Hướng Dẫn Điều Trị Giang Mai Dứt Điểm Theo Phác Đồ Bộ Y Tế
Bệnh giang mai nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não bộ, thần kinh, xương khớp và tim mạch. Vậy nên, khi nghi nhiễm hoặc tiếp xúc không an toàn với người bệnh, bác sĩ khuyến nghị cần thăm khám sớm để được điều trị giang mai kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phác đồ điều trị của Bộ Y Tế và giải đáp các câu hỏi liên quan.
Bệnh giang mai có chữa được không?
Trước câu hỏi “bệnh giang mai có điều trị dứt điểm được không?”, các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh giang mai hoàn toàn chữa khỏi được nếu phát hiện bệnh sớm và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh của Bộ Y tế. Những trường hợp giang mai đã tiến triển sang giai đoạn muộn khiến các tổn thương ăn sâu vào tổ chức xương, da, tấn công nội tạng, tim mạch và hệ thần kinh trung ương sẽ khó điều trị và mất rất nhiều thời gian, chi phí để chữa khỏi hoàn toàn.
Do đó, những người có nguy cơ bị lây nhiễm giang mai hoặc những người nghi ngờ bản thân mắc bệnh giang mai cần sớm đến các cơ sở y tế để xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Cụ thể các nhóm nhau:
- Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ an toàn với người bị giang mai hoặc người nghi mắc bệnh giang mai trong khoảng 3 – 90 ngày.
- Vô tình tiếp xúc hoặc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh giang mai.
- Cơ thể xuất hiện các triệu chứng như nổi mụn đỏ, các nốt tròn có nền cứng không đau, không ngứa, cơ quan sinh dục chảy dịch mủ và mùi hôi bất thường.
Phác đồ điều trị giang mai bộ y tế
Hiện nay, cách điều trị giang mai dứt điểm duy nhất là áp dụng phác đồ điều trị của Bộ Y Tế. Phác đồ sẽ dựa vào từng giai đoạn bệnh: Giai đoạn sớm (dưới 2 năm), giai đoạn muộn (trên 2 năm) và dựa theo nhóm đối tượng (người trưởng thành, phụ nữ có thai, bệnh nhân bẩm sinh. Người bệnh chủ yếu điều trị ngoại trú, thường điều trị nội trú sẽ áp dụng cho trường hợp giang mai nặng và giang mai bẩm sinh.
Người trưởng thành
Ở phác đồ cho nhóm đối tượng này, kháng sinh điều trị giang mai cho từng giai đoạn bệnh như sau:
Giang mai sớm (≤ 2 năm): Điều trị giang mai bằng penicillin loại Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị, tiêm bắp liều duy nhất.
Trường hợp không có thuốc benzathin penicillin sẽ thay thế bằng phác đồ với một trong các thuốc sau:
- Procain penicillin loại 1.2 triệu đơn vị: Tiêm bắp 1 lần/ngày trong 10 – 14 ngày.
- Doxycyclin 100mg: Uống 2 lần/ngày, liệu trình kéo dài trong 14 ngày.
- Ceftriaxon 1g: Tiêm bắp 1 lần/ngày, liệu trình kéo dài 10 – 14 ngày;
- Azithromycin 2g: Dùng 1 liều duy nhất đường uống.
Giang mai muộn (>2 năm): Sử dụng Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị, áp dụng phương pháp tiêm bắp sâu, 1 lần/tuần, liên tục trong 3 tuần (thời gian giữa 2 lần tiêm không vượt quá 14 ngày)
Trường hợp không có thuốc benzathin penicillin sẽ thay thế bằng phác đồ với một trong các thuốc sau:
- Procain penicillin loại 1.2 triệu đơn vị: Tiêm bắp 1 lần/ngày trong 20 ngày.
- Điều trị giang mai bằng doxycycline 100mg: Uống 2 lần/ngày, liệu trình kéo dài trong 30 ngày.
Phụ nữ có thai
Phác đồ điều trị giang mai ở phụ nữ có thai như sau:
Giang mai sớm (≤2 năm): Dùng thuốc tiêm bắp Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị với 1 liều duy nhất.
- Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị: Áp dụng tiêm bắp 1 lần/ngày và liệu trình liên tục 10 ngày.
- Erythromycin 500mg: Áp dụng phương pháp uống, liều lượng 4 lần/ngày, liên tục trong 14 ngày
- Ceftriaxon 1g: Áp dụng tiêm bắp 1 lần/ngày và kéo dài liệu trình trong 10 – 14 ngày.
- Azithromycin 2g: Uống duy nhất 1 liều.
Giang mai muộn (>2 năm): Dùng thuốc tiêm bắp Benzathin penicillin 2.4 triệu đơn vị với liệu trình 1 lần/tuần, liên tiếp trong 3 tuần.
Nếu không có benzathin penicillin sẽ thay thế bằng phác đồ sau:
- Procain penicillin 1.2 triệu đơn vị: Áp dụng phương pháp tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày liên tiếp trong 20 ngày.
- Erythromycin 500mg: Áp dụng phương pháp uống 4 lần/ngày liên tiếp trong 30 ngày.
Đối với phụ nữ có thai, tuyệt đối không sử dụng thuốc Doxycyclin vì sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Điều trị giang mai bẩm sinh
Trẻ sơ sinh sau khi có kết quả chẩn đoán bị bệnh giang mai sẽ được tiến hành điều trị theo phác đồ dưới đây:
- Thuốc Benzyl penicillin điều trị giang mai 100.000 – 150.000 đơn vị/kg/ngày: Áp dụng phương pháp tiêm tĩnh mạch chậm, liệu trình kéo dài 10 – 15 ngày
- Thuốc Procain penicillin 50.000 đơn vị /kg/ngày: Liệu trình tiêm bắp kéo dài 10 – 15 ngày
- Thuốc Benzathin penicillin G 50.000 đơn vị/kg/ngày: Áp dụng tiêm bắp, 1 liều duy nhất.
Phương pháp hỗ trợ chữa trị giang mai
Ngoài điều trị với phác đồ của Bộ Y Tế, người bệnh có thể kết hợp một số phương pháp dưới đây để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng hơn
Mẹo dân gian hỗ trợ chữa giang mai
Để tăng cường đề kháng, thúc đẩy tiêu diệt khuẩn giang mai, trong dân gian có một số mẹo dưới đây, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.
- Dùng cây bồ công anh
Trong thành phần của bồ công anh có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B1 giúp tăng cường đề kháng và thúc đẩy phục hồi của các cơ quan, giảm nhẹ triệu chứng bệnh giang mai.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm cây bồ công anh, đem rửa sạch. Nấu 1 nồi cháo trắng bình thường, sau khi cháo sôi thì cho lá bồ công anh vào đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp, múc ra bát thưởng thức.
- Ngải cứu
Trong Đông y ghi chép ngải cứu có tác dụng chống viêm, chống nấm, cầm máu giúp hỗ trợ tiêu diệt khuẩn giang mai. Bên cạnh đó, dược liệu có tác dụng cải thiện các vấn đề về xương khớp, khả năng vận động cho người bệnh mắc bệnh giang mai bị tấn công vào xương khớp.
Cách thực hiện: Chuẩn bị lá ngải cứu, rửa sạch và phơi cho khô. Dùng lá ngải cứu cứu khô pha trà uống hằng ngày.
- Dùng muối
Muối có khả năng sát khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh, sử dụng hằng ngày sẽ ức chế sự phát triển của khuẩn giang mai, thúc đẩy thời gian trị bệnh.
Cách thực hiện: Hòa nước muối tắm từ 2 – 4 lần/tuần, đồng thời nên súc miệng với nước muối vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý trong quá trình chữa bệnh giang mai
Trong quá trình chữa giang mai, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả, an toàn sức khỏe và ngăn chặn bệnh lây lan.
- Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra như: Dùng đúng thuốc, dùng đúng liệu trình, đúng liều lượng, không tự ý thay đổi kháng sinh điều trị giang mai sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả.
- Nếu trong quá trình điều trị, cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như mệt mỏi kéo dài, vàng da, đau đầu, phát ban mẩn ngứa,… bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được tiến hành kiểm tra và có phương pháp điều chỉnh kịp thời.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không quan hệ tình dục để tránh lây truyền xoắn khuẩn sang cho bạn tình.
- Sau khi điều trị thành công giang mai vẫn cần thăm khám định kỳ theo lịch bác sĩ hẹn để kiểm soát tình trạng sức khỏe, có biện pháp kịp thời nếu bệnh giang mai có nguy cơ tái phát.
- Cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm rau củ, trái cây tươi, thịt cá, trứng sữa để tăng cường đề kháng. Đồng thời, tránh xa rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, ma túy vì chúng sẽ khiến triệu chứng giang mai trầm trọng hơn.
- Nâng cao sức khỏe và tăng khả năng tiếp nhận kháng sinh trị bệnh cho cơ thể bằng cách tập thể dục thể dục hằng ngày. Trung bình mỗi ngày nên dành ra từ 30 – 45 phút cho các hoạt động như chạy bộ, tập gym, aerobic,…
Các câu hỏi liên quan
Liên quan đến điều trị giang mai, những vấn đề dưới đây cũng được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chuyen gia Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc giải đáp như sau:
Điều trị giang mai trong bao lâu?
Vấn đề điều trị giang mai bao lâu thì khỏi được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, thời gian điều trị giang mai giai đoạn 1 và điều trị giang mai giai đoạn 2 sẽ giao động khoảng 1 tuần nếu áp dụng đúng phương pháp chữa. Trường hợp giang mai giai đoạn 3, người bệnh sẽ cần nhiều thời gian điều trị hơn do xoắn khuẩn đã tấn công gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng.
Điều trị giang mai bao nhiêu tiền?
Trung bình, chi phí điều trị giang mai sẽ khoảng 6.500.000 VNĐ. Tuy nhiên, trên thực hiến con số này sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh hiện tại, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh, đơn vị thực hiện điều trị,… Do đó, người bệnh cần đến trực tiếp bệnh viện để thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.
Giang mai có tái phát không?
Bác sĩ cho biết, dù có thể điều trị khỏi giang mai, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phái. Vậy nên, người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ, đặc biệt là quan hệ lành mạnh, có những phương pháp bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và bạn tình.
Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị giang mai của Bộ Y Tế, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp hỗ trợ điều trị và những lưu ý quan trọng cho người bệnh. Hy vọng bài viết giúp bạn độc trang bị thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe.