g, Tần giao 10g, Xuyên khung 10g, Cam thảo 4g, Đảng sâm 16g, Bạch thược 16g, Đương quy 16g, Thục địa 16g. 

Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần mỗi ngày.

  • Bài thuốc điều trị khô khớp gối số 3: Tam tý thang

Dùng cho thể Phong hàn thấp tý kiêm ký huyết hư 

Các vị thuốc bao gồm: Đỗ trọng 10g, Tục đoạn 12, Quế chi 6g, Phòng phong 12g, Đương quy 16g, Tế tân 8g, Đảng sâm 16g, Bạch linh 10g, Bạch thược 16g, Hoàng kỳ 12g, Ngưu tấy 10g, Cam thảo 5g, Sinh địa 12g, Tần giao 12g, Độc học 12g, Xuyên khung 10g, Sinh khương 3 lát. 

Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần/ ngày.

Khô khớp gối nên uống thuốc gì? Bài thuốc dân gian

Trong việc tìm hiểu khô khớp gối nên uống thuốc gì, bệnh nhân không thể bỏ qua những mẹo dân gian với những “thần dược trong thiên nhiên” rất đỗi quen thuộc xung quanh ta. 

Thuốc chữa khô khớp gối từ rễ cây đinh lăng

Nghiên cứu cho thấy, rễ cây đinh lăng chứa hơn 20 loại axit amin, vitamin cùng saponin có khả năng giảm đau, tăng tuần hoàn máu, giảm sưng viêm giúp cải thiện tình trạng khô khớp gối, khô khớp tay, khô khớp háng hiệu quả. 

Vận dụng các cách chữa khô khớp gối hiệu quả nhờ mẹo dân gian
Vận dụng các cách chữa khô khớp gối hiệu quả nhờ mẹo dân gian

Chuẩn bị nguyên liệu: 20 – 30g rễ cây đinh lăng rửa sạch.

Cách thực hiện: 

  • Đinh lăng đem phơi khô rồi đặt lên nồi sao vàng
  • Cho đinh lăng sao vàng vào nồi sắc thuốc, cùng với khoảng 1l nước
  • Đun nhỏ lửa trong 20 phút
  • Lọc bỏ bã, chia ra uống trong ngày.

Thuốc chữa bệnh khô khớp gối từ lá ngải cứu

Ngải cứu là nguyên liệu quen thuộc có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, giảm sưng khớp. Với thành phần dược tính vượt trội cùng một số chất giảm đau như cholin, adenin, flavonoid, axit amin,…, ngải cứu là vị thuốc đắc lực giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh khô khớp gối. 

Chuẩn bị nguyên liệu: 300g ngải cứu tươi, 2 thìa mật ong 

Cách thực hiện: 

  • Cho ngải cứu đã rửa sạch đem vào cối giã nát.
  • Cho bã vào khăn xô, vắt lấy nước
  • Cho mật ong vào nước cốt ngải cứu, khuấy đều rồi uống
  • Thực hiện để uống 2 lần mỗi ngày vào sau bữa ăn 

Chữa khô khớp gối bằng gừng tươi

Gừng là vị thuốc có tính ấm, vị cay, giúp lưu thông đường huyết, giảm đau nhức khớp, sưng viêm. Nó được ví như vị thuốc Aspirin hay Paracetamol trong Tây y với các chức năng tương tự trong điều trị và giảm tình trạng khô khớp gối. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 100g gừng tươi rửa sạch, 1 chén rượu trắng 

Cách thực hiện: 

  • Củ gừng tươi cạo lấy phần vỏ, đem đi sấy khô để dùng dần 
  • Bỏ vỏ gừng đã sấy vào rượu trắng
  • Người bệnh có thể uống trực tiếp hoặc làm rượu ngâm gừng để xoa bóp bên ngoài khớp gối bị đau. 

Những lưu ý khi uống thuốc chữa khô khớp gối

Ngoài việc tìm hiểu khô khớp gối nên uống thuốc gì, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong điều trị để đạt hiệu quả như sau: 

  • Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ

Dựa trên tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp và loại thuốc phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám, kiểm tra và xét nghiệm tại trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Khô khớp gối nên uống thuốc gì nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ
Khô khớp gối nên uống thuốc gì nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ
  • Không tự ý sử dụng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, lạm dụng hoặc bỏ bớt thuốc trong đơn kê của bác sĩ. Điều này không những ảnh hưởng đến quá trình điều trị, mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. 

  • Thực hiện tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh

Tập yoga, đi bộ, đạp xe, đi bơi, tập dưỡng sinh,… là các bài tập bệnh nhân có thể tham khảo để cải thiện tình trạng khô khớp gối hay khô khớp háng của mình. Tuy nhiên, không nên luyện tập quá sức, lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp và phân chia thời gian tập hợp lý.

  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất tốt cho sụn khớp 

Bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm có lợi cho xương khớp và sụn khớp, tăng tiết dịch như: canh xương ống, sinh tố bơ, cá hồi, đậu bắp,… 

Như vậy, khô khớp gối nên uống thuốc gì phụ thuộc không chỉ vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà còn là thể trạng của mỗi người. Dù với phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Array

Xương Quai Xanh: Cấu Tạo, Chức Năng, Làm Thế Nào Để Có

Xương quai xanh hay chính là xương đòn là chiếc xương nằm gần dưới bả vai. Nhiều người coi đây...

Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần Các Mẹ Cần Biết

Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng báo hiệu chiều cao của bé trong tương...

Thuốc đóng gói dạng cao mới dễ sử dụng và mang theo

Công Dụng Của Bài Thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang Và Địa Chỉ Bán Thuốc

Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang không còn xa lạ với nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài...

Xương Khớp Đỗ Minh: Giải Pháp Đẩy Lùi Các Vấn Đề Xương Khớp – Không xâm lấn

Từ hơn 150 năm trước, Đỗ Minh Đường đã thành công áp dụng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, nhận...

Bộ 3 thuốc Gout Đỗ Minh

Bài Thuốc Gout Đỗ Minh: Trị Sưng Đau, Hạ Axit Uric [HIỆU QUẢ ĐÃ KIỂM CHỨNG]

Gout Đỗ Minh là bài thuốc đặc trị bệnh gout do nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường nghiên...